Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Bạn nnes:

Bài 1 bạn giải khúc

nRCHO / nH2O = 9,5 / (R + 1,5) = 1 / 1 –> R = 7

tớ ko hiểu. Nếu thế thì R = 8 mới đúng chứ. Mà nếu thế thì nguyên khúc sau xem như…?

Bài này sau đó tớ hỏi cô lại thì cô giải như sau, cùng tham khảo luôn hén:

CnH2n+20 + CuO -> CnH2n0 + Cu + H20

Cô bảo vì số mol andehyt = số mol H20 nên có thể tính M (Y): M (Y) = (14n + 16 + 18) : 2 = 13,75 x 2 Tính ra n = 1,3 => CH3OH và C2H5OH.

Đặt mol 2 ancol là x, y thì mol HCHO và CH3CHO cũng là x, y => mol Ag = 4x +2y = 0,6 (1) n (tb) = (x +2y): (x+y) = 1,5 tính ra x= y thế vào (1), ra x = y = 0,1 m = 3,2 +4,6 =7,8

Bài này thì chỗ n (tb) = (x+2y):(x+y) = 1,5 tớ lại ko nhớ cô zảng thế nào nên ko hiểu, vì thế ko hiểu sao x=y. Khi nhìn lại bài của bạn thì dễ hiểu hơn, nhưng lại mắc cái số 7 =.= Nói chung bài này là thế.

Bài 4 thì tớ ko hiểu tại sao VCO2 : VH2O = 2x: y vậy?

Bài hôm nay chỉ có 1 mà thôi. Đây là bài TN mà cô xóa đáp án đi rồi

Đốt cháy hoàn toàn môt ancol Y no mạch hở vừa đủ 3,36 l O2 thu được 3,24 g H20 và 2,688 l CO2. Tìm CTPT Y

Tớ làm:

n O2 = 0,15 => m O2 = 4,8 n CO2 = 0,12 => m CO2 = 5,28

ĐLBTKL: m Y = m CO2 + m H20 - m O2 = 5,28 + 3,24 - 4,8 = 3,72

m C = 1,44 m H = 0,36 m 0 trong Y = 3,72 - 1,44 - 0,36 = 1,92

mC/12 : mH/1 : m0/16 1 : 3 : 1 => CH30

do n H20 > n C02 = > Y có CT CnH2n+z0z

M/m = 12n/mC = 2n+2/mH = 16z/m0

=>14n+ 2 + 16z/3,72 = 12n/1,44 12n/1,44 = 2n+2/0,36

cơ bắp một hồi thì hpt ra đc z= 1, n = 2

=> C2H602 => C2H4(0H)2

Nhưng tớ thấy bài TN mà làm như này thì vô lí quá, có cách nào nhanh hơn ko nhỉ?

Cám ơn các bạn đã đọc bài. P.s: Thnks bạn nnes đã giúp tớ mấy bài tập trước.

  1. Ha ha, nhầm. Mình tính nhầm, ra R = 8. Nhưng đoạn sau ko thay đổi j, đoạn tính tỉ lệ số mol 2 chất đó ra là 7:7 = 1:1 Tóm lại là ko thay đổi j cả.

2.Trích "Cô bảo vì số mol andehyt = số mol H20 nên có thể tính M (Y): M (Y) = (14n + 16 + 18) : 2 = 13,75 x 2 " Cách này với phương pháp đường chéo như nhau, đây là tính trực tiếp theo Ct của M(tb) = m(hh)/n(hh)

3.Trích “n (tb) = (x +2y): (x+y) = 1,5” Đây là dùng theo đúng công thức n(tb): n(tb) = tổng số mol C của các chất / tống số mol các chất VD: 0,1 mol C2H4 , 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol C3H6 chẳng hạn n(tb) = (0,1.2+0,2.2+0,3.3)/(0,1+0,2+0,3) =…

  1. Bài hum nay như sau ( cực ngắn ) nO2 = 0,15 nCO2 = 0,12 nH2O = 0,18 Ancol no có CT : CnH2n+2Oz Đặt như hệ số cân bằng vào PT: x CnH2n+2Oz + 0,15O2 –> 0,12Co2 + 0,18H2O cần tìm x là xong:( đoạn này có thể tính nhẩm ra cũng được , ko cần viết ) Cân bằng số ng tử C,H,O ở 2 vế: C: xn = 0,12 H: x(2n+2)=0,36 –> x = 0,06 , n = 2 O: 0,06.z + 0,3 = 0,12.2 + 0,18 -> z = 2 –> C2H6O2 Cái chỗ “do n H20 > n C02 = > Y có CT CnH2n+z0z” là thừa nhé Vì ancol no dù là đơn hay đa chức thì luôn luôn có dạng CnH2n+2O…

PS: cô giáo bạn có vẻ rất thik dùng CT tính trực tiếp mà ko dùng pp đường chéo. :smiley:

Xin lỗi, bạn chưa nói lại dùm tớ chỗ này:

Đặt CTTB cho 2 hica là CxHy Đặt tổng số mol 2 hica = 1, nC3H8 = x , nC2H2 = (1-x) x = 3.x + 2(1-x) = x+ 2 y = 8.x + 2(1-x) = 6x+2 VCO2 : VH2O = 2x: y = 23:19 –> x:y= 23:38 –> (x+2)/(6x+2) = 23/38 –> x = 0,3 –> B

Tại sao VCO2 : VH2O = 2x: y vậy? [i]

  • 100 g dd ancol đơn no X 46%. Thêm vào dd 60 g ancol đơn no Y đđkt X đc dd M. Cho M t/d hết Na đc 56l H2. CTCT X, Y[/i]

m c.tan = 46%.100 = 46g Gọi ancol X là CnH2n+1OH => ancol Y là Cn+1H2n+3OH n H2 = 56: 22,4 = 2,5 n H20 = 54: 18 = 3 => n H2 = 1,5 Ta có 46/(14n +18) + 60/(14(n+1) +18) + 1,5 = 2,5 =>n = 2 => X, Y là C2H5OH và C3H7OH

Có cách nào nhanh hơn ko? Tớ thiệt ko muốn giải nguyên cái đám “46/(14n +18) + 60/(14(n+1) +18) + 1,5 = 2,5” chút nào.

* Hh X gồm 2 ancol là đđ của ancol metylic đc chia làm 2 phần = nhau. Đốt cháy p1 thu 2,688l CO2. Oxi hóa p2 thu 2 andehyt đđkt. Cho toàn bộ lg andehyt t/d w lg dư AgNO3/dd NH3 thu 10,8g AG. X/đ CTCT 2 andehyt

Tớ biết bài này vô cùng dễ, đọc đề là biết rồi. Nhưng lại ko làm ra kq T.T

Hôm nay chỉ toàn hỏi mấy cái vớ vẩn thế này thôi. Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài. Xin làm phiền vậy.

  1. Tại vì CxHy –> xCO2 + y/2H2O –> VCO2/VH2O = x:(y/2) = 2x/y

Bài 1: nH2 thoát ra từ 2 ancol = 2,5-1,5 = 1 mol Tổng KL 2 ancol = 106 g tổng số mol = 2 nH2 = 2 mol CTTB cho 2 ancol : CnH2n+1Oh M(tb) = 106/2=53 –> n(tb)=2,5 (vì như đã nói ở bài trc M(tb) = tổng kl/tổng số mol ) –> abc

Bài 2: CTTB 2 ancol R-CH2-OH Hoặc (CnH…): x mol Đốt: nCO2 = xn = 0,12 RCH2OH –> RCHO –> 2Ag ( vì ko có HCHO nên cả 2 and chỉ thu đc 2 Ag) nAg = 2x = 0,1 –> x = 0,05 –> n = 2,4 –> Ch3CHO và C2H5CHo

mọi người có thể cho biết phenol cá tác dụng với anilin theo kiểu axit-bazơ được ko? nếu ko thì tại sao vậy?:24h_009:

hôm trước có đang rồi mà hok biết adm nào xóa mất tiêu bây j hỏi lại nha: Tại sao dung dịch polime có độ nhớt cao và polime ko có nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy xác định

  1. Polime là hợp chất cao phân tử, chúng được tổ hợp từ các monome lại vì vậy chúng có phân tử lượng lớn và cấu trúc to lớn cồng kềnh vì vậy độ nhớt cao (chỉ số chảy của 1 polime càng thấp thì polime đó có độ nhớt càng cao).
  2. Dung dịch polime là một hỗn hợp gồm nhiều loại polime và mỗi loại polime có thể có một mức trùng hợp khác nhau vì vậy dung dịch polime ko có nhiệt độ sôi và nóng chảy xác định, chúng có khoảng nhiệt độ sôi và khoảng nhiệt độ nóng chảy thui… Có gì sai xin anh em góp ý giùm…

Bài hôm nay như sau:

*E là hh 2 đp este đc tạo thành từ axit no đơn và ancol no đơn. Cùng đk n.độ, p, 1 l hơi E nặng gấp 2 lần 1 l CO2. Thủy phân 35,2 g E bằng 4 l dd NaOH 0,2M đc dd A. Cô cạn dd A đc 44,6g chất rắn khan. X/đ CTCT 2 este và % số mol 2 este.

Tớ làm: dE/CO2 = 2 => mE = 88 => C4H8O2 (cái này cô bảo cứ htl M các este hay gặp là ok) => n C4H8O2 = 0,4 n NaOH = 0,8 => NaOH dư = 0,4 Khi thủy phân thì ancol bay đi hết. Nên khi cô cạn dd thì rắn khan đó là muối + NaOH dư m NaOH dư = 16. m muối = 44,6 - 16 = 28,6 M muối = 28,6: 0,4 = 71,5 M R = 71,5 - M COONa = 4,5

Tớ làm tới đây, ghi CT của C4H8O2 ra, ngắm 1 lúc chọn đc 2 cái C-COO-C-C và H-COO-C-C-C vì thấy M R của 2 cái có thể có M R tb là 4,5. Còn C-C-COO-C và C-COO-C-C thì M R tb có vẻ ko hợp.

Hình như suy luận thế này ko ổn. Còn cách nào khác ko?Tớ vẫn chưa tính ra % số mol este.

* Đốt cháy hoàn toàn 1,608 g chất A thu đc 1,272 g Na2CO3 và 0,528 g CO2. Cho A td với HCL dư thu đc 1 axit hữu cơ 2 chức B. X/đ CTCT A.

Tớ tìm đc n Na2CO3 và nCO2, rồi sao nữa? Đáp án bài này là (C00Na)2. Nhưng làm sao từ đó mà ra đc đáp án như thế là cả 1 vấn đề với tớ.

* 15,6 g hh 2 ancol no đơn kế tiếp t/d 9,2 g Na thu 24,5 g rắn. X/đ CTCT.

Đề này có cho dư số liệu ko vậy? Nếu như chỉ tính m 2 chất với n Na thì sẽ ra n tb = 1,5 => CH3OH và C2H5OH. Thế thì 24,5 g rắn để làm gì?

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

  1. Bài 1 bạn làm đúng rùi đấy. Thường thì các hợp chất hữu cơ ( cả hica và có nhóm chức ) khi biết đc M thì sẽ tìm mò ra được luôn CTPT ( là những chất hay gặp, quen thuộc ) R = 4,5 thì phải có 1 muối có gốc R1<4,5 thì chỉ có thể là H –> chọn luôn đáp án này. R1= 1 (H), R2 = 15 (CH3) Dùng pp đường chéo là ra được tỉ lệ số mol 2 muối –> tìm đc số mol 1…10,5 …4,5 15…3,5 –> nHCOOC3H7/nCH3COOC2H5 = 10,5:3,5 = 3:1

  2. Bài này thấy đây là muối Na của axit hữu cơ 2 chức, đốt mà chỉ thu được Na2CO3 và CO2 –> chất này chỉ có C,O,Na ( ko có H vì ko thu được nước ) CxO4Na2 ( vì là axit 2 chức thì phải có 4O ) CxO4Na2 –> Na2CO3 + (x-1)Co2 nNa2CO3 = nCO2 = 0,012 –> 1=x-1 –> x = 2 –> (COONa)2 Bài này cho khối lượng chất A này là thừa.

Tuy nhiên nếu đề ko có chữ " chỉ" thì tức là có nước, nhưng ko xét, thì đặt công thức là CxHyO4Na2 (muối trung hòa ): VD: NaOOC-COONa hoặc CxHyO4Na ( muối axit): VD: HOOC-COONa Giải tương tự, cũng tìm ra đc. thử làm nhé.

  1. Có các VĐ sau:
  • đây là 1 câu của đề thi Đại học khối B năm 2007 thì phải, cho nên chắc chắn đề ko thừa. Vì là đề ĐH nên nó ko hề dễ như bạn tưởng.
  • Đề bài ghi rất rõ, “cho 2 ancol tác dụng hết với Na” –> chỉ có ancol hết, Na có hết hay ko? ko biết đc, và có thể nó còn trong chất rắn sau phản ứng. Nếu Na còn dư, thì ko thể lấy nNa mà tính toán đc. Đúng ko?
  • Đề bài cho nhiều dữ liệu liên quan đên khối lượng –> nghĩ ngay đến ĐLBTKL Khi dùng ĐLBTKL thì ko lo dư hay hết, vẫn làm đúng đc. Dùng ĐLBKL –> mH2 –> nH2 –> ancol (Bạn tự làm tiếp nhé)

Loa loa loa!Có ai đó có trái tim đầy máu không!Làm ơn chỉ dùm em cách viết đồng phân trong hóa hữu cơ đi.Em đang bị lạc trong mê cung cua chúa tể hắc ám. Không ai chỉ đường cho em ra là em ngủm đó.Hu!Hu!:24h_041:

Viết ra và đọc tên theo IUPAC, cái nào trùng tên nhau tức là trùng nhau :smiley:

Viết nhiều thành quen.

Tính độ bất bão hòa ra xem có bao nhiêu liên kết pi+vòng. Viết chất có mạch dài ngoằng trước, sau đó ngắt chỗ nọ vá chỗ kia sau (ngắt, vá phải có logic 1 tí =.=).

Đi thi đại học cũng chỉ đến chất có 10 đồng phân là cùng chứ gì =.=

bạn muốn viết đồng phân hóa học thì điều đầu tiên là: B1:Xđ số liên kết pi + số vòng(qua công thức của hợp chất cùng dãy đồng đẳng nhưng mà no) B2:XĐ các mạch cacbon có thể B3:Nếu có nối đôi thì di chuyển trên mạch C cẩn thận mạch đối xứng nếu có nhóm chức thì cũng di chuyển như vậy và cũng chú ý đến tính đối xưng của mạch C

còn một số điều quan trọng nữa lần sau mình nói tiếp…

* 1 este mạch hở có tối đa 3 chức. Cho este t/d w dd KOH thu đc muối và 1,24 g 2 ancol cùng dãy đđ. Nếu lấy 1,24 g 2 ancol này đem hóa hơi hoàn toàn thu đc V khí hơi bằng V của 0,84 g N2 cùng nhiệt độ, áp suất. CTCT 2 ancol?

n N2 = n ROH (tb) = 0,03 => M ROH (tb) = 41,33 M R = 24,33

Thế này rồi làm sao suy ra đc đấy là 2 ancol nào ?

* Hh A gồm 3 este của cùng 1 axit hữu cơ đơn chức và 3 ancol đơn chức trg đó có 2 ancol no với k/l p tử hơn kém nhau 28 dvC và 1 ancol ko no chứa 1 nối đôi. Cho A t/d w 100 g NaOH 10% sau đó cô cạn thì thu đc 18,4 g rắn. Ngưng tụ phần ancol bay hơi, làm khan rồi chia làm 2 phần = nhau p1: t/d hết w Na thu đc 1,12 l H2 p2: Đem đốt thu đc 7,04 g CO2 và 4,32 g H20 X/đ CTCT 3 este.

100g NaOH 10% => n NaOH = 0,25.

P1: ROH +Na -> 1/2 H2 =>n ROH = 0,1 => n RCOONa = O,2

m RCOONa = 18,4 - O,O5x40 = 16,4 M RCOONa = 82 =>M R = 15 => CH3

P2: CnH2n+2O -> nCO2 + (n+1)H2O a CnH2nO -> nCO2 + n H2O b

a+b = 0,1 n(a+b)= 0,16 => n = 1,6 => 1 ancol no là CH3OH => CH3 => ancol no kia là C3H7OH => C3H7

Còn 1 em ancol nối đôi nữa. Suy ra thế nào nhỉ?

* Cho chất hữu cơ X, Y đều chứa C, H, O và đều có 53,33% O về k/lg. Khi đốt cháy 0,02 mol hh X, Y cần 0,05 mol 02, My=1,5Mx. Khi cho số mol = nhau của X và Y t/d NaOH thì Y tạo ra k/lg muối gấp 1,647 lần k/lg muối tạo từ X. Tìm CTCT X, Y biết khi đun Y với CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia p/u tráng gương.

Tớ đọc đề và hiểu thế này: Y theo đề thì Y là ancol. Mà ancol đâu t/d với NaOH. Thế nên bài này là vô lí! Đùa, hehe. Thật ra bài này tớ ko biết bắt đầu từ chỗ nào nữa =.=

* Trg 1 bình kín dung tích ko đổi chứa 1 lg O2 gấp đôi lg cần thiết để đốt cháy và hh 2 este đồng phân có CTPT là CnH2nO2. Nhiệt độ và áp suất trg bình lúc đầu là 136,5 độ C, 1 atm. Sau khi đốt cháy hoàn toàn 2 este giữ nhiệt độ bình ở 819 độ K áp suất trg bình là 2,375 atm. CTCT 2 este.

Bài này thì tớ hoàn toàn chẳng suy ra đc gì từ cái đề cả.

Cám ơn các bạn - bạn nnes đã đọc bài.

gọi số mol cua 2 ết lần lượt là x và y ta có hệ x + y =0.4 86x+100y=71,5:24h_123:

Bài 1 tử R(tb) một rượu là CH3OH rượu còn lại là CnH2n+1OH Th1: Este là este 2 chức Th2: este là ết 3 chức lại có 2 trường hợp

  • CH3OOC-R-(COOCnH2n+1)2 *CnH2n+1OOC-R-(COOCH3)2 xét đủ bạn sẽ tìm ra Bài 4 CnH2nO2 + (1,5n-1)O2–>nCO2 + nH2O 1 mol 1,5n-1 mol n mol n mol giả sử trong bình có CnH2nO2=1 mol O2=2(1,5n-1)=3n-2 mol ==> tổng số mol trc pứ =3n-1 mol Sau khi cháy mol O2 dư= (3n-2)-(1,5n-1)=1,5n-1 mol mol CO2= mol hơi nước =n mol Tổng số mol =(1,5n-1) +2n =3,5n-1 mol p1/p2=n1/n2=(3n-1)/(3,5n-1) p1=1–>p2 =(3,5n-1)/(3n-1) (1) sau khi đốt t=819K, dung tích của bình không đổita có p2/(273+136,5)=2,375/819==> p2= 1.1875 atm thay vào (1) ==> n=3 CTPT 2 este C3H6O2
  1. R tb = 24,33 –> R’ = 15 < Rtb = 24,33 <R –> 1 ancol là Ch3OH và ROH Dùng pp đường chéo 15 (CH3)…9,33 …Rtb = 24,33 R…R-24,33 nCH3OH:nROH = 9,33:(R-24,33) (1) Theo đề, đây là este 2 chức hoặc 3 chức , thì có 3 TH: TH1: este 2 chức –> n 2 ancol = nhau CH3OOC-R’‘-COOR –> CH3OH + ROH (1) 9,33:(R-24,33) = 1: 1 –> R ko tm TH2: este 3 chức với 2 gốc CH3 (CH3OOC)2 R’‘-COOR –> 2CH3OH + ROH (1) 9,33:(R-24,33) = 2: 1 –> R = 43 —> C3H7 TH3: este 3 chức với 2 gốc R CH3OOC-R’’ (COOR)2 –> CH3OH + 2ROH –> giải tương tự …

2.Bạn bị sai đoạn này " P2: CnH2n+2O -> nCO2 + (n+1)H2O a CnH2nO -> nCO2 + n H2O b

a+b = 0,1 n(a+b)= 0,16 => n = 1,6 => 1 ancol no là CH3OH => CH3 => ancol no kia là C3H7OH => C3H7

Còn 1 em ancol nối đôi nữa. Suy ra thế nào nhỉ?"

Nếu n = 3 rùi thì ancol ko no đương nhiên là C3H6OH rùi còn j ( theo CT bạn đặt các ancol vậy mà) =))

TUy nhiên đặt vậy là sai vì các ancol đâu có cùng số nguyên tử C. Nếu đặt CTTB cho 2 ancol đầu là CnH2n+2O (n>1), n là tb, nên có thể là số ko nguyên thì ancol ko no là CmH2mO (m>=3, vì ancol phải bền, mà ancol đầu tiên trong dãy ancol ko no này là Ch2=CH-CH2-OH)

Nếu viết lại PT đốt cháy a + b = 0,1 nCo2 = an + bm = 0,16 () nH2O = a(n+1) + bm = 0,24 –> a = 0,08 ; b=0,02 thay vào () –> 4n + m = 8 do n> 1, m>=3 –> m = 3, n = 1,25 –> Ch3OH, C3H7OH ( hơn nhau 2 nhóm -CH2-) và Ch2=CH-CH2-OH

  1. Gợi ý cho bạn nhé X chắc là axit hoặc este. Y cũng là axits hoặc este, ngoài ra còn có nhóm chức OH

Nếu chỉ xét có 1 nhóm chức thì X có 2O –> C2H4O2 Y có 3O –> C3H6O3 –> dựa vào muối tìm ra là axit hay este.

4.Gợi ý: Mình dùng CT Mendeleep-Claperon để tính n=PV/RT ( V, R ko đổi ) Ban đầu, giả sử dùng 1 mol este CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 –> nCO2 + nH2O 1…(3n-2)/2…n…n số mol ban đầu: n1 = n este + 2 n O2 phản ứng = 1 + (3n-2) = 3n -1

Sau phản ứng: n2 = nCo2 + nH2O + nO2 dư = n+ n + (3n-2)/2 =3,5n - 1

n1:n2 = P1/T1 : P2/T2

–> n = …

mọi người giúp mình viết pt này với CH2OH-CH2OH+KMnO4+H2SO4=? mình chỉ biết sản phẩm có axit oxalic con đâu thi chịu thêm pt này nữa HOOC-COOH+KMnO4+H2SO4=? sản phẩm có CO2 còn gì nữa mình chịu:24h_068:

Đây là 2 phản ứng Oxi hóa - Khử : Trong môi trường Acid Mn+7 +5e –>Mn+2.

Vậy sản phẩm có :

CH2OH-CH2OH+KMnO4+H2SO4 –> COOH-COOH + K2SO4 + MnSO4 + H2O ( tiếp tục OXi hóa ta sẽ có phương trình 2 )

HOOC-COOH+KMnO4+H2SO4 –> CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O.

Tự cân bằng nhé.

Ko nên viết axit là COOH-COOH mà phải là HOOC-COOH hoặc (COOH)2 Để chỉ ra rằng C liên kết với C trong axit.

mình thấy trong các sách tham khảo và các bsachs bt khi tìm CTPT của cacbohidrat người ta hay gọi công thúc là CxHyOz nhưng theo mình nghĩ nên gọi CTPT là Cx(H2O)y cho dễ làm bài tập .mình nghĩ vậy có sai không?:24h_027: