Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Ừa đó là cách giải thích cho ví dụ 2 còn ví dụ 1? :24h_081::24h_081: Vip nào giải thik týp đi. Theo tớ nghĩ là có liên quan đến mạch vòng và khối lượng phân tử. :24h_122::24h_122:

muối khan là các muối RCOONa hoặc NaOH dư còn rượu thì bị bay hơi

Thực ra ở đây không đề cập chính xác nguyên tử Oxi (O-H) ở trạng thái lai hóa là gì, sp2 hay Sp3 , chỉ nên đề cập nguyên tử Oxi đó có liên hợp với nhóm C=O là dc rồi. và thực nghiệm là độ dài liên kết C-O không còn là C-O của xichma.

vậy thử so sánh tính axit của các axít này dùm mình xem C2H5COOH,CH2=CHCOOH,p-CH3C6H4COOH,C6H5COOH,p-NO3C6H4COOH

các bác cho em xin cái bảng pka cái em tìm mãi chả có cái nào chuẩn cả ai có cho em xin link down nhé thanks nhiều

topic cung cấp số liệu ở E-librabry có sẵn đấy bạn@!!!

Benzyl axetat là hợp chất có mùi thơm của hoa nhài. Viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế benzyl axetat từ các sản phẩm chế biến dầu mỏ là benzel và etilen. các điều kiện cần thiết coi như có đủ.

Theo e đươc biết thì chất có liên kết hidro thì có nhiệt độ sôi cao nhất,vậy nếu 1 chất có liên kết hidro có M nhỏ và 1 chất k có lk hidro co M lớn thì chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn,VD:CH3OH,C4H10,C6H5NH2

Kết luận của bạn không hoàn toàn chính xác. Xét ví dụ của bạn thì: -Nhiệt độ sôi: C4H10<CH3OH< C6H5NH2

  • Ankan không tạo liên kết H nên nhiệt độ sôi thấp nhất
  • Giữa metanol và anilin thì yếu tố khối lượng phân tử ảnh hưởng rõ nét hơn so với liên kết H do sự chênh lệch M là khá nhiều.

Điều chế rượu benzylic: CH2=CH2 + HCl –> CH3-CH2Cl +CH3-CH2Cl —(FeCl3)----> –(Cl2, hv)—> 2-cloruaethylbenzen. 2-cloruaethylbenzen—(KOH, EtOH)–>—(KMnO4, H+)–> —(NaBH4)—> Điều chế acid acetic: CH2=CH2—(H2SO4, L )—> CH3-CH2-OH—(Cr2O3)—> CH3-CO-OH. Điều chế benzyl axetat: CH3-CO-OH + —(H2SO4, L)---->

thân. :doctor (

Khỏi cần so sánh làm chi, vì dãy trên của bạn đã xếp theo chiều tăng tính axit rùi. Gốc đẩy e làm giảm tính axit : gốc hica no, càng nhiều C đẩy càng mạnh Gốc hút e làm tăng tính ax: gốc hica ko no, vòng benzen, gốc -NO2, -CHO…

Bài post đầu tiên của tớ. Trong đây tớ sẽ post những bài tớ thắc mắc. Vì thế mong mọi người hãy giúp đỡ.

* Cho ankan C2H6, C3H8, C4H10, C5H12, C6H14, C7H16, C8H18 Ankan nào tồn tại đồng phân t/d w Cl2 theo tỉ lệ p tử 1:1 tạo ra monoclo ankan duy nhất: A. C2H6, C3H8, C4H10, C6H14 B. C2H6, C5H12, C4H10, C6H14 C. C5H12, C8H18, C2H6 D. C3H8, C4H10, C6H14

Có vẻ như tớ ko hiểu đề. Thế nên tớ hoàn toàn ko biết cách làm câu LT này thế nào cả.

* Tính tan của Propan-1-ol >Propan-2-ol do ở Propan-2-ol có 2 CH3 đẩy e làm cho khả năng linh động của H giảm dần=> ít tan hơn Propan-1-ol

Câu trên tớ giải thích như thế đúng chưa?

[i]*Về tính acid: Với gốc R no, HCOOH là mạnh nhất, càng tăng C tính acid càng giảm. Với gốc R ko no, thì nối 3 sẽ mạnh hơn nối đôi. => Tính acid của R ko no> R no.

Vậy với R có nhóm thế thì sao nhỉ? Xát riêng R có nhóm thế, vd như cùng Cl, thì càng nhiều Cl tính acid càng tăng. Vậy với acid mà R có hai nhóm như Br và Cl thì xét theo gì? M chất nào lớn hơn thì có tínhacid hơn? Và với acid gồm R có nhóm thế và R ko no thì cái nào có tính acid hơn?

Acid có gốc aren thì xét tính acid làm sao nhỉ? Và giữa nó với R có nhóm thế, R ko no và R no? [/i] Ah nguyên phần trên này là tớ hiểu sao ghi ra thế và những cái còn thắc mắc. Ghi hơi rườm rà chút.

[i]*Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hh gồm hidrocacbon X và C2H2 thu đc 4 l CO2 và 4 l H20. CTPT của X A. C2H6 B. C3H6 C. C3H4 D. C3H8

Cái bài này theo tớ hiểu là do C2H2 thì cho ra n CO2 và (n-1)H20 nên cái X chắc phải cho ra n CO2 và (n+1) H2O, vậy thì khi ra mới là 2 số mol = nhau như đề. Thế chắc phải là A hoặc D, nhưng tớ lại ko bít suy tiếp thế nào. [/i]

Ah mới đầu chỉ nhiêu đó thôi, từ từ có lẽ tớ sẽ hỏi thêm vài thứ nữa. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.

  1. Phương án C. Ý câu này là trong các hica, hica nào có đồng phân + cl2 thi 1 sp monoclo VD: C2H6 thì khỏi nói C5H12 có nhiều đồng phân, trong đó có 1 đồng phân là C(CH3)4 thỏa mãn C8H18 có (CH3)3C-C(CH3)3

còn các phương án khác thì ko có đồng phân thỏa mãn. VD: C3H8 : CH3-CH2-CH3 cho 2 sp C4H10 có 2 đồng phân là: C-C-C-C cho 2 sp C-C(CH3)-C cho 2 sp

tương tự với các chất khác.

2.Độ tan: về cơ bản bạn gt đúng rùi 3.Tính axit

  • Với R có nhóm thế thì ta xét nhóm thế có tính hút e ( độ âm điện ) mạnh thì sẽ làm tăng tính axit VD : độ âm điện F>Cl>Br… –> FCH2-COOH > ClCH2-COOH > BrCH2-COOH
  • Tính axit về mặt nào đó hầu như ko bị ảnh hưởng bởi M.M thường ảnh hưởng đến độ tan, và nhiệt đội sôi, nóng chảy…
  • So sánh R no với R-X ( có nhóm thế ) R no bản chất liên kết là C-H , H ko hút ko đẩy nếu là R-X thì phụ thuộc vào gốc X hút hay đẩy, X hút thì tính axit mạnh hơn R no và ngược lại. VD: ClCH2-COOH > CH3-COOH Vì Cl có độ âm điện > H -Vòng benzen là hệ liên hợp pi, nên có tính hút e rất mạnh, axit có vòng bezen thì mạnh hơn các axit khác. VD: CH3COOH < CH2=CH-COOH < C6H5-COOH
  • Nếu trên vòng benzen có những nhóm thế, thì nhóm thế hút e làm tăng tính axit và ngược lại VD: CH3-C6H4-COOH < C6H5-COOH < CH2=CH-C6H4-COOH < O2N-C6H4-COOH
  1. Bài này bạn đặt CT trung bình cho 2 hica CxHy (x,y là giá trị TB) dễ thấy x(tb) = 2 như vậy có 2TH: TH1: 1 hica có C < x = 2 < hica có C lớn hơn –> loại ( vì C2H2 có 2 C ) TH2: C2H2 có 2 C –> hica còn lại cũng có 2 C –> C2H6

Mình chỉ giải thik ngắn gọn như vậy. Hy vọng bạn hiểu được ý tưởng.

Cái này dựa vào tính chất của gốc axit thôi: -Axit hở thì các nhóm đẩy e là các gốc HC no làm giảm tính acid còn các gốc hút e cụ thể là các HC không no thì lại làm tăng độ phân cực của liên kết O-H nên làm tăng tính acid. Nếu có thêm các nhóm thế khác VD như Hal thì sẽ theo thứ tự sau: I<Br<Cl<F. Cái này còn tùy vào vị trí của nhóm thế nữa. nếu càng gần gốc COOH thì lực hút e càng mạnh: VD: CH2ClCH2COOH < CH3CHClCOOH Số nguyên tử Hal cũng liên quan, càng nhiều nguyên tử Hal thì tính acid tăng lên -Axit thơm thì ta lấy C6H5COOH làm chuẩn, khi có các nhóm thế đính vào vòng Benzen thì ta phải xét xem các nhóm thế này thuộc loại nào +Nếu là đẩy e như: R no, -OH, thì làm giảm tính acid +Nếu là các nhóm hút e như Hal, R không no,… thì lại làm tăng tính acid +Ngoài ra còn phụ thuộc vào vị trí nhóm thế nhưng không xét ở đây Cuối cùng là cái dãy của bạn xếp theo chiều tăng dần tính axit là: C2H5COOH < CH2=CHCOOH < p-CH3C6H4COOH < C6H5COOH < p-NO2C6H4COOH

Đây là những bài của hôm nay.

  • Bài này tớ làm ra không đúng đáp án.

Cho m (g) hh X gồm 2 ancol no đơn kế tiếp nhau t/d CuO dư nung nóng thu đc một hh rắn Z và một hh hơi Y có tỉ khối hơi của Y so với H2 là 13,75. Cho toàn bộ Y p/u với lượng dư AgNO3 trong NH3 nung nóng sinh ra 64,8 g Ag. Giá trị của m là Đ/a: 7,8 g Tớ làm: CnH2n+1OH + Cu0 -> CnH2n+1CHO (Y)

CnH2n+1CHO + AgNO3 -> 2Ag

n Ag = 64,8 : 108 = 0,6 => n CnH2n+1CHO = n CnH2n+1OH = 0,3

M(Y) = 13,75 x 2 = 27,5 g M(X) = M (Y) - 12 = 15,5 g m(X) = n.M(X) = 0,3 x 15,5 = 4,65 g

* Đun nóng hh 2 ancol đơn kế tiếp nhau, mạch hở A, B với H2SO4 đặc ở 140 độ thu đc hh 3 ete. Đốt cháy hh 3 ete trên thu đc 33,88 g CO2 và 18,9 g H20. CTCT của 2 ancol?

Bài này sau khi tìm số mol của CO2 và H2O thì làm gì tiếp theo?

* Khi ptđlg 2 hchc khác nhau thấy chúng có tp n.tố giống nhau: 85,72 C, 14,28% H, ở đktc 1 lít chất khí thứ nhất có k/lg 1,26 g. 1 lít chất khí thứ 2 có k/lg 2,51 g. CTPT của 2 hchc A. C2H4 và C4H8 B. C2H6 và C4H10 C. C3H6 và C5H10 D. Câu B đúng

Tớ tìm ra CTĐGN là (CH2)n . Có vẻ A và C đc. Nhưng rồi ko biết làm sao nữa!?

* Đốt cháy hoàn toàn hh C3H8 và C2H2 thu đc V CO2 : V H2O = 23 : 19. V của C3H8 là A. 20 B. 30% C. 60% D. 80%

* Khi cho isopentan t/d với Clo theo tỉ lệ 1:1 askt thì sản phẩm monoclo nào dễ hình thành nhất?

Vậy clo sẽ dễ gắn vào C nào nhất?

Cám ơn các bạn đã đọc bài.

Câu 1: Đây là 1 dạng bài thi điển hình, hầu như kì thi nào cũng có dạng bài này Mình lưu ý cho bạn 1 chút:

  1. Bạn viết PT: CnH2n+1OH + CuO -> CnH2n+1CHO + … là sai bét nhé ancol và and của bạn ko cùng số nguyên tử C. Bạn phải viết như sau: R-CH2-OH –> R-CHO
  2. Thực tế phản ứng ancol với CuO ko liên quan j đến C, H cho nên ko cần phải viết là CnH2n+1OH làm j, vì viết PT vừa dài dòng, và dễ bị nhầm lẫn. Chỉ cần viết là R-CH2-OH như ở trên mình nói.
  3. Hỗn hợp Y gồm andehit và hơi nước
  4. Đây là dạng bài hay hỏi: hỗn hợp 2 andehit no đơn chức tác dụng với AgNO3/NH3. Bạn cần phải lưu ý là có 2 TH: TH1: ko có HCHO, thì 2 andehit tạo ra 2Ag. Lúc này đặt CT TB thì OK TH2: có HCHO, thì HCHO –> 4Ag, còn and còn lại chỉ thu 2Ag, nếu đặt CT TB thì sai bét. Lúc này, nếu đề bài cho 2 and kế tiếp thì suy ra ngay là HCHO và CH3-CHO ( ứng với 2 ancol lúc đầu là CH3OH và C2H5OH ) Giải: PT: RCH2OH + CuO –> RCHO + Cu + H2O

Y: RCHO và H2O ( hơi nước ) Mtb (Y) = 27,5 Dùng pp đường chéo RCHO(R+29)…9,5 …M=27,5 H2O(18)…R+1,5 nRCHO / nH2O = 9,5 / (R + 1,5) = 1 / 1 –> R = 7 vì ở PT ta thấy n RCHO = nH2O ( 1: 1) –> 2 and là HCHO và CH3CHO –> 2 ancol là CH3OH và C2H5OH Ta dùng pp đường chéo tiếp để tìm số mol 2 and H(1)…8 …R = 7 CH3 (15)…8 Tỉ lệ mol là 1:1 –> số mol 2 and cùng là x mol Phản ứng tráng gương: HCHO –> 4Ag …x …4x CH3HO–>2Ag …x…2x nAg = 6x = 0,6 –> x = 0,1 –> số mol mỗi and = số mol mỗi ancol = 0,1 –> m = 7,8 g

CÒn cái đoạn này: M(Y) = 13,75 x 2 = 27,5 g M(X) = M (Y) - 12 = 15,5 g m(X) = n.M(X) = 0,3 x 15,5 = 4,65 g Chính vì bạn đặt công thức sai nên mới nhầm như vậy.

Bài 2: nCO2 = 0,77 nH2O = 1,05 CT TB cho 3 ete ( ete no đơn chức ): CnH2n+2O CnH2n+2O –> nCO2 + (n+1)H2O …x…xn…x(n+1) xn = 0,77 x(n+1)= 1,05 –> x = 2,08 –> n = 2,75 –> trong 3 ete phải có 1 chất có số C < 2,75 –> chỉ có thể là 2C : Ch3-O-CH3 –> ancol là CH3OH và C2H5OH ( kế tiếp )

Bài 3: (CH2)n M1 = 1,26 : (1:22,4 ) = 28 –> C2H4 M2 = 56 –> C4H8 ==> A

Bài 5: Quy tắc thế: X2 sẽ ưu tiên thế cho H ở C bậc cao isopentan" CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 C in đậm: là C bậc III ( cao nhất ) nên sản phẩm thế dễ hình thành nhất là CH3-CCl(CH3)-CH2-CH3

Bài 4: Đặt CTTB cho 2 hica là CxHy Đặt tổng số mol 2 hica = 1, nC3H8 = x , nC2H2 = (1-x) x = 3.x + 2(1-x) = x+ 2 y = 8.x + 2(1-x) = 6x+2 VCO2 : VH2O = 2x: y = 23:19 –> x:y= 23:38 –> (x+2)/(6x+2) = 23/38 –> x = 0,3 –> B

Còn khi làm TN: mà ko biết cách giải thì ta vẫn có thể loại 2 phương án C, D –> chọn bừa A, B Vì: C3H8 là ankan CnH2n+2 C2H2 là ankin: CnH2n-2 Nếu số mol 2 chất = nhau –> đốt thu nCO2 : nH2O = 1: 1 nếu nC3H8 > –> nH2O > nCO2 Nếu nC2H2 > –> ngc lại mà theo đề: nCo2 > nH2O –> nC3H8 phải nhỏ hơn 50%

Ai giúp mình làm bài này với Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: Rượu etylic, metyl amin, axit axetic, fomandehit

Sao Stiren khi bị oh bởi KMnO4 trong môi trường H+ lại đc benzanđehit nhỉ? Vì KMnO4 là chất oh mạnh và cho pứ trong mt H+ nên theo mình phải đc axit benzoic chứ nhỉ?:24h_120:

Mình còn một cách khác, nhanh gọn lẹ : CO+HCl –> HCOCl benzen + H-COCl---->(xt: AlCl3) benzanđehit +HCl benzanđehit + H2----> (LiAlH4) ancol benzylic

(LiAlH4 có khả năng khử chuyên biệt nối đôi nhóm C=O)

Nếu theo yêu cầu đề bài thì ta có thể ko dùng cách trên, mà điều chế ancol benzylic theo cách sau: benzen + etilen -----> etyl benzen—>(KMnO4/H+) axit benzoic —> ((1)LiAlH4/(2)H+)—> ancol benzylic.

Thực chất, pứ của axit và LiAlH4 tạo ancol bậc 1 là pứ cộng nucleophin vào nối đôi, tạo ra anđehit, sau đó anđehit tiếp tục cộng nucleophin tạo ancol bậc 1. That’s all I know :slight_smile:

trời đất, bài này mà bạn ko biết làm. dung quỳ tím là nhận biết dc amin và acid nè. rồi còn rượu và formaldehid thì mình dùng PƯ tráng gương. Trời ạ, bạn ơi, coi kỹ lại lý thuyết bạn ơi.