Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Bim mới lên hôm nay, có bài tập muốn đánh đố mọi người chơi đây!!! :die ( :hocbong ( Chúc mọi người ăn tến vui vẻ với bài tập này. So sánh nhiệt độ sôi của các chất trên. :treoco (

Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau đây: Chúc vui!! :ngap (

So sánh tính bazơ của piridin và imidazol, giảI thích???

Trong bốn chất dướI đây, hãy sắp xếp thứ tự tăng dần tính bazơ. GiảI thích?

Xét nhóm nitơ trong dị vòng, điểm khác nhau giữa hai chất pyrrol và benzopiperidin là gì? Theo các bạn chất nào có tính bazơ cao hơn.

BM thử trả lời nhé!! Thứ tự là như sau d<c<a<b +Xét dung môi là nước +Chất b có tính bazơ mạnh nhất do cấu trúc gọn, vòng xiclo của những C sp3 đẩy e làm cho mật độ e trên N giàu hơn, nên b mạnh nhất. +chất a đôi e ở AO sp3 của N nên linh động, nhưng sẽ yếu hơn b vì cặp e tham gia liên hợp với vòng giống như anilin. +Chất c đôi e ở AO sp2, tuy là đôi e chưa sử dụng, nhưng lực baz sẽ yếu hơn a vì C sp3 trong a đẩy e (+I) làm cho mật độ e ở Nitơ (a) nhiều hơn Nitơ (b) +Chất d có lực baz yếu nhất, do hai niơ, có một nitơ đóng vai trò tâm baz, còn một nitơ đóng vai trò nhóm thế hút e nên mật độ e trên tâm baz yếu, tính baz giảm. Các bạn cho mình biết suy nghĩ nhé!!!

Còn câu hỏi thứ hai của bim112:

Xét nhóm nitơ trong dị vòng, điểm khác nhau giữa hai chất pyrrol và benzopiperidin là gì? Theo các bạn chất nào có tính bazơ cao hơn.

+điểm khác nhau cơ bản nhất đó là độ linh động của cặp e trên N. Ở benzopiperidin đôi e trênn vẫn tham gia liên hợp với vòng benzen giống hệt như anilin, nhưng sự liên hợp đó không có nghĩa là cặp e đó không còn khả năng phối trí, có nghĩa là nó vẫn thể hiện tính bazơ. +Còn cặp e trong pyrol không có khả năng phối trí nữa, vì cặp e đó đã được dùng để tham gia tạo vòng pi, làm cho phân tử pyrol thơm. pka của pyrol là -0,27 đã thể hiện tính baz cực yếu của chất này. Các bạn có thể cho BM biết ý kiến của các bạn rồi chúng ta thảo luận. :gaucon( :tuongquan

imidazol có tính baz mạnh hơn pyridin. Giải thích: Ta xét tới độ bền của ion amoni tạo bởi hai chất khi kết hợp với H. Ở imidazol, tâm baz sẽ là nguyên tử N có cấu tạo =N- , khi H tấn công vào sẽ tạo ion amoni, tâm dương này sẽ được làm bền bởi sự liên hợp của N còn lại ( các bạn thông cảm BM không có hình minh họa ), còn ion amoni tạo bởi pyridin sẽ ko bền bằng imidazol, do không được an định. Mặt khác, xét ở trạng thái chưa tạo amoni, nguyên tử N (=N-)ở imidazol có mật độ e cao hơn, do sự liên hợp của N còn lại (-NH-). Về giá trị thực nghiệm pka của pyrikin và imidazol lần lượt là 5,23 và 7,03

Chà chà!!! câu hỏi này hay mà khó quá, vì không tìm đâu ra số liệu thực nghiệm, BM trả lời thử nhé. Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần như sau: c>d>e>a>b Giải thích:

  • Ta có hai chất là imidazol (c) và pyrazol (d) có nhiệt độ sôi cao hơn ba chất còn lại do tạo được liên kết hidro liên phân tử. Nhưng khi so sánh imidazol với pyrazol thì chúng ta có thể gặp một chút khó khăn nếu không cò số liệu thực nghiệm. Trong imidazol ta thấy sự liên hợp của -NH- với vòng làm cho =N- có mật độ e cao hơn =N- trong pyrazol ( số liệu thực nghiệm về tính baz của imidazol và pyrazol lần lượt là 7,03 và 2,53 ), chính vì lẽ đó nên theo BM liên kết hidro tạo bởi =N- trong imidazol bền hơn trong pyrazol. Nhưng ngặt nỗi trong pyrazol liên kết N-H dễ đứt ra hơn so với trong imidazol, nên khả năng tạo liên kết hidro liên phân tử cũng cao hơn. Hai lí do trên nghịch nhau, nên không có số liệu thực nghiệm sẽ rất khó giải thích.
  • Ba chất còn lại thì so sánh khối lượng ta thấy thiazol (e) có khối lượng phân tử lớn nhất nên nhiệt độ sôi lớn hơn hai chất còn lại.
  • pyridin có nhiệt độ sôi cao hơn benzen do moment lưỡng cực của nó cao hơn. Các bạn ai có ý kiến khác thì reply nhé!!! :ngap ( :sangkhoai :hocbong (

Hóa học là một môn thực nghiệm và cũng có tính tương đối, việc so sánh khi những chất có nhiệt độ sôi gần nhau hay có tính axit, bazo gần nhau hoặc có những yếu tố tác động ngược chiều, chúng ta nên đưa ra cụ thể rồi giải thích mới thỏa đáng, không nên đánh đố như việc so sánh nhiệt độ sôi của c) và d) ở trên

Thứ tự tính acid của các chất sẽ giảm dần theo từ b>a>c>d Giải thích: +a và b là dị vòng chứ Nitơ, nên tính acid sẽ được tăng lên “một chút” so với c và d, do N trong vòng như một nhóm hút điện tử (hiệu ứng -I). +a có tính acid yếu hơn b là do a có liên kết hidro nội phân tử. +Tính acid của c và d được quyết định bởi tính hút e của vòng benzen, nên khi vòng benzen ở càng gần nhóm COOH thì tính acid sẽ càng cao. +Nói như trên không phải bao giờ vòng benzen ở gần nhóm COOH thì tính acid của chất cũng mạnh lên. Như ví dụ so sánh tính acid của acid bezoic với acid fomic, acid fomic sẽ có tính acid lớn hơn, vì vòng benzen còn gây ra hiệu ứng +C đối với nhóm COOH. Có ai có ý kiến khác không nhỉ??? :nhau ( :quyet ( :nghimat (

EUGENOL TÁC DUNG dd NaOH tạo ẻa gi vay các bạn.(đó là hợp chất diệt ruồi vàng đấy).

Đơn giản lắm Chỉ là phản ứng axit-bazơ thông thường thôi mà Eugenol la 1 phenol thôi

o petecbua thoi ky Nga hoang co mot hien tuong la là: cúc áo của quân đội Nga hoàng tự dưng lại biến mất sạch. ai có thể giải thích cho mình ko? thanks.

Hihi, cái này trong các sách hóa học vui thiếu gì. Vốn là thời đó, các nút áo được làm bằng thiếc (Sn), tính chất của kim loại này là khi nhiệt độ lạnh nó chuyển dạng thù hình sang dạng thiếc xám có dạng bột mịn. Đó là nguyên nhân làm cho các nút áo biến mất. Hehe

I disagree with your view. I think a and b is not that acidic due to the basicity of the N-atom in pyridine. It will donate the lone pair to any H+ from -COOH. <sorry cant type in Vietnamese, something wrong with Firefox :-S >

Tính bazơ của các nguyên tử lai hóa sp2 là rất yếu, nên so với lực acid do nhóm -COOH tạo ra thì lực bazơ do piridine gây ra chẳng có ý nghĩa gì đâu! Ngòai ra, bạn cũng nên chú ý đến hiệu ứng cảm ứng do N trong vòng gây ra, do là hệ thống vòng liên hợp, nên hiệu ứng cảm I kéo dài hơn bình thường ở mạch sigma. BM đồng ý với bạn N có thể tạo liên kết yếu với H trong nhóm COOH, chính vì lẽ đó nên a mới có tính acid yếu hơn b. Khi xét độ mạnh acid ở a, nói chung cũng hơi phức tạp, vì thóang nhìn thì các bạn sẽ khó định lượng xem tính acid của a hay c thằng nào mạnh hơn, nhưng hãy nên nhớ một câu thần chú khi giải các bảng thực nghiệm về lực acid của nhóm -COOH đính với vòng benzene, đó là khi có nhóm thế ở vị trí ortho- so với nhóm COOH thì lực acid tăng lên đột ngột, có rất nhiều hiệu ứng phụ nằm trong list của hiệu ứng cảm ứng, chẳng hạn như hiệu ứng lập thể, hiệu ứng trường… và đặc biệt ở vị trí ortho- thì có sự tham gia đóng góp của hiệu ứng cảm ứng rõ nhất, trong truờng hợp này N gây ra hiệu ứng -I. Cứ thảo lụan tiếp nhé!!!

well, the question is about the WHOLE molecule, not just the acidity of the H atom in the -COOH group. So even there is some weak basic behaviour, it must be taken into account. This is the same as the amino acids, with both the amine and carboxylic groups being Lewis base and acid respectively. Inductive effect in this case is extremely weak due to repulsive interaction from the lone pair of electrons on N and relative small difference in electronegative between C and N. About ortho substitution with respective to -COOH, you made a fundamental mistake, it’s not a substituent here but a completely different ring. By the way, how will you justify the answer? For me, it’s will be pKa.

Bạn có chắc chắn không! vì theo như BM được biết tính chất đặc trưng của piridin là pứ thế nucleophile, có nghĩa là ảnh hưởng của N với vòng không yếu đâu!

About ortho substitution with respective to -COOH, you made a fundamental mistake, it’s not a substituent here but a completely different ring.

Tôi nghĩ chỗ này tôi không phạm fundamental mistake, vì theo tôi biết hiệu ứng ortho rất rộng, không phải chỉ có ứng dụng trong những trường hợp cụ thể hay nhất định nào cả, vì nó là tổng hợp của rất nhiều hiệu ứng! Bạn nên nhớ khi xét lực acid của nhóm -COOH trong các hợp chất -cis (như CH3-CH=CH-COOH) thì lực acid của nó mạnh hơn trans, người ta cũng giải thích dựa vào hiệu ứng ortho, có nghĩa là ngoài hiệu ứng lập thể (hiệ ứng đóng góp nhiều nhất trong hiệu ứng ortho), hiêu ứng trường đôi khi cũng có đóng góp rất rõ rệt! (hiệu ứng trường dùng rất nhiều trong các acid trong hệ thống vòng bicyclo _khi nào rãnh BM sẽ viết một bài tổng quan về hiệu ứng này và ứng dụng của nó)

By the way, how will you justify the answer? For me, it’s will be pKa.

Đồng ý với bạn là bất cứ lí luận nào cũng đều phiêu lưu cả, vì không có số liệu thực nghiẹm, như hình như bạn cũng chưa đưa ra chính kiến của mình. Trong bài này chỉ có chõ duy nhất cần số liệu thực nghiệm đó là so sánh b với c! Ai có thể tìm được số liệu pka của các hợp chất trên thì share nhé! Thanks a lot! :welcome (

BM đã tìm được số liệu pk của các chất: +Benzoic acid: pk=4,204 +phenylacetic acid: pk=4,312 +pyridine-2-carboxylic acid (picolinic acid) pk1=1,01 ; pk2=5,29 +pyridine-4-carboxylic acid (isonicotinic acid) pk1=1,84 ; pk2=4,86 Mọi câu trả lời chỉ là suy đóan định tính, thực nghiệm là đáng tin cậy nhất phải không!!! Sự thực là picolinic acid có tính acid còn mạnh hơn isonicotinic acid, đó là điều làm BM ngạc nhiên nhất, vì vẫn biết có sự đột biến trong các ortho acid (trường hợp này nếu thóang ra là hiệu ứng ortho ảnh hưởng mạnh), làm tính acid tăng lên đột ngột, nhưng BM cũng không thể ngờ được nó còn mạnh hơn anh chàng isonicotinic acid, thế mới đau!!! Ngòai ra, trật tự sắp xếp còn lại đều đúng với dự đóan, hehehe!!! Chúc anh em vui vẽ!!!

BM cũng đã tra ra các điểm sôi của những chất đề bài ra, và một tin vui đó là suy đóan của mình đúng, hehehe, quá đã!!!

substance boiling point (độ C) imidazol 257 pyrazole 186-188 pyridine 115,2 thiazole 117-118 benzene 80,10

chúc anh em vui vẽ!!!