Peptit vòng cũng ghi tương tự thôi, tuy nhiên gọi tên vòng có rất nhiều trường hợp và trình bày khá rắc rối: VD: cyclo*(-Val-Orn-Phe-Pro-) , hoặc thay vì viết cyclo ta ghi thứ tự lần lượt rồi đóng vòng hình chữ nhật ký tự đầu và cuối. Nếu liên kết trong vòng disunfua, người ta có thể ghi rõ cầu nối -S-S- đó. VD: Cys-Tyr-Asn-Cys rồi đóng khung hình chữ nhật giữa 2 đầu Cys, giữa có ghi " S-S". -Khó diễn đạt quá, mong bạn thông cảm, nếu có điều kiện thì mua quyển danh pháp hóa học về xem nhé!!
Đề thi thử trường mình có mấy câu sau, nhờ mọi người xem hộ cái:
- Cho một ít tinh thể NH4Cl vào ống nghiệm, sau đó nung nóng rồi để một mẩu giấy quỳ tím lên miệng ống, màu của giấy quỳ ẩm sẽ biến đổi như thế nào? A.Không đối B.Hóa xanh C. Hóa đỏ D. Xanh và đỏ.
2.Cho cân bằng H2O <—> H+ + OH- delta H > 0. Ở 25độ C, pH=7, đun nóng đến khoảng 70độ thì môi trường pH như thế nào: A.Tăng B.Giảm C.Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm
3.Mantozo có phản ứng với H2/Ni,to không?
-
Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt diêm vào vỏ là: A. P+O2–>P2O3 B. P+O2–>P2O5 C. P+KClO3–>P2O5 + KCl D. P+S–>P2S3
-
Al2(SO4)3 và KCl nếu dung dịch đặc thì cái nào dẫn điện tốt hơn. Tương tự cho dung dịch loãng. Nhờ mọi người giải thích hộ em cái.
- A ( vì dù NH3 có tính bazơ, HCl có tính axit, nhưng … tất cả điều đó chỉ có khi có dung môi mà thôi!)
- C (Vì cân bằng đó đâu làm thay đổi “nồng độ” của H2O đâu)
- Ku này do hai bạn glu nối tay, có OH semiaxetal nên có thể phản ứng được chứ.
- C. P+KClO3–>P2O5 + KCl
- Câu này ku suy nghĩ chút đi, giờ phải về chưa kịp nghĩ gì hết. (Có gì sai bỏ qua cho ^^)
- họ cho giấy quỳ ẩm mà.
- thì đáp án nói pH tăng không biết giải thích thế nào
- theo mình nó dạng vòng thì làm thế nào cộng được.
- sách Hoàng Nhâm tập 2 nói P bị đốt cháy rồi mới tác dụng với thuốc đầu diêm thế thì có lẽ là P+02–>P2O5 trước chứ nhỉ.
- thì không rõ lắm
Bạn Dinh Tien Dung trước khi hỏi nên đưa ra quan điểm của mình, chỗ nào hiểu chỗ nào không hiểu để người giải thích đỡ mất thời gian. Ví dụ câu 3, bạn đã đọc sách Hoàng Nhâm rồi thì cứ thế tương thôi, anh em ở đây cũng đọc sách mà ra chứ làm thế quái nào biết được. Câu nào bạn đã đọc đáp án rồi thì nói luôn ra anh em giải thích cho nó dễ. Hóa học làm môn khoa học thực nghiệm, lý thuyết đưa ra chỉ để giải thích sao cho phù hợp với thực nghiệm
-
Quỳ ẩm sẽ đổi thành hơi đỏ vì HCl là axit mạnh còn NH3 là bazo yếu. Cũng có thể giải thích là 2 chú đó bay lên gặp ẩm lại hóa lại thành NH4Cl, chú này có tính axit yếu.
-
Phương trình bạn viết ko ăn nhập với câu hỏi. Đúng ra phải là H2O <----> (H+) + (OH-) deltaH>0. Sự phân ly của H2O là quá trình thu nhiệt, khi T tăng, quá trình thuận tăng, nồng độ H+ tăng, pH phải giảm. Bạn xem kĩ lại coi người ta hỏi nước hay cái gì. Bạn nói
2.Cho cân bằng H2O <—> H2 + O2 delta H > 0. Ở 25độ C, pH=7, đun nóng đến khoảng 70độ thì môi trường pH như thế nào:
không biết là đun cái gì. Câu trả lời của mình dành cho đun nước.
- Ku này do hai bạn glu nối tay, có OH semiaxetal nên có thể phản ứng được chứ.
Cái này đúng, nhưng phản ứng với H2 thì không được. Phản ứng tráng gương thì được vì trong dung dịch tồn tại cân bằng giữa dạng vòng và dạng andehit không vòng (nhờ còn 1 nhóm OH semiacetal)
- Bó tay. Bạn đọc đáp án ra thì may ra anh em mới giải thích được.
- pH bảo “tăng” thì hơi vô lí, tại khi nhiệt độ tăng thì thang pH lúc đó đã khác rồi ( trong trường hợp này thang tăng khi nhiệt độ tăng).! Vì vậy sự tăng ở đây phải hiểu đúng là sự phân li H+ (và cả OH-) tăng khi nhiệt độ tăng, vậy thôi! ( Cái này nói dễ cãi nhau như hằng số cân bằng lắm). Tớ bảo không tăng không giảm là vì nói theo ý nghĩa. Đành chấp nhận cái sự vô lí của đầu bài :))
- Câu so sánh ấy thì ta có thể nói đơn giản sau : dd KCl có K+ và Cl- (đều 1 đơn vị điện tích), Al2(SO4)3 có Al3+ và SO4 2- ( đơn vị điện tích lớn hơn 1). … Nếu cho rằng khả năng phân li của hai dung dịch này chênh lệch không đáng kể thì dd muối nhôm sẽ dẫn điện tốt hơn vì các lí do sau : điện tích lớn, và Al3+ có cân bằng tạo phức hidroxi với nước ( Al3+ +H2O <—> AlOH 2+ + H+) Thì từ 1 ion nguyên tử cho ra 2 ion nguyên tử, nghĩa là tăng số ion trong dung dịch và hệ quả là tăng độ dẫn điện. … ( Ý kiến thêm : Nhưng vì Al2(SO4)3 có phần của lk cộng hóa trị, việc phân li của nó kém hơn KCl (vì là ion gần như hoàn toàn) nên sự phân li có thể chênh hơi nhiều, vì vậy ta phải cho nồng độ cụ thể tí đỉnh thì mới được!). Và loãng hay đặc thì … như nhau thôi ( Mấy câu so sánh kiểu này không biết thế nào mà lần :)) )
Anh xem sách HN nói như thế nhưng đáp án là P + KClO3 thì em mới hỏi chứ.
Câu này thì đúng là em nhầm. Nhưng họ nói đun thì chỉ có đun nước chứ.
anh giải thích lại câu này được không. Tại sao H+ tăng mà OH- lại không tăng.
Long cho hỏi tí đó là chỗ cân bằng tạo phức. Thì nếu dung dịch loãng hơn thì quá trình tạo ra kết tủa dễ hơn mà. Khi đó thì độ dẫn điện kém hơn
anh giải thích lại câu này được không. Tại sao H+ tăng mà OH- lại không tăng.
Bạn xem lại định nghĩa pH…pH=-log(H+). Cho dù nồng độ OH- tăng cũng không ảnh hưởng đến pH. Giải thích thêm
Tại sao tại 25oC, pH của H20 = 7. Vì hằng số cân bằng K của phản ứng phân ly
H2O= H+ + OH-
là 10^-14, do đó nồng độ H+ là 10^-7, do đó pH=7.
Khi tăng nhiệt độ, vì phản ứng trên thu nhiệt nên cân bằng chuyển dịch sang phải, hay Kcb tăng, hay H+ tăng, nói kiểu gì cũng được.
Bạn vẫn chưa cho đáp án câu độ dẫn điện.
Ta cũng có thể tính theo pH theo công thức đó là pH=14+logOH- mà anh. Thế sao lại nói cho dù nồng độ OH- tăng cũng không ảnh hưởng đến pH.
Câu độ dẫn điện đề chỉ hỏi là cho dung dịch loãng thôi và đáp án họ là Al2(SO4)3 lớn hơn nhưng em thấy vô lý thôi. Và cũng muốn hỏi thêm nếu trường hợp dung dịch đặc thì sao thôi.
Huynh phải xem lại bản chất của công thức đó xem 14 đấy ở đâu ra với cái định nghĩa pH là gì thì sẽ rõ :nhau (. Ở các nhiệt độ khác nhau thì K phân li của nước là khác nhau.Quá trình phân li thu nhiệt nên khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch sang phải. Cứ tưởng cái này rõ quá rồi chứ :24h_032: Thế nên mới có cái chuyện pH=7 với dung dịch trung tính cũng cần xem xét :ungho (:ungho ( (chung quy vẫn chỉ viết lại những gì anh mdlhvn đã viết :leuleu ()
Còn cái câu độ dẫn điện của dung dịch KCl với Al2(SO4)3 thì cần xem xét “tốt hơn” là phải so cái gì đây :noel1 ( Loãng đặc sẽ có vai trò ra sao? Trước hết thì cả 2 thằng đều tan rất tốt và quá trình phân li ra ion coi như hoàn toàn (Al3+ còn bị thủy phân mạnh) thế nên có chăng việc so sánh ở đây là sự hidrat của các ion này trong dung dịch nước. Khi các ion bị hidrat càng lớn thì khả năng di chuyển trong dung dịch càng kém => dẫn điện kém hơn. Mức độ hidrat hóa sẽ tăng khi bán kính ion càng nhỏ, điện tích ion càng lớn. Tra số liệu mức độ hidrat hóa (số phân tử H2O lk với ion) của mấy cái ion này thì K+ là 4, Cl- là 3, Al3+ là từ 6-16 , anion SO4(2-) là 3->10 (đi tra trong sách của thầy Nguyễn Duy Ái và trên scienceDirect mỏi cả cổ :2:)
Tuy nhiên nồng độ ion 2 dung dịch không rõ ràng (vì nhôm sunfat sẽ phân li ra nhiều ion hơn nếu cùng nồng độ) và việc so sánh hidrat ion này thường chỉ áp dụng so sánh các muối tương tự nhau của các nguyên tố cùng nhóm chứ em chưa gặp đi so khác nhóm thế này bao h
Vài lời góp ý :012:
P.S: Lúc nãy đi tra số liệu có đọc được một cái bài báo cáo hay hay gửi mọi người tham khảo
Với một vấn đề ngó đơn giản mà ku Bo_2Q làm cho nó có sắc thái khoa học hơn rồi đây. Đúng là trước khi Bo_2Q post bài chúng ta chỉ mới bài ở mức định tính, nghĩa là nói “bốc phét” với nhau, ai có lí thì theo. Nhưng khi đã có những hằng số cụ thể thì nên xem xét lại một chút. Đầu tiên nên xét tới các yếu tố phụ sau:
- Loãng là loãng như thế nào, đặc là đặc đến mức ra sao (vì sẽ có một nồng độ tới hạn nào đó mà tại đó sự phân li sẽ phải tính bằng hoạt độ, hơn nữa sẽ rắc rối và cần thêm dữ kiện nữa).
- Nhiệt độ.
- Các hằng số tạo phức hidroxo (hồi bữa type nhần là hidroxi) ( mình nhớ không lầm thì là 1.1x10^-5, cũng khá “lớn” và cần quan tâm).
- Các yếu tố tác động đến khả năng dẫn điện ( Sự hidrat hóa ion, hằng số điện môi hoặc hằng số dẫn điện …).
- Nắm được các công thức vật lí, hóa học phần này. ( Chưa bao giờ tớ nhớ cả, sách hóa lí của các thầy ở đại học tổng hợp có nhắc tới, ai có thời gian thì xem lại tí đi). … Đó là vài điều mình nêu ra để các anh em tiện giải quyết cho xong cái này. Mình cũng muốn xem xem nó như thế nào (đề tài khá thú vị) :012: To Bo_2Q : Sách nào của thầy Ái thế ( Một số phản ứng …) hả? :24h_040: , mà ku hình như bỏ qua quá trình tạo phức mà chỉ quan tâm đến ion hidrat nhỉ, phải chăng là quá trình hidrat mạnh hơn “rất nhiều” không?:ungho (
Anh em theo đây mà giải thích nhỉ :nhau (:nhau ( Trích từ Handbook của Mcgraw-hill (Click cho to ảnh lên)
To longraihoney: Ý anh là phức aqua (hidrat) á, em thấy nó chả khác gì nhau cả tùy quan điểm mỗi người thôi. Phức cũng chỉ là một cái tên gọi cho toàn thể khối gồm ion và lớp vỏ H2O. Ở đây đang xét sự ảnh hưởng của hiệu ứng bao bọc này nên gọi tên hidrat hóa phù hợp hơn chứ nhỉ. Còn nếu ý anh là phức hidroxo của nhôm thì pK1 của phức là 9.27, pK4 là 33.03 => không ảnh hưởng nhiều :noel1 (
-
Chú Dinh Tien Dung kiến thức lơ tơ mơ, sao lại đi giải mấy bài này nhỉ. Hiều không kĩ người ta giải thích rồi bụp phát hỏi luôn, không chịu suy nghĩ kĩ càng gì cả. Chú mà học chuyên thì anh hơi bị thất vọng đó.
-
Cảm ơn bạn Bo_2Q trả lời rất rõ ràng, đầu tư công sức đi tìm số liệu về độ dẫn.
-
Thực ra mấy thầy VN rất hay hỏi theo kiểu đánh đố như thế. Nếu gặp trường hợp tương tự bài khả dẫn điện trên thì các bạn nên đưa thêm giả thuyết (ví dụ nồng độ cái này bằng cái kia…)
-
Bạn longraihoney đọc nhiều nhưng chưa vững
Cho em hỏi hok biết đề này có sai kô nữa. Đó là nhận biết butilen va but-2-en. Thx
Trong 1 số bài Hoá nhận biết hũu cơ HSG có 1 dạng bài là ch0 mẫu thu*? vào dd Br2 ví dụ 1 : Phân biệt dd C2H5OH và xiclohexanol Ta dùng dd Br2 mẫu thu*? nào cho dd đồng nhất là C2H5OH con`xicohexanol tan rất ít tạo dd cắt lớp. Ví dụ 2 Nhận biết 4 khi’ : NH3, C2H4, SO2, H2S, Cho vào nuớc Br2 -Mẫu làm mất màu Br đồng thời có khí bay ra la NH3 pt NH3 + Br2 ----> N2 + HBr -Mẫu thu*? nào làm mất màu Br và tạo kểt tủa vàng là H2S pt: H2S + Br2 -----> HBr + S
- Mẫu nào làm mất màu Br và tạo dd đồng nhất là SO2 pt SO2 + H2O + Br2 ----> HBr + H2SO4
- Mẫu nào làm mất màu Br đồng thời tạo dd cắt lớp là C2H4 pt C2H4 + Br2 —> C2H4Br2 Trên đây là 1 so^’ Vd Các bạn cùng thảo luận về vấn đề xét tính tan của các dd hu*u~ cơ trong dd Br2 và nước Br2. nhé! Xin lưu ý dd Br2 khác nước Br2…
To mdlhvn : Dinh Tien Dung kiến thức tốt nhưng không phải ai có kiến thức tốt đều không hỏng hóc ở một phần nào đó (vì nhiều lí do), thích thì anh check lại đi, đừng nhìn vậy mà nghĩ vậy. Câu hỏi đánh đố được đưa ra tuy có gây bực mình cho những người có kiến thức chuyên môn cao nhưng đối với học sinh thích rèn luyện khả năng tư duy, suy luận thì nó còn quí hơn vàng đấy anh ạ, bởi vì nhờ vậy mà chúng ta học được nhiều điều. Chỉ trừ khi nó được đưa ra với mục đích “gài gà nhà” thì thôi rồi … Không có ý kiến. Câu đó có thể dừng được rồi.
Có câu này đã được chiêm ngưỡng câu hỏi nhưng đáp án chưa thấy đâu cả ( Dù đã lờ mờ tìm ra lời giải, thấy cũng hơi lố bịch nhưng tới giờ nó vẫn còn tốt chán ^^). Xét cái chất sau: Cu(H2O)5SO4. Giải thích tại sao Cu2+ có số phối trí là 4 mà lại “gậm” tới 5 phân tử nước một cách “đẹp” như vậy? ( Vì sao mỗi nguyên tố kim loại chuyển tiếp và ion tương ứng với các mức oh khác nhau của nó có số phối trí nào đó thì ta có thể đề cập đến năng lượng mà giải thích thì cũng tạm cho là đủ, ở đây không xét cái “quá tầm” này nhé!):tantinh (
Sách Hoàng Nhâm nói 5 nước thì có 4 nước ở cầu nội, 1 nước ở cầu ngoại mà. Thì như thế vẫn thỏa mãn số phối trí là 4 chứ.
Mình chưa đồng ý với thầy ấy về chỗ này lắm. Nếu nói vậy thì viết cấu trúc của chất ấy như thế nào (cả cầu nội và cầu ngoại)? :3:
Mình nghĩ bạn cân 100g chất tan vào 100ml nước thì được nồng độ 100% (kl/tt) rồi