Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Tại sao cồn lại bay hơi nhỉ?Trong dung dịch cồn cũng có liên kết hidro mà!!!Nếu dễ bay hơi là bản chất của cồn thì tại sao cồn pha với nước cũng dễ bay hơi?Những phân tử cồn có lực gì mà đủ mạnh để kéo các phân tử nước ra khỏi mặt thoáng của dung dịch?:ngu (

tác hại của saccarin lun bạn ơi Tìm hoài không thấy

Bạn cứ google mà thẳng tiến: http://vietbao.vn/Suc-khoe/Duong-hoa-hoc-co-anh-huong-den-suc-khoe/40146477/248/

Nước liên kết hidro còn mạnh hơn mà vẫ bay hơi huống chi là cồn. Cồn để bình thường bay hơi ầm ầm luôn, khi pha vào nước thì có bay hơi chậm hơn do tạo liên kết hydro mạnh với nước.

theo mình ở đây đánh giá theo hai chỉ tiêu : 1, một là theo liên ket hidro như các bạn nói. thêm nữa là liêb kết gian phân tử, có thể thấy là liên kết hidro trong nước mạnh hơn , còn trong cồn lữc này yếu hơn thêm . 2,hai la do các gốc hydrocacbon có xu hướng di chuyển mạnh lên bề mặt lên nộng độ cồn trong dung dịch nhỏ hơn nộng độ trên mặt thoáng, vì vậy áp suất hơi bão hòa của còn trong không khí cao hơn , dẫn tơi bay hơi dễ hơn . tất nhiên ko phải chỉ có vậy . nhưng nghĩ ở đây có lẽ chỉ thế thôi.

Mọi người cho e hỏi có phải các chất có vị ngọt đều là đường không? Giải thích

Bạn định nghĩa đường là gì? Nếu nói đường là Gluxit thì các “đường” hoá học hầu hết không phải là đường! Ngoài ra còn 1 chất rất quen thuộc là mì chính cũng gây ra vị ngọt mà người ta gọi là bột ngọt Natri Glutamat. Ngoài ra còn rất nhiều chất có vị ngọt =.=

Natri Glutamat.trong mì chính có chất này chứ chất này không phải là mì chính

Vậy trong mì chính còn chất nào khác ngoài MSG? (monosodium glutamate) Mì chính được làm ra bằng cách kết tinh chúng từ môi trường dung dịch, sau khi lên men Giống như muối ăn cũng vậy. còn những phụ gia khác thêm vào như bỏ muối iot (NaIO3 hoặc iot hữu cơ) vào muối ăn thì không được tính, nó chỉ là phần phụ thêm vào vì lý do nàp đó (sức khỏe hay thương mại), thì không thể nói là nằm trong thành phần làm nên những sản phẩm này, nó chỉ là phụ gia. Khác hẳn với thuốc uống, gồm 2 thành phần là hoạt chất và tá dược (bột mì).

cấu trúc Chóa học của glutamat natri Bột ngọtGlutamat natri, mononatri glutamat, hay chất điều vị 621 (số E: E621; mã số HS: 29224220; các tên IUPAC: 2-aminopentanedioic acid, 2-aminoglutaric acid, 1-aminopropane-1,3-dicarboxylic acid) là loại muối natri của axít glutamic, có công thức hóa học NaC5NO4H8. Được bán như “chất điều vị”, nó là chất phụ gia gây ra vị umami. Tuy nhiều ngôn ngữ gọi nó là MSG, nhưng trong tiếng Việt thường gọi nó là bột ngọt hay mì chính.

Năm 1909, công ty Ajinomoto khám phá và lấy bằng sáng chế về glutamat natri. Gluatamat natri nguyên chất có hình thức bột kết tinh trắng; khi ngâm vào nước (thí dụ nước bọt) nó phân tích rất nhanh thành các ion natri và glutamat tự do (glutamat là hình thức anion của axít glutamic, một axít amin tự nhiên).

Tính chất vật lý Tinh thể rắn không màu, không mùi Có vị muối nhạt Nhiệt độ nóng chảy 232 °C Độ tan trong nước 74 g/ml

huyngoc tổng hợp lại từ chố khác

Mấy anh Pro hóa học ơi!!! Cho em hỏi tại sao xà phòng có thể hủy cấu trúc ADN vậy??? NaOH co liên quan đến chuyện này không???:24h_118:

Xà phòng thành phần chính là hỗn hợp muối Na, K của các axit béo và chứa rất nhiều các chất khác, trong đó có 1 lượng lớn NaOH. ADN cũng là 1 dạng protein. Nên cũng sẽ bị thủy phân trong xà phòng (có OH-) ADN –> nucleotit –> nucleozit + axit photphoric nucleozit –> bazơ nito + pentozơ

=.= Trên lý thuyết là base thuỷ phân được. Nhưng thử xem trong xà phòng tính base đáng bao nhiêu? Người ta đã cố loại bỏ NaOH dư bằng nhiều cách, giờ hãng nào cũng quảng cáo là xà phòng không chứa xút!

Phao tin đồn nhảm thế này khéo làm người dân ko ai dám dùng xà phòng =.=

xà phòng có NaOH đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy rửa khuẩn trên da hả anh Minh Duy ?

Xà phòng không có tác dụng diệt khuẩn mà chỉ có tác dụng rửa trôi. (Có đầu kị nước là gốc axit béo và đầu ưa nước là đầu -COONa - theo sách GK) NaOH ở đây chỉ là sản phẩm phụ thôi, người ta không cố tình cho vào, chỉ là người ta chưa tách nó ra hết được trong quá trình sản xuất. Nếu NaOH có diệt được vi khuẩn thì cũng chả ai sử dụng vì nó diệt cả da người dùng luôn =.=

Đây là các bài của ngày hôm nay.

*A, B là 2 chc đơn chức có cùng CTPT. Đốt cháy hoàn toàn 10,2 g hh 2 chất cần 14,56 l O2. Khí CO2 và H20 tạo thành có V như nhau đo ở cùng đk. Mặt khác cho A, B t/d w dd NaOH người ta thấy…

Cái đề còn nữa nhưng mà phần tớ hỏi chỉ đến đây thôi.

Bài này tìm CTPT: n O2 = 0,65 CnH2n02 + (3n-2)/2 02 -> n C02 + n H20 (14n + 32)/10,2 = (3n-2)/ 2. 0,65 n = 5 = C5H10O2

*Một este A ko chứa chất nào khác mạch hở đc tạo từ 1 axit đơn và 1 ancol. Lấy 2,54 g A đốt cháy hàon toàn thu đc 2,688 l CO2 và 1,26 g H20, biết 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với 12 g NaOH…

Vẫn tìm CTPT ancol là glixerol => este có 6 0 m C = 2,688: 22,4 x 12 = 1,44 g m H = 1,26: 18 x 2 = 0,14 g m 0 = 2,54 - 1,44 - 0,14 = 0,96

12x/1,44 = y/0,14 = 6.16/0.96 => x= 12, y = 14 CTPT: C12H1406

Cho tớ hỏi những bài thế này còn cách nào tìm CTPT khác ko hay các cách này là nhanh nhất rồi? Lưu ý mấy bài này là TN.

  • Một mẫu tinh bột có M = 5.10^5 dvC. Thủy phân hoàn toàn 1 mol tinh bột thu ? mol glucozo? A. 2778 B. 4200 C. 3086 D. 3510

Tớ bấm ra A, nhưng đáp án lại là C. Ko phải lấy 5.10^5 x 1 mol ra k/l của 1 mol tinh bột rồi chi M glucozo thì ra sao?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài. P.s: Hình như bạn nnes được lên chức gì đó thì phải:cool (. Chúc mừng nnes nhé.

Liên kết phosphodiester giữa phosphate vs đường trong chuỗi polynucleotit là liên kết rất bền vững, đâu dễ bị thủy phân trong base như bạn nói đâu, điều này đảm bảo duy trì bộ khung di truyền của các sinh vật trong những điều kiện ngặt nghèo. Nếu NaOH mà dễ dàng thủy phân ADN như vậy bảo đảm nó ko bao giờ dc sử dụng rộng rãi trong phòng thí nghiệm như vậy đâu, bởi vấy lên tay một phát là vào bệnh viện Ung bướu liền :smiley: Trở lại với câu hỏi của bạn trên, nếu xà phòng mà phân hủy hoặc bất hoạt cấu trúc ADN chắc chắn 100% mọi người ko có cơ hội lên forum chemvn.net như thế này đâu :slight_smile: Có thể bạn ấy diễn đạt nhầm ý câu hỏi chăng?

Bạn ý hỏi tại sao xà phòng thủy phân được, thì chắc là dùng xà phòng ngày xưa có hàm lượng NaOH cao ( chắc người ta cho nhiều NaOH để phản ứng thủy phân lipid diễn ra nhanh hơn và hoàn toàn ). CÒn xà phòng bây giờ thì ít NaOH hơn, vì ng ta điều chế = oxi hóa parafin nóng chảy có xt. to dohongtham: phản ứng thủy phân ADN có đun nóng, thì vẫn xảy ra được. Trong SGK có nói vậy. Với lại da tay bạn ko đơn giản chỉ có protein đâu, nó còn có rất nhiều lớp sừng bao bọc bên ngoài nữa, nên ko dễ bị hỏng đâu. Mà xà phòng cũng chỉ chứa 1 lượng nhất định NaOH, tuy nhiên nếu dùng nhiều thì da mình cũng bị săn lại. Với lại bạn từng nghe người ta gọi NaOH là xút ăn da chưa?

  1. OK
  2. Có 1 cách khác tưởng dài nhưng ko cần viết lách j hết, chỉ cần bấm máy tính nhanh gọn Chất A : CxHyO6 a mol nCo2 = ax =… nH2O = ay/2 =… m A = a(12x+y +32 ) = …(thay ở trên vào ) –> a, x, y
  3. CT tinh bột là (C6H10O5)n từ M –> n 1 mol tinh bột –> n mol glucozơ n = 5.10^5 : 162 = 3086 –> C

Trước giờ mình học chắc là SGK chương trình cũ, ko hề đề cập đến việc ADN bị thủy phân khi đun nóng. Với lại còn tùy điều kiện đun nóng như thế nào nữa (chẳng hạn đun đối lưu dùng trong các phản ứng PCR kích hoạt sự nhân đôi ADN…)

Với lại da tay bạn ko đơn giản chỉ có protein đâu, nó còn có rất nhiều lớp sừng bao bọc bên ngoài nữa, nên ko dễ bị hỏng đâu. Với lại bạn từng nghe người ta gọi NaOH là xút ăn da chưa

Có lẽ chỗ này bạn nói nhầm tý, đang nói về ADN chứ nhỉ ^^ Thật ra thì những lớp sừng trên da tay chúng ta cũng do những tế bào giá khi chết đi tạo thành, nhưng cũng tùy chứ ko phải toàn bộ cánh tay hay bàn tay đều bị bao phủ bởi lớp sừng đó (bởi ngoài ta còn có nhiều lớp á sừng, hoặc những vùng da nhạy cảm riêng đối với từng người) Còn NaOH là xút ăn da đâu có phải vì nó “thủy phân ADN” đâu ?