Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Bạn tra ở đây nè: Sarin - Wikipedia

(U!!! again!!!)

Mí bài này cũng dễ thôi:24h_021:

Đốt cháy hoàn toàn 35ml hh H2 và 1 amin đơn chức có tỉ lệ về thể tích theo thứ tự 5: 2 bằng 40 ml 02 trong khí nhiên kế. Sau p/ư thấy còn dư 5ml 02. Tìm CTCT.

Tớ ko tính đâu, tự tính đi. Gọi hh là A nha. V H2/ V amin = 5:2 => V hh/ V H2 = 7:5 => V H2 => n H2

2H2 + 02 -> H20 (1)

=> n 02 trong p/ư (1)

Y chang: V hh/ V amin = 7:2 => V amin => n amin

CnH2n+3N + (6n+3/4) 02 -> n C02 + 2n+3/2 H20 (2) n …(6n+3/4)n (3) Giờ có nè: 0,005 02 dư, mà bđ 02 có 0.04 => 02 p/ư (cả (1) và (2) = 0,035 => n 02 p/ư (4) (3)= (4) => n Xong!

Cho 100 ml dd amino axit A có 1 nhóm cacboxyl t/d vừa đủ với 80 ml dd KOH 0,375M. Dd thu đc lại trung hòa vừa đủ = 60 ml dd HCl 1M. Nếu cho 30 ml dd A t/d vừa đủ với dd NaOH rồi cô cạn sản phẩm thu đc 1.377 g muối khan. Tìm CTCT của A.

(NH2)xRCOOH + KOH -> (NH2)xRCOOK …0.03…0.03

n HCl=0,06 (1)

Cân bằng đúng phải là (NH2)xRCOOK + (1+x) HCl -> (NH3Cl)xRCOOH + KCl 0,03…0,03(1+x) (2)

(1)= (2) ra x

Từ đó là làm đc rồi đó.

Bonus cho cậu pt tổng quát nó thế này:

R (NH2)y (COOH)x + x NaOH -> R (NH2)y (COONa)x + xH20

R (NH2)y (COONa)x + (x+y)HCl -> R (NH3Cl)y (COOH0x + xNaCl

  1. Viết phương trình điều chế axeton từ cumen
  2. CH3COOH có phản ứng với Cu(OH)2 ko ?
  3. este HCOOC2H5 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc gương ko ?
  4. có chất nào có CTCT là H2C2O2, CH2O ko ?
  5. giải thích tính axit của các chất sau như nào CH3COOH, Cl2CHCOOH, ClCH2COOH, BrCH2COOH ? thanks mọi người

Câu 1: SGK Câu 2: Tùy nồng độ Câu 3: Có do có nhóm CHO Câu 4: HOOC-COOH và HCHO Câu 5: SGK

Bổ sung 1 tí:

  1. Oxi hóa cumen ( izopropyl benzen) sẽ thu được axeton+ phenol
  2. Khi có mặt halogen–>rút electron làm tăng tính axit. Bạn hiểu đơn giản thế này: tính phi kim càng mạnh thì khả năng rút càng mạnh. Cl2-CH-COOH> Cl-CH2-COOH> Br-CH2-COOH> CH3COOH

Cái câu 2 ấy, tại sao lại phải xét nồng độ nữa ạ? Ko phải CH3COOH đã là axit rồi thì luôn t/d với Cu(OH)2 sao ạ? Như thế sẽ cho ra dd tan màu xanh.

Câu 4: HOOC-COOH và HCHO Hình như câu này tigerchem nhầm thì phải theo mình nghỉ chất đầu không có còn chất sau là HCHO

Đúng là anh tigerchem nhầm công thức một chút, nhưng không phải là không có chất đó. Nó là OHC-CHO.

uhm thankss mọi người thế còn câu 2 cụ thể là tuỳ nồng độ như nào thế mọi người

bạn chắc năm 93 bằng mình.Mình đang học Tổng Hợp đây. Hóa Hữu cơ nên đọc quyển Tài liệu giáo khoa chuyên Hóa 11-12 của thầy Trần Quốc Sơn. Ngoài ra có thể đọc trước ở sách đại học như bộ Hóa học Hữu cơ của thầy Rãng. Thực ra mình phải công nhận hóa hữu cơ rất rất khó nhằn, nhất là phần xem nó phản ứng theo hướng nào và các bài tập điều chế cũng như toán giải.Ẹc,mình cũng đâm đầu học nó ghê lắm nhưng chưa lên là bao… Hjx hjx Nản quá T_T

Mong các anh chị và các bạn giúp em giải thích rõ ràng nhất khi so sánh pKa và nhiệt độ sôi của p-OH-C6H4-COOH và o-OH-C6H4-COOH???

cho em hỏi sự có mặt của nối đôi trong phân tử có ảnh hưởng tới quy tắc Zaixep không Vd: trong pứng điều chế isopren trong phòng thí nghiệm CH3-C(CH3)(OH)-CH=CH2 ---->(tách nước)isopren (trái quy tắc Zaixep) cho em hỏi luôn khi nào thì pứng trái với quy tắc Zaixep, khi nào dùng quy tắc Hopman

pka của p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH vì

  • hiệu ứng ortho, cụ thể là do ảnh hưởng không gian của nhóm -OH làm cho -COOH lệch ra khỏi mặt phẳng vòng benzen dẫn tới hiệu ứng +C của vòng benzen tới nhóm -COOH giảm nên tính axit tăng mạnh
  • khi nhóm OH ở vị trí ortho, hiệu ứng ortho ở đây là do sự tạo liên kết hidro nội phân tử làm tăng tính axit.

còn về nhiêt độ sôi thì p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH

  • chất p-OH-C6H4-COOH tạo liên kết hdro liên phân tử, còn chất kia tạo liên kêt hidro nội phân tử. hihihihi.

mười bẩy tưởi mà viết được vậy là rất đáng khích lệ cảm ơn bạn, noí thiệt mình cũng định viết nhưng mà híc mấy cái này mỗi lần viết chỉ sợ sai ngại chết . một lần nữa cảm ơn bạn(cái này em sẽ tựi xóa)

Bởi khi xuất hiện lk pi thì tách ưu tiên tạo ra hệ liên hợp pi-pi bền hơn. Nếu bạn để ý thì trong 1 số trường hợp khác có nối đôi mà Zaixep vẫn đúng như là CH3-CH(OH)-CH2-CH=CH2. Cho nên cái này khi đánh giá phải chú ý nhiều yếu tố, quy tắc Zaixep cũng chỉ dựa trên các yếu tố đó mà đưa ra một kết luận chung nhất mà thôi.

theo tôi thì nhiệt độ sôi của chúng bằng nhau vì vị trí nhóm OH ko ảnh hưởng gì cả

[QUOTE=kenny123;45731]uhm thankss mọi người thế còn câu 2 cụ thể là tuỳ nồng độ như nào thế mọi người[/QU Theo tôi, về mặt lý thuyết thì pu này luôn xảy ra và ta ko quan tâm đến nồng độ trên thực tế ax này khá yếu nên với nồng độ nhỏ thì pu xảy ra chậm và ít…Nhưng tóm lại luôn có pu này…

Hóa Hc quan trọng phần lý thuyết lắm…học chắc lý thuyết ta đã hoàn thành 70 % rồi còn về giải toán nhất là muốn giải nhanh theo tôi nên làm thật nhiều bài tập, rèn khả năng phản xạ…đbiet khi làm trắc nghiệm ta ko nên nháp nhiều mà chủ yếu là hình dung và bấm máy tính…nhưng để đạt đc điều đó ta phải nắm chắc lý thuyết ptpu và nhớ đc các hệ số trong ptpu…chúc bạn thành công.

CH3COOH + Cu(OH)2 = (CH3COO)2Cu + H2O

Với (CH3COO)2Cu là dd xanh dương

tôi lại nghĩ là p-OH-C6H4-COOH > o-OH-C6H4-COOH

  • chất p-OH-C6H4-COOH tạo liên kết hidro liên phân tử, còn chất kia tạo liên kêt hidro nội phân tử. :24h_001: