Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Sorry đọc nhầm đoạn trên, vì bạn bảo là vẩy lên tay là đi tong. nên mình tưởng ý nói xà phòng làm hỏng tay dễ dàng như thế. Thế theo bạn, giải thik câu hỏi của bạn ở trên ntn: “tại sao xà phòng thủy phân được ADN”.

Thực ra với câu hỏi đó thì do mình học nhưng chưa hề nghe đến việc xà phòng thủy phân hay phân hủy ADN, vì vậy nên cũng ko biết giải quyết như thế nào cho hợp lý với câu hỏi thế này :smiley: Nhưng mình bảo lưu ý kiến là xà phòng bình thường ko thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN, thậm chí nhiều loại xà phòng còn dùng trong các thí nghiệm chiết tách ADN nữa :smiley: Với lại trong cùng 1 điều kiện thì các ADN dễ bị cắt đứt, đảo đoạn, bất hoạt hơn là bị phân rã thành từng nucleotit

http://nobelprize.org/educational_games/chemistry/pcr/game/index.html Có game này trên web nobelprize, có thể giúp các bạn hiểu hơn DNA, và cần điều kiện như thế nào mới có thể tác động (tách, cắt rời, phá hủy) ADN. Thân

Nói thật nha! mình xem phim bằng chứng thép, trong đó có đoạn nói răng tên hung thủ đã đổ xà phòng vào… của nạn nhân nữ, cho nên xà phòng đã hủy cấu trúc ADN của hắn sau khi hắn cưỡng hiếp nạn nhân! ko hề để lại dấu vết… cho nên mình có tí tò mò về ADN và xà phòng…chỉ vay thôi! mong các bạn thông cảm!

Trong phim nói là “cho nên xà phòng đã hủy cấu trúc ADN của hắn sau khi hắn cưỡng hiếp nạn nhân! ko hề để lại dấu vết…” hay đó là do bạn nói vậy? Có thể xà phòng chỉ để rửa trôi các dấu vết để lại thôi (vết j thì biết rồi đó) khiến cho việc truy tìm thủ phạm trở nên khó khăn. Nhưng mà công nghệ giám định ADN hiện nay thì vẫn có thể xác định được giới tính, nhóm máu… của tội phạm cho dù các mẫu ADN đã bị hoại một phần hay bị đứt gãy (trong giới hạn nào đó)…dựa vào các trình tự base lặp lại và các tiểu vệ tinh rải rác trên khắp bộ gen bằng kỹ thuật đa hình về chiều dài đoạn cắt giới hạn RFLP. :014:

vải bông là lấy từ cây bông vải…^^ thành phần chính là xenlulozo—>đốt lên cho CO2 và H2O ko có mùi khét còn vải lụa thì làm từ tơ tằm nên tp chủ yếu là protêin đốt lên thì khét có lẽ dzị

glucozo có thể tạo este chứa 5 gốc acid acetic trong phân tử khi tham gia pứ với anhidric acetic, có mặt piridin

trích trong SGK cơ bản 12

piridin là chất ntn nào vậy có công dụng gì trong pứ này

nếu chỉ lun công dụng ở mặt khác thì càng tốt :slight_smile:

Bạn xem thêm về pyridine ở đây:

  • Trong phản ứng trên, vai trò chính của pyridine là : tạo môi trường base yếu cho phản ứng dễ xảy ra đồng thời trung hòa axit sinh ra để dịch chuyển cân bằng.

cac ban xem giùm mình pư này có sảy ra ko nhé.Nhưng theo mình nghĩ có sảy ra CH3CHO + Cl2—>CH2ClCHO + HCl:ungho (

Ngoài ra đun axit của Glucose (gluconic) với Pyridin cũng gây ra sự chuyển đổi cấu hình (tạo ra đồng phân epime)

đây là phản ứng thế nguyên tử halogen vào gốc hidrocacbon ở andehid, đk (askt, 1:1)

theo cơ chế tắt của gốc thì sản phẩm này là có khả năng xảy gia , cũng như napoleon nói nồng độ không cao ở đây mình chỉ muốn nói thêm là nếu bạn chú ý tới hiệu ứng không gian bạn sẽ thấy khả năng phản ứng của nó tôc độ đã giảm khá nhiều so với CH4 tất nhiên cũng còn khá cao nếu bạn cần thông số so sánh mình có thể cung cấp thêm.

post bài này nấythanhf tích phát hì.

1-Khi ăn đường, do trong phân tử đường (saccarozo …) sẽ xuất hiện liên kết hiddro giữa nhóm OH của các phân tử đường với các phân tử với các protein là thụ thể đặc hiệu ở các nụ vị giác. Khí đó xuất hiện các xung thần kinh và não xử lý cho ta cảm giác ngọt.

2-“Độ ngọt” tùy thuộc vào lực liên kết và số liên kết hiddro tạo thành. Thông thường thì trong đường Hóa học có chứa các dị tố trong dó có nhóm nhóm -SH. Trong trường hợp này liện kết hidro của nhóm SH mạnh hơn OH trong đường tự nhiên nên độ ngọt cao hơn đường tự nhiên.Vì vậy mà khi ăn đường hóa học chúng ta cảm nhận vị ngọt (đắng) ở lưỡi chứ ko ngọt (thanh) như đường tự nhiên.

3-Vì cơ thể không có khả năng để phân hủy đường hóa học tạo năng lượng (tức là khi an đường hóa học ngọt cho vui thôi chứ ko co ích chi cả) nên nếu ăn nhiều đường hóa học thì hàm lượng đường này trong cơ thể rất cao, và vì nó là chất hóa học lạ nên cơ thể sẽ tiết ra chất bao bọc lấy nó nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Chính quá trình này đã làm xuất hiện các mô lạ trong cơ thể và dần dần nó thành các hạch. Nếu hạch là ác tính thì chính là triệu chứng đầu của ung thư rồi đó.

kute send cái web toàn tiếng anh khó hiểu wá chỉ đọc đc định nghĩa của pyridine :slight_smile:

ý này khó hiểu

epime ???

Hiệu ứng không gian mình nghĩ là không ảnh hưởng ở đây. Theo mình Etan phản ứng với Cl2 tốt hơn cả CH4. Vì cái gốc tự do của Etan bền hơn 1 chút. Tuy nhiên đúng là nồng độ etan quá bé nên chả giải quyết được gì!

Giai đoạn tắt mạch là giai đoạn khi mà ngừng chiếu sáng ấy - phản ứng phân hủy tạo gốc dừng lại vì hết năng lượng, các gốc sẵn có kết hợp với nhau…

đúng minhduy nói đúng rồi khi xem lại mình mới thấy thank nhé ! bài này mình sẽ xóa !

Thời đại mới nên bạn chịu khó đọc tiếng anh rèn luyện tí, với lại thông tin chung trên wiki khá dễ hiểu mà. -Thuật ngữ epimer để chỉ các đồng phân dia có nhiều tâm bất đối trong đó có một carbon bất đối có cấu hình khác nhau. Cái này mang tính chương trình chuyên nhiều hơn nên bạn chỉ nên tham khảo, một vài thông tin có ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Epimer

Đây là bài của hôm nay.

*Hợp chất X có M< 170. Đốt cháy hoàn toàn 0,486 g X sinh ra 405,2 ml CO2 và 0,27 g H20. X t/d với dd NaC03 và với Na đều sinh ra chất khí với số mol đúng = số mol X đã dùng. CTCT của X?

Đọc đề ta thấy X phải vừa có OH và cả COOH (thật ra nhìn đáp án bên dưới cũng có rồi). Đặt CTPT là CxHyOz

CxHyOz + (4x+y-2z)/4 02 -> xCO2 + y/2 H20

n C02 = 0,02 n H20 = 0,015 m 02 = 0,644 => n = 0,02

Làm sao tìm CTPT? Dùng 12x/mC = y/mH = 16z/mO thì ko ra, với lại cũng chưa biết M mà.

Còn làm như bạn nnes chỉ như bài trước thì thế này nC02 = ax = 0,02 n H20 = ay/2 = 0,015 m X = a(12x+ y+16z) = 0,486 = 12ax + ya+ 16az = 0,486 => az= 0,0135

Thế này rồi tớ cũng ko biết làm gì luôn!

[i]*Cho 0,04 mol 1 hh X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH, CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ w dd chứa 6,4 g brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol X cần dùng vừa đủ 40ml dd NaOH 0,75M. K/lg CH2=CH-COOH là:

A. 1,44 B. 2,88 C. 0,72 D. 0,56[/i]

Số mol CH2=CH-COOH là a, CH3COOH là c, CH2=CH-CHO là b

T/d với brom: a + b = 6,4: 180 = 0,04 T/d với NaOH: a+ c = 0,04x0,75 = 0,03 a+b+c = 0,04 => mol a = 0,03 => m = 2,16.

Bài này rõ ràng là sai rồi. Nhưng mà sai chỗ nào?

* Độ linh động của H tăng hay giảm thì có liên quan gì đến tính tan, axit hay nhiệt độ sôi ko? Giữa axit, phenol, ancol,H2C03 thì độ linh động của H tăng dần theo thứ tự là ancol < phenol < axit < H2CO3 ?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

bài 1: theo bạn tính thì số mol của o2 và co2 =nhau nên theo pt ta có thể suy ra (4x+y-2z)/4=x => y=2z theo pt ta có 0.015x=0.009y(mình nghĩ nên dùng số mol co2 là 0.018 thì chính xác hơn) =>x/y=3/5 vì M<170 nên ta có thể suy ra CTPT là C6H10O5

OK, mình sẽ giúp bạn. Bài 1: Giải tiếp đoạn nC02 = ax = 0,018 ( bạn làm tròn kinh quá ) n H20 = ay/2 = 0,015 m X = a(12x+ y+16z) = 0,486 = 12ax + ya+ 16az = 0,486 => az= 0,015 C1: Nếu có 1 nhóm -OH và 2 nhóm -COOH –> có 5O –> z = 5 –> a = 0,003 –> x = 6, y = 10, C6H10O5 (M = 162 < 170 )

C2: ax : ay: az = x:y:z = 6:10:5 –> CT (C6H10O5)n để M < 170 –> n = 1

Bài 2: Đây là 1 câu của đề thi ĐH khối B năm 2009 Bạn lưu ý là CH2=CH-CHO + 2Br2 + H2O –> CH2Br-CHBr-COOH + HBr –> T/d với brom: a + 2b = 6,4: 180 = 0,04 –>…