Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

@katetrang: cách của bạn chỉ trên lý thuyết mà thôi!!

Nồng độ kiểu chi mà lạ vậy :gaucon(

Cái này giống đố vui. Đáp án là oleum chứ cái gì nữa :03:

Còn câu phức chất thì không có ý kiến gì :ot (

Mình đang làm thực nghiệm hàng ngay đàng hoàng chứ ko phải lý thuyết suông. Cũng tùy theo tiêu chuẩn mang tính pháp lý của ngành bạn quy định như thế nào nữa. Theo Dược điển VN III có nói: dung dịch x (%) có nghĩa là cân x(g) chất tan trong 100(ml) nước. Mình cũg từng pha dung dich KI : cân 50g KI thêm 50ml nước khuấy tan hoàn toàn. Nếu suy nghĩ của mình ko đúng rất mong được mở mang :24h_079:

Cái này kiu bằng Lý thuyết đụng Thực tiễn nè. Thật ra khi mới đi làm, mình cũng bị lúng túng vụ này, trong bảng chuyên luận yêu cầu pha 100ml dung dịch CuSO4 10%, mình hý hoáy tính xem m(CuSO4) bằng bao nhiêu. Thực ra trong thực tế, hiếm khi dùng nồng độ khối lượng/khối lượng, đa số là dùng khối lượng trên thể tích. Nhân sự kiện nhỏ này mà mình bàn luôn đến một sự kiện lớn, đó là mình học đủ thứ, nhưng lại không được trang bị kiến thức về thực tiễn. Để đến nỗi đi pha một dung dịch % thôi cũng làm bà con có được một trận cười thú vị. Ấy là chưa kể PTN nhà trường thì nghèo nàn, trong khi PTN ở các công ty họ trang bị những dụng cụ hiện đại và tiện dụng. Ngày trước mình toàn dùng quả bóp cao su 1 vale, đến lúc vào phỏng vấn, cầm cái quả bóp cao su 3 vales mà ngẩn ngơ. Hồi đó mình theo học chương trình Pháp ngữ, có môn “Introduction du chimie industrial”, tạm dịch là “Nhập môn hóa công nghiệp” do giảng viên người Pháp dạy. Chỉ một môn này thôi, sau này ra trường làm mình ứng dụng được quá trời thứ. Trong đó có nói về an toàn, về cách tính tỷ xuất công việc, về cách soạn thảo MSDS, … Rõ ràng là cách giảng dạy của bên mình vẫn còn cách thực tế một khúc khá xa. (Bỏ nhỏ chút nha: chuyện của mình cách đây 10 năm rồi, có thể sau bao lần cải cách, chương trình học của nước mình có chút biến chuyển nào đó chăng. … Không dám lạm bàn.)

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn Ocean, ngày đầu tiên đi làm mình cũng thắc mắc tại sao được hướng dẫn làm như thế! lúc đi học thì có được biết mấy thứ này đâu.

Long não là một chất rắn kết tinh màu trắng hay trong suốt giống như sáp với mùi thơm hăng mạnh đặc trưng. Nó là một loại terpenoid với công thức hóa học C10H16O. Nó được tìm thấy trong gỗ của cây long não (Cinnamonum camphora), một loại cây thân gỗ lớn thường xanh, mọc ở châu Á, đặc biệt là Borneo, Indonesia và một vài loại cây gỗ có quan hệ họ hàng khác trong họ Nguyệt quế, đáng chú ý là Ocotea usambarensis ở Đông Phi. Nó cũng có thể được tổng hợp từ nhựa thông. Nó được sử dụng vì mùi của nó, trong vai trò của các chất lỏng để ướp và cho các mục đích y học. Muốn tìm hiểu thêm về long não và các pư đặc trưng bạn có thể vào địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Long_não#.C4.90.E1.BB.99c_t.C3.ADnh_h.E1.BB.8Dc

cho em hỏi là trong viên băng phiến thì có nhiều long não hay không ? Có phải là hít nhiều mùi long não sẽ bị ung thư đúng không ?

Băng phiến hay còn gọi là naphtalen, là 1 trong những thành phần của long não. Chất này tác động đến tế bào hồng cầu gây ngộ độc và tự phân hủy. Xem thêm ở đây

Muốn tính số đồng phân ta sử dụng công thức sau: % = nr100 : ( tổng n*R) TRong đó n: là số C cùng loại r: khả năng phản ứng tương đối của H :24h_021:

mà anh ơi,khi viết CTCT của một số hchc có Cl,Br hay N,… kô theo một dạg chất mà có sẵn cách viết CTCT thì làm sao có thể vẽ được một cách chính xác?có sách nào chỉ điều này kô ạh?

không sai đâu chú ý đến cái tráng bạc ấy

bài này chắc là nhận biết but-1-en và but-2-en Nếu thế thì đơn giản Cho chúng tác dụng với dd Br2. Sản phẩm thu được tác dụng với KOH trong rượu Sản phẩm này cho tác dụng với AgNO3/NH3 là xong. Thân!!!

Bạn có thể viết cụ thể phương trình phản ứng theo ý bạn muốn nói không?

Theo như phản ứng cuối, có lẽ sản phẩm từ 2 chất đầu là ketone và aldehyd, nhưng cái bước KOH/rượu kia làm sao giúp cho ra 2 sản phẩm đó được :nghi (

mình có cách khác: oxi hoá cắt mạch, lấy 2 hỗn hợp sau khi cắt mạch đó cho tráng bạc dư, hỗn hợp nào tạo CO2 chứng tỏ chất ban đầu tạo ra hỗn hợp đó là but-1-en.:chaomung

@ anh minh duy: phản ứng của bạn phương hợp lý mà anh. -But-1-en+ Br2, sản phẩm cho tác dụng với KOH đặc/ancol sẽ thu được ankin có nối ba đầu mạch và cái này bị oxi hóa trong AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng!!!

nhưng nếu xét cả sp phụ nữa thì chắc chịu thôi

chắc có lẽ Br2 phân cực trong nước híc nên dd này là dung môi phân cực có khả năng hòa tan các chất phân cực:tuongquan

theo mình thì những muối nào bền với nhiệt không bị thủy phân thì sẽ cho ta được muối khan khi cô cạn còn khi cô cạn sản phẩm của phản ứng este với Na0H thì đó là muối của kim loại với gốc axit trong este thôi

Còn este nữa, nhiệt độ sôi của este < ancol, nhưng este so sánh vs andehit thì sao? Mọi người giúp tớ nhé. Thanks!

Giải thích rõ hơn về cái CT trên kia đc k mọi ng ^^ Thanks!

@zamchick: công thức đó hoàn toàn không có cơ sở và không chính xác