Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

  • ý thứ 2 của truyenoline1803 lạc đề thì phải :24h_016: theo mình được biết thì khi uống sữa thì protein trong sữa sẽ tạo phức với kim loại nặng và các khí độc chẳng hạn như CO (phức bền ). Nên nó sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể. (mình đã làm làm báo cáo về myoglobin trong thit )

còn về cu2+ có khả năng diệt khuẩn đấy ? chẳng hạn người ta dùng làm thuốc trừ sâu đấy thôi. Nên bỏ vào chậu hoa thì có thể giữ hoa tươi lâu hơn . Mà bạn tham khảo các bước đầu của việc xử lý hoa cho vào chậu nữa đấy , nếu xử lý hok tốt thì cũng vậy thôi "tàn đời hoa “. Vấn đề này đã thảo luận trong mục " hóa ứng dụng” cách để giữ hoa tươi lâu. đây và vài lời mình góp ý tí. thân

Ý đầu ấy… theo tôi bít í (dỉ nhiên k sâu mấy, cũng k gọi là rõ ràng) thì khi TN mà lỡ bị í thì uống càng nhiều sữa càng tốt (nôn đc càng tốt), vì sữa sẽ tráng một lớp quanh thành dạ dày k để dạ dày hấp thu chất j cả (kể cả dinh dưỡng). Hổng bít có giúp đc j k ta.

bài 1:cho vào CuO giống như đốt cháy, tạo CO2,H2O,cho vào H2SO4->H20,KOH->CO2,bạn đặt ẩn x,y là số mol của 2 rượu, viết pt ->hệ,giải là xong Bài 2 đặt Cx/Hy/ là công thức trung bình của 2 hidro các bon giải hệ ta có x/ , y/,chú ý rằng đây là giá trị trung gian giữa 2 số nguyên tử C và H của 2 chất ,ta sẽ suy ra được 2 chất đấy bài này rất nhiều người biết làm ,bạn có thể hỏi các bạn trong lớp,sẽ hiểu hơn

ủa, e nghe đồn oxh hữu hạn acol bậc 1 cho ra anđehyt + H20 + Cu mà a? e cũng hem giỏi hóa lém, có j` ko đúng xin a chỉ giáo!

cho ancol metylic td CuO tạo anđehyt fomic + Cu + H20, tương tự, ancol etylic tạo anđehyt axetic… Cho cái nóng đỏ làm j` thì e hok biết ^^

em không biết công thức R’OOCR có đúng không chỉ em, nếu đúng là vì sao, nếu sai là vì sao. Cảm ơn nhiều lắm

Có 2 cách gọi tên là theo danh pháp (học thuộc lòng, đây là những tên thông thường) và hệ thống (có qui tắc). Ester la dẫn xuất từ acid nên đọc theo tên acid. CH3COOH: ethanoic acid (tên hệ thống IUPAC) acetic acid Do đó có 2 tên gọi CH3COOC2H5 là ethyl ethanoate (tên hệ thống) hoặc ethyl acetate (tên thông thường). Cả 2 cách đọc đều được chấp nhận . Thân .

bạn ơi, west thấy người ta thường đặt công thức là R-COO-R’ giải những bài toán với NaOH, còn bài đốt cháy thì đa phần dựa vào số mol CO2 và H2O. west cũng học dở hóa lắm, có j` nhờ mấy a c giúp đỡ ^^.

em mạn phép hỏi các anh chị: chất béo ko tan trong nước là do nó là HCHC ko phân cực nên chỉ tan trong các chất ko phân cực mà ko tan trong nước( nước là HCHC phân cực mạnh) .liệu liên kết H có ảnh hưởng j` đến việc ko tan này ko???

Liên kết hidro ảnh hưởng mạnh đến độ tan của các hợp chất hữu cơ nói riêng và cả giới hợp chất nói chung bạn à. Lưu ý nhé : nước là dung môi phân cực thôi (Đừng dùng từ mạnh). Sự dễ tan của các chất được giải thích là việc tạo được lk hidro với nước nói chung và lk hidro giữa các phân tử của chúng nói riêng.

nghĩa là độ phân cực của chất béo là ko ảnh hưởng đến độ tan mà chỉ là do chất béo ko có liên kết H thui à bạn

mình nghĩ là vẫn có ảnh hưởng của sự phân cực vì thế mới giải thik dc sự tan của chất béo trong HCHC

quy tắc chất phân cực tan trong chất phân cực và ngược lại là một quy tắc hoàn toàn mang tính kinh nghiệm. vì vậy ko thể mang khoa học chính sác ra để nói là hoàn toàn có hay hoàn toàn ko được bạn ạ.:021_002:

vậy để lí giải chính xác vì sao chất béo ko tan trong nước ta dựa vào cái j`

Cho mình hỏi bài tập này: Viết các đồng phân este được tạo từ axit và acol của C4H6O2. Cho tác dụng với Na, Br2 Thanks :smiley:

Theo mình, chất béo không tan trong nước có thể giải thích bằng tính “kị nước” của gốc R có trong nó.

Đây là một bài toán dạng “lắp ghép”. Để có thể suy luận tốt và tích cực cho chính mình, trước tiên tôi đề nghị bạn thực hiện việc viết các phương trình phản ứng có thể có , nghĩa là đưa ra các sản phẩm ester có thể có. Như vậy mọi người sẽ có thời gian xem đến và giúp bạn tìm ra những phần còn sót nhanh hơn.

Thân,

các đồng phân của C4H602 HCOOCH2CH=CH2 HCOOCH=CH-CH3 HCOOC(CH3)CH2 CH3COOCH=CH2 CH2=CHCOOCH3 ESTE ko tác dụng với Na, còn với Br2 Este không no tham gia p/ư cộng vậy thôi tui nghĩ bạn có thể viết đc p /ứ cộng của Br2 với este C4H6O2(dễ mà)

Đúng như unin-uno nói, muốn giải thích tính tan của hợp chất hữu cơ, ta dựa vào tính phân cực của chúng . Đối với hợp chất có cực thì giữa các phân tử xuất hiện lực lưỡng cực - lưỡng cực, lực này hút các phân tử lại gần nhau và định hướng đầu dương của phân tử này hướng vào đầu âm của phân tử kia . Chính lực hút các phân tử lại gần nhau giải thích hiện tượng các phân tử tan vào nhau . Đối với các hợp chất không cực thì giữa các phân tử có lực van der Waals (lực London). Lực này xuất hiện do trong quá trình các điện tử di chuyển, có một lúc nào đó các điện tử phân bố không đồng đều trong phân tử và dồn nhẹ về 1 phần phân tử, gây ra 1 lưỡng cực nhỏ . Lưỡng cực này lại gây ra lưỡng cực ngược dấu với phân tử xung quanh . Những lưỡng cực này thường xuyên thay đổi, kết quả là sinh ra lực hút giữa các phân tử không cực và giải thích tính tan của chúng . Để đánh giá độ phân cực của hợp chất thì ta dùng moment lưỡng cực . Tính phân cực của hợp chất do đóng góp tất cả các nối có tính phân cực trong phân tử gây ra . Nói về chất béo là glicerid (ester của glicerine với acid béo) thì nó gồm 2 đầu là 1 đầu ưa nước (glicerid) và 1 đầu kị nước (dây alkan). Khi cho vào nước thì tù nồng độ mà nó sẽ quay các đầu kị nước lên trên và hướng đầy ưa nước (ái thuỷ) xuống dưới hoặc quay tất cả đầu ưa nước ra ngoài và hướng đầu kị nước vào trong tạo thành hình cầu . Như vậy trong hệ glicerid - nước là hệ keo chứ không đơn thuần là tan hay không tan. Thân!

Mọi người ới ! Mọi người mọi người có kinh nghiêm gì về việc xác định đồng phân quang học không( cụ thể là cách xác định danh pháp và phân loại độ hơn cấp) Ai có vốn liếng gì thì chia sẻ với cái phần này tui dốt wá đang rất cần chỉ giáo gấp:welcome (

Mua cuốn danh pháp Hóa hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn hoặc sang topic danh pháp Hóa Hữu cơ bên box Hữu cơ down bộ IUPAC recommendations 2005 về mà đọc