Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

em viết được 8 cái đồng phân của C2H4O2 nhưng ko bít đúng hay ko cũng ko bít gọi tên. Nhờ mấy pro giúp giùm:

  1. CH3 - O - CH = O
  2. CH2OH - CH = O
  3. CH3COOH
  4. HCOOCH3
  5. CH2=CH - O - OH Với 3 cái đồng phần vòng nữa:
  6. Gồm 3 đỉnh lần lượt là: CHOH, CH2, O
  7. Gồm 3 đỉnh lần lượt là: O, O, CH-CH3
  8. Gồm 4 đỉnh lần lượt là: CH2, CH2, O, O

Cái 1 với cái 4 khác nhau ở đâu?

Cái vòng 3 đỉnh số 7 chưa thấy bao giờ.

5,6,8 ít bền, thường chỉ là dạng trung gian trong phản ứng (intermediate substance)

Ở phổ thông thì chỉ cần vẽ 3 cái đầu thôi mình nghĩ là ok rồi.

cho mình hỏi làm sao để bik 1 CTPT này có những đồng phân( mạch, hình học,…) ví dụ : C4H8O2

Cái này thì tùy bạn àh!!!Theo mình,thì bạn chỉ cần nắm rõ những loại đồng phân thì có thể viết đồng phân các chất được!Có các loại đồng phân sau đây: +Đồng phân nhóm chức +Đồng phân vị trí nhóm chức +Đồng phân mạch cacbon +Đồng phân cách chia mạch cacbon(phân nhánh) +Đồng phân liên kết(vòng,hở) +Đồng phân hình học(đồng phân cis-trans) +Đồng phân lập thể(chẹp chẹp,ở bậc phổ thông thường thì hok kêu ghi cái này,trừ trường chuyên ra)

ĐP lập thể bao gồm đp hình học và đp quang học rồi =.=

Đơn giản mà nói thì có thể chia ra 2 loại đồng phân: ĐP cấu tạo và ĐP lập thể.

Vấn đề đồng phân này thấy đc nói đến rất nhiều rồi, đề nghị littleboy tìm kiếm trong diễn đàn đi =.=

Nếu có thể, xin hãy viết thật chi tiết, vì phần này tớ rất kém … thanks !! 1, Giải thích cơ chế giữa benzen và clo khi có mặt của bột Fe hoặc FeCl3 ? 2, … trùng hợp etilen có mặt xúc tác của peõit hữu cơ ? 3, … tại sao khi benzen tác dụng với propyl clorua hoạc propilen có xúc tác H+ ta lại thu được sản phẩm chính là isopropyl benzen? 4, Cho biết Brom cộng vào các liên kết đôi theo cơ chế ion. Hãy sắp xệp theo thư tự tăng dần tốc đọ phản ứng + hợp brom của các chất sau: Etilen, trimetyletilen, 1,1- trimetyletilen, vinylclorua. 5, Ax acrylic và Ax crotonic , ax nào cộn brom dễ hơn, tại sao ? 6, hãy dự đoán và giả thích khả năng + hợp clo, brom, iot và tetraphenyletilen.

ẹc, huhuhu … không có ai giúp tớ với, sắp đến hạn nộp bìa rùi huhu …

Cái số 8 nếu lần lượt là CH2, O, CH2, O thì hình như tồn tại. Cái này trông giống như nhị hợp CH2=O thì phải.

Cơ chế (1) và (3) đều là thế electrophin vào vòng benzen. (1) tạo thành Cl(+)FeCl4. Còn (3) tạo cation isopropyl (CH3)2CH(+) bền hơn Cơ chế 2 là trùng hợp gốc. 4,5,6 đều là cộng electrophin vào lk pi, có sự tương tác Br(+) tấn công vào lk pi trong giai đoạn chậm quyết định tốc độ phản ứng. Như vậy nếu mật độ e ở lk pi càng lớn thì tốc độ càng nhanh. Nói cách khác thì các nhóm đẩy e làm tăng tốc độ. Hy vọng mình không sai ở đâu cả!

Hum nay pà kô lại cho 2 câu nhận biết ác ghê lại ngặt tối wa ko coy bài nên bài 15’ chóng mặt 2 câu nhận biết

  1. Dùng 1 thuốc thử để nhận biết các dd sau: etanol, glixerol, glucozơ, axit acetic A. Na B. Cu(OH)2 C. AgNO3/NH3 D. CuO, t0
  2. Dùng 1 thuốc thử để nhận biết các dd sau: hồ tinh bột, saccarozơ, tinh bột A. Cu(OH)2 B. Cu(OH)2/OH-,t0 C. AgNO3/NH3 D. I2

:015:

Hôm nay chỉ có một bài thôi. Trong 1 bình kín dung tích 16 l chứa hh hơi của 3 ancol đơn đđkt. Giữ nhiệt độ bình ở 136,5 độ C, bơm thêm 17,92 g 02 vào bình, thấy áp suất bình đạt đến 1,68 atm. Bật tia lửa điện đốt cháy hết hh. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư thấy k/lg bình tăng 22,92 g, đồng thời xuất hiện 30 g tủa. Nếu sau khi bật tia lửa điện đốt cháy hết hh ancol, giữ bình ở 273 độ C thì áp suất trong bình là: A. 2,358 atm B. 2,66 atm C. 1,147 atm D. 2,586 atm

n 3 ancol + 02 = PV/RT = 1,68.16/(136,5+273).0,082 = 0.8 n 02 = 17,92: 32 = 0,56 n 3 ancol = 0,8 - 0,56 = 0,24 n CO2 = n CaCO3 = 0,3 => m C02 = 13,2 m H20 = 22,92 - 13,2 = 9,72 => n = 0,54 Tới đây rồi sao nữa nhỉ?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

  1. B. Cu(OH)2 Nhiệt độ thường: C2H5OH: Ko hiện tượng C3H5(OH)3: DD có màu xanh lam thẫm C6H1206: DD có màu xanh lam thẫm CH3COOH: DD có màu xanh Đun Cu(OH)2: C6H1206 có tủa đỏ gạch.

  2. Uhm… ko rõ lắm, chắc là D vậy. Dù sao Iot cũng ko t/d với sacca. Nhưng mà nhận biết giữa hồ tinh bột và tinh bột thì tớ ko biết. A, B, C thì cả hồ tinh bột, tinh bột và sacca đâu t/d nên chắc ko chọn đc rồi.

sau phản ứng: số mol các khí trong bình n2 = nH2O + nCo2 + nO2 dư ( dựa vào Pt đốt cháy mà tính ra ) –> p2 = n2RT2/V =… :smiley:

Lần sau đừng quote nguyên một khúc dài rồi type mấy dòng be bé như thế nnes nhé ^^, như vậy gọi là… xì-pam đấy! Ah mà thật ra tớ cũng chưa làm ra bài này.

CxHyOz + 4x+y-2z/4 02 -> xCO2 + y/2 H20 0,24…0,3…0,54 mol 02 dư = mol 02 bđ - mol 02 p/ư Tìm mol 02 p/ư thế nào nhỉ? Hồi trước có CT m O (hc) = m O (C02) + m O (H20) - m 02 p/ư Có phải n cũng tính như thế đc ko nhỉ? Nếu thế sẽ là mol 02 p/ư = mol 0 trong C02 + mol 0 trong H20 - mol 0 trong hc : 0,3x 2 + 0,54 - 0,24 x 3 (z = 3 vì là 3 ancol đơn chức) = 0,42 n 02 dư = 0,56 - 0,42 = 0,14 Tính ra p ~ 2,742 Nhưng như thế thì ko có đáp số nào đúng với p cả???

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

Ancol đơn chức –> CxHyO ( 3 ancol đơn chức thì tất cả cũng chỉ có 1 O thui, làm sao mà 3O được) nO2 phản ứng = (0,3.2+0,54-0,24)/2 = 0,45 ( mol ) ( chia 2 vì có 2 ng tử O trong O2 ) –> nO2 dư = 0,11 n2 = 0,95 –> p2 = 2,66 –> B

:dongtopicMình mới vào diễn đàn mong mọi người giúp đỡ. Mình có một số câu hỏi về este và litpit. Vì mình vừa học xong mà." Tại sao xà phòng mất tác dụng giặt rửa trong nước cứng??? - “khí” V là gì vậy VS " khí" V có ứng dụng như thế nào?" THANK’s mọi người! ak quên! mình trích từ quyển " giải toán hóa học 12 - tác giả NGUYỄN TRỌNG THỌ_chuyên Lê Hồng Phong…":nhau (

xà phòng mất tác dụng giặt rửa trong nước cứng do muối Ca2+, Mg2+ của axit béo cao không tan khí V là chất độc thần kinh, nhưng hình như ở dạng lỏng, dc MĨ sử dụng trong chiến tranh thế giới thì phải , cái này rất độc ,chỉ cần nhiễm lượng nhỏ => tử vong, độc gấp 200 lần sarin thì phải

Đây là các bài của hôm nay: Amin và Amino axit.

*Đốt cháy hoàn toàn 35ml hh H2 và 1 amin đơn chức có tỉ lệ về thể tích theo thứ tự 5: 2 bằng 40 ml 02 trong khí nhiên kế. Sau p/ư thấy còn dư 5ml 02. Tìm CTCT. *Cho 100 ml dd amino axit A có 1 nhóm cacboxyl t/d vừa đủ với 80 ml dd KOH 0,375M. Dd thu đc lại trung hòa vừa đủ = 60 ml dd HCl 1M. Nếu cho 30 ml dd A t/d vừa đủ với dd NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu đc 1.377 g muối khan. Tìm CTCT của A.

1 nhóm cacboxyl => CT A là (NH2)xRCOOH n KOH= 0,03 (NH2)xRCOOH + KOH -> (NH2)xRCOOK …0.03…0.03

n HCl=0,06 (NH2)xRCOOK + HCl -> (NH3Cl)xRCOOH + KCl 0,03…0,03

Làm sao để tính ra x thế? Từ đó về sau thì dễ rồi. Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

sarin là gì hả anhtuan_a3_92 cái này mình cũng không biết luôn??? cảm ơn anhtuan_a3_92

Khí V là 1 hợp chất cơ phospho giống như Sarin và Soman.

Sarin và Soman là 2 loại khí độc đã từng được sử dụng trong quân sự. Sarin có mùi táo chín.

Khí V độc hơn Sarin và Soman rất nhiều. Tìm hiểu thêm ở wikipedia cũng có.