Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Bạn nghĩ không sai đâu, nhưng chẳng có mấy bài bắt bạn phải đi tìm công thức phân tử của hydratcacbon đâu ;))

Bạn nghĩ đúng rùi đó. Thật ra đặt công thức như bạn sẽ làm nhanh hơn đó. Nhưng do các sách BT và mọi người khi giải bài tập, thì theo 1 phản xạ tự nhiên và theo 1 thói quen như khi giải các bài tập về ancol, axit, este…: hay đặt công thức có dạng CxHyOz. Và đây cũng là công thức tổng quát của các chất hữu cơ có C, H,O –> nên người đọc thấy dễ hiểu hơn là Cx(H2O)y Đặc biệt, cacbohidrat còn có các tên gọi khác như: đường, saccarit hay gluxit…nên khi gọi tên khác tên cacbohidrat thì những học sinh ko hiểu bản chất thường ko hiểu tại sao có công thức này. Tất nhiên đặt công thức nào cũng giải ra đc. Đây là ý kiến chủ quan của mình. CÒn khi bạn làm, thì cứ công thức nào thấy quen thuộc và dễ hiểu thì áp dụng. đừng máy móc theo sách này sách nọ.

OK. Đồng ý. Lâu rồi không viết 1 bài nào tử tế ( vì có thi cử gì đâu) đâm ra cứ quen viết nháp. :smiley:

Hỏi ngớ ngẩn nhỉ. Nếu t/d đc thì tớ hỏi bạn nó sẽ ra cái chi? Cả hai đều có vòng benzen rồi, t/d đc thì cả hai sẽ trao đổi H qua lại à (!?). Mà trong sách đã ko có pt đó thì cứ yên tâm là nó ko có đi.

-trao đổi H qua lại với nhau thì sao? có 2 vòng benzen thì sao? Chả lẽ chỉ vì thế mà ko phản ứng đc à? VD: C6H5-COOH + H2N-C6H5 –> C6H5COO H3N-C6H5 cũng có 2 vòng benzen, cũng trao đổi H cho nhau, sách cũng không nói mà vẫn xảy ra đc phản ứng. =)) -Trong sách ko có chắc j ko có phản ứng xảy ra. VD. trong sách ko nói là phenyl amoniclorua có tác dụng với dung dịch Br2 hay ko, nhưng thi tốt nghiệp và đại học vẫn hỏi đấy chứ.

Phenol không phản ứng được với anilin, vì tính axit của phenol và tính bazơ cùa anilin rất yếu. Chúng yếu đến nỗi ko làm đổi màu quỳ.

Bài 1: Phân biệt vải bông và vải lụa
giúp em nhe!!! em se pót thêm

Đốt lên, vải bông là loại sợi công nghiệp, không khét. Vải lụa làm từ tơ tằm tự nhiên, cháy khét. (cái nào có mùi khét mình nhớ ko rõ lắm đâu, đại khái là khi đốt lên, 1 cái có mùi, 1 cái không!)

Hôm nay ko có bài gì cả. Bài post này ko dành cho việc hỏi bt. Đây là một số nhận xét cá nhân về 1 bài tớ đã hỏi trước đó.

Cho chất hữu cơ X, Y đều chứa C, H, O và đều có 53,33% O về k/lg. Khi đốt cháy 0,02 mol hh X, Y cần 0,05 mol 02, My=1,5Mx. Khi cho số mol = nhau của X và Y t/d NaOH thì Y tạo ra k/lg muối gấp 1,647 lần k/lg muối tạo từ X. Tìm CTCT X, Y biết khi đun Y với CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia p/u tráng gương.

Bài này… Làm xong mới thấy nó cực nhảm. Cả cách cô giải ra cũng rất ức chế…

Ưu điểm: Tận dụng hết mọi số liệu đề cho. Nhược điểm: Mất thời gian và vô cùng vô ích.

  • Đi tìm CTPT của X, Y từ các số liệu có sẵn (đây là một công đoạn dàiiiiiii)
  • Viết các CTCT có thể có của X, Y, xét từng cặp, thỏa muối Y gấp 1,647 muối X thì nhận.

Thật là vô đối!

Rõ ràng bài này nếu là TN chỉ cần ngó mấy CTCT bên dưới, thay Na vô rồi dùng CT Casio thế là xong. Còn với k/l O2 chiếm 53,33% hc thì cứ suy là C2H4O2 và C3H6O3 (ko tin đc là cô đã tốn ngần ấy thời gian để tìm ra hai cái này)

Bảo rằng tuy thi TN nhưng cứ làm bài TL cho giỏi đi. Nhưng mà mấy bài TL kiểu này thì thật hết nói nỗi. Mà đây là bài TN cô bỏ đáp án bớt đi đấy chứ! Đúng là quá…!?

Còn đây là một số điều tớ mới ngộ ra:

  • Khi đốt cháy Este thì đặt CT là CxHyOz, kiểu nào thì cũng phải tìm ra CTPT mới nói chuyện tiếp. Tớ từng ghi RCOOR’ và ngồi nhìn nó suốt 30’.
  • M các chất béo thì ta học tất. Có khi gặp một bài kiểu như “K/l Olein cần để sx 5 tấn Stearin là bao nhiêu kg” còn biết ngay mà tính. Nếu ko lại phải mất thời gian vì nó.
  • Sẽ là một cách học dở tệ nếu cô giáo là người duy nhất lên bảng giải bt và lũ học trò thì hùa nhau mà chép.

Hôm nay chỉ đến đây thôi. Lần tới chắc chắn sẽ có bài để làm. Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

Bạn nhận xét đúng đó. các thầy cô dạy trên lớp quen làm bài theo kiểu tự luận rùi, nên giải rất dài dòng, và ít có tính phán đoán, chọn lọc. Chỉ có các thầy cô luyện lò ấy, mới có kinh nghiệm làm trắc nghiệm hay mà nhanh. Còn khi làm bài TN, thì đừng vội hì hục tính toán ra KQ, rùi mới so sánh với đáp án thì sẽ rất lâu, mà nên xem trc đáp án để ta định hướng giải và có thể loại bỏ được nhiều chất. VD: Đề bài chỉ nói là cho este no, tác dụng với chất abc… j j đó. Nếu chỉ nói este no thì ko biết đơn chức hay đa chức –> nếu làm tự luận hay ko nhìn đáp án thì đặt CTPT: CxHyOz. Nhưng nếu nhìn đáp án thấy toàn là đơn chức thì đặt là CnH2nO2 –> kực kì nhanh. . Còn điều bạn mới ngộ ra thì đúng đó, càng làm nhiều càng nhớ ra nhiều cái. trong khi làm bài, bạn phải biến hóa công thức rất nhiều để làm cho tiện. VD những phản ứng có liên quan đên nhóm chức thì đặt CTTQ dạng ROH, RCOOR’…vì nó chẳng liên quan đến C, H, mà chủ yếu là để tìm số mol, số nhóm chức… là chính Nhưng khi đốt cháy thì đây chính là dữ kiện để tìm CT của nó, lúc đó thì phải đổi lại là CxHyOz…

ủa anh ơi!theo em thì vải bông đâu phải là loại sợi công nghệp đâu:24h_093:

ủa long não độc dị sao vẫn còn dùng nó dị???

Em cảm thấy e ngại với bộ môn:noel7 (:noel7 ( hữu cơ: +Về đồng phân +Về cách nhớ các công thức phức tạp +Cách giải toán(nhất là phương pháp giải nhanh) +Tính chất của các chất +Cách để hiểu các quy tắc trong hóa hữu cơ Em cần rất nhiều kinh nghiệm của những anh chị đi trước.Em sẽ rất vui nếu được các anh chị truyền cho hơi ấm của sự tự tin để em có thể thành công trong lĩnh vực hữu cơ.(thực ra thì nghe có vẻ hơi to tát,nhưng góp gió thành bão.Hihi).EM cám ơn mọi người rất nhiều.:noel7 (

Hi, đáng lẽ với tuổi 16 bạn nên post bài trong box phổ thông, nhưng với nội dung này tạm chấp nhận ở box này. học hữu cơ giống như em bé tập đi, thưở ban đầu khi chưa biết, chưa có kiến thức để phân biệt bò đi chạy nhảy thì thấy sợ té nhưng vẫn ham đi, ham chạy. Những câu hỏi của em khá chung chung và chắc rằng nhiều người không thể trả lời rõ ràng, cụ thể được. muốn chạy tốt thì những bước đầu tiên phải cẩn thận chập chững từ từ và kiên trì nhưng chắc chắn. theo mình học hữu cơ cũng vậy thôi, nắm vững những qui tắc căn bản, chăm chỉ học thuộc lòng những gì được dạy, vận dụng sáng tạo và không tham muốn quá xa vời là nắm vững tất cả, chấp nhận có những cái mới không theo những qui luật cũ, nó sẽ giúp bạn tiến xa. Cuối cùng là lời khuyên cho 1 nhà lữ hành tương lai, kiên trì, chịu khó học hỏi và đầu óc cởi mở, nó sẽ giúp bạn tiến xa chứ không đi chập chững. Good luck

Tớ hỏi nhanh 2 bài này:

*X.phòng hóa 10 kg c.béo có chỉ số axit = 7 ng` ta đun chất béo w dd chứa 1,42 kg NaOH. Sau p/ư hoàn toàn muốn trung hòa hh cần 500 ml dd HCl 1M. Tìm k/lg glixerin và k.lg x.phòng ng.chất đã tạo ra.

A. 1035 g và 10315 g B. 1200 g và 11230, 3 g C. 1345 g và 14301,7 g D. 1452 g và 10525,2 g

Mol NaOH = 35,5 => mol glixerin = 11,8333 = > m glixerin = 1088,66 ??? Mol KOH = 35,5 => m KOH = 1988 g 10 kg c.béo chỉ số axit = 7 => m KOH = 70 g Rồi còn mol HCl để làm gì?

*X.phòng hóa 2,52 g c.béo A cần 90 ml dd KOH 0,1 M. Mặt khác, x.phòng hóa hoàn toàn 5,04 g c.béo A thu 0,53 g glixerol. Tìm chỉ số xph và chỉ số axit của c.béo

A. 200 và 8 B. 198 và 7 C. 211 và 6 D. 196 và 5

n KOH = 0,009 => m KOH = 0,504 g n glixerol => n KOH = 0,0172 => m KOH = 0,9632 g Cái tớ ko hiểu là hai số liệu này w cả hai g chất béo kia thì tính làm sao?

Có vẻ dễ nhỉ? Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

  1. este ko bao giờ có phản ứng trung hòa, phản ứng trung hòa là phản ứng xảy ra giữa ax và bazo thôi. HCl ở đây dùng để phản ứng với NaOH còn dư. Như vậy trình tự phản ứng như sau: NaOH + axit tự do NaOH + este NaOH còn dư thì tác dụng nốt với HCl 10kg chất béo có chỉ số axit là 7 –> cần 70g KOH ( 1,25 mol ) để trung hòa axit tự do có trong chất béo –> n axit tự do = nKOH = 1,25 –> nNaOH tác dụng với este = 35,5 - 1,25- 0,5 ( = nHCl) =… tính ra nốt.

  2. KHối lượng bao giờ cũng tỉ lệ với số mol của 1 chất. Khối lượng ở dưới gấp đôi ở trên –> m glixerol ở dưới cũng gấp 2 ở trên –> như vậy ta có thể hiểu đề bài như sau: X.phòng hóa 2,52 g c.béo A cần 90 ml dd KOH 0,1 M thu (0,53 : 2 = 0,265) g glixerol. ở đây thì dễ rùi nha

Đường hóa học có độc không ? Công thức của đường hóa học(tên là gì ?) Đường saccarozo và mantozo đường nào ngọt hơn Thanks trước nha:24h_048::24h_048:

  • Đường mantose ngọt kém sucrose
  • Đường hóa học thì có rất nhiều loại, trong đó một số loại gây có khả năng gây độc với con người ( nếu dùng quá liều lượng hoặc không đúng mục đích) như: cyclamate, saccarin, aspartam,…

bạn cho mình hỏi thêm : công thức cấu tạo saccarin: độc hay khônng mantozo có độ ngọt như thế nào so với futozo

Saccharin - Wikipedia Công thức hoá học đây =.= Chịu khó đi tìm đi chứ. Độc hay không tuỳ vào liều lượng sử dụng. Thuốc bổ uống qúa liều cũng thành *** tất! http://www.nutifood.com.vn/LcmsModules/NTFNews/DocDetailViewing.aspx?pageid=108&mid=295&intDocId=36 Độ ngọt 1 số chất có trong bảng ở website này =.=

Thực ra thì em là người mới tham gia diễn đàn nên cũng không biết rõ từng phần của diễn đàn phân bố ra sao.Nhưng em biết được một điều là ở box này em sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những viên sỏi to hơn,những viên sỏi thực sự to chứ không phải cái bóng của nó to nữa. Thực sự em rất ngán khi phải học thuộc lòng mấy cái công thức dài ngoằn(vì bản thân em đã ngán phải học thuộc lòng bất cứ thứ gì).Em luôn tin rằng có một cách nào đó để nhớ những công thức đó(bởi vì em cũng luôn tin rằng không nhiều người có sở thích học thuộc lòng). Còn về phần toán,một năm qua em đã phải vật vã với các bài toán vô cơ,em phải làm với tốc độ nhanh nhất có thể(vì môi trường em học đòi hỏi như thế).Em rất cần những phương pháp giải nhanh các bài toán hữu cơ để không bị gặp những cây gậy,con vịt hoặc trứng ngỗng(mặc dù trứng ngỗng rất bổ) trong các bài kiểm tra.Những bài toán hữu cơ hứa hẹn sẽ có nhiều điều rắc rối và phức tạp.Tigerchem có thể giới thiệu một vài loại sách thích hợp cho chương trình chuyên của em được không?Hoặc có thể gửi cho em những phương pháp giải nhanh nếu có? Sau những lần vấp ngã,khi những vết trầy rớm máu trở nên lành lặn.Em bé sẽ biết đi…!:thohong(