eo ơi nhưng cuốn danh pháp Hóa hữu cơ của thầy Trần Quốc Sơn thì khó kiếm lém mới lại cái bộ IUPAC recommendations 2005 thì toàn là tiếng Anh thui . Đọc mà hiểu là chít liền Hix:24h_083:liệu bạn còn cách nào không
Bạn đang cần hổ trợ gấp- Nghĩa là bạn đang có một trường hợp cụ thể. Bạn nên đưa trên diễn đàn này để có thể giúp bạn cái cụ thể và sau đó giúp bạn tự tìm hiểu những trường hợp tương tự. Để vận dụng tốt cách xác định danh pháp và phân định thì cần phải luyện tập thực hành nhiều, đi từ dễ đến khó rồi mới rút ra được quy luật cho chính mình.
Không thể xây thành Rome trong một ngày - hay không thể ăn một lúc trong 1 phút 10 chén cơm- phải không các bạn?
Sách của thầy Sơn khó kiếm thì bạn có thể hỏi han các thầy cô, các anh chị hoặc các bạn của bạn. Không biết thì hỏi, muốn giỏi phải học mà! Đúng không nè?! ^.^
Đối với quyển “IUPAC recommendations 2005” thì mình nghĩ đây là cơ hội để bạn mở rộng vốn từ chuyên ngành hóa tiếng Anh :mohoi (, bạn nên tra từ điển để hiểu, chỗ nào chưa rõ thì post lên 4rum, mọi người sẽ giúp bạn đả thông mà ^.^
Vậy nhé. Chúc bạn học tốt. Thân ái.
Vậy hem!:hutthuoc( Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của mọi người
Nếu vậy có chút khó hiểu mong mọi người giúp hem!
Đối với việc xác định độ hơn cấp của các nhóm thế đơn giản thì dễ rùi nhưng mà đối với chất có nhóm thế phức tạp hơn thì phải làm sao?Ví dụ như chất này chẳng hạn:
C5H10-CH2-CO-CCH3(Br)-CH2-CH=CCl-CH3 (Chỗ có * ấy là gốc xiclopentyl)
Đấy mọi người thử bình luận xem:hutthuoc(
Ở đây nhóm C = Cl hơn câp hơn, vì xét đến các nhóm tiếp theo có Cl Z cao hơn
liệu có đúng không vậy! Thế còn đồng phân quang thì sao, có C* mà
Thì như trường hợp của bạn sẽ xét các nhóm tiếp theo là C = O và C - Cl, ở đây C = O thì có độ hơn cấp kém hơn (Z = 16 = 8x2) so với Cl (Z =17)
C5H10-CH2-CO-CCH3(Br)-CH2-CH=CCl-CH3 Em nghĩ là nếu xét tại CCh3(Br) thì nhánh bên trái cấp cao hơn chứ anh, bởi vỉ [b]C[/b] nối với C và C, C nối với 2 O còn C nối với 2 H và 1 C nên nhánh có C phải cấp cao hơn, còn C-Cl nằm xa hơn nữa mà, chưa xét tới.
Vậy thì tóm lại độ hơn cấp của 4 nhóm thế gắn với C* như thế nào. Liệu có qui luật tính toán gì không?
Làm phiền mọi người chút! :welcome ( Ax đi-n-propyl axetic trong y học gọi là Ax Valproic dùng để chữa bệnh động kinh(cũng không chắc tên của nó lắm) .Hãy gọi tên IUPAC và giải thích tại sao khi chế thành dược phẩm người ta không dùng chính Ax mà dùng muối natri của nó
Cứ dựa vào Z là ra tuốt. Nếu Z của nhóm thứ nhất bằng nhau thì ta xét Z của nguyên tố thứ hai kế cận, cứ thế mà làm là ra à
Acid Valproic
Tên IUPAC: 2-propylpentanoic acid Acid valproic có half-lìe biological (thời gian thuốc mất đi 1 nữa hoạt tính) là 9-16 giờ, rất ngắn nên không thể bảo quản được, người ta điều chế dưới dạng muối để khi vào bao tử thì acid trong dạ dày sẽ chuyển hóa muối thành acid và làm thuốc trị bệnh (những thuốc dạng này gọi là tiền dược, khi vào cơ thể được cơ thể chuyển hóa thành thuốc nhờ enzym, acid dạ dày, …). Chú ý là nếu muối Na thì ion Na+ có hại cho người tim mạch, huyết áp, những người cần cử ăn mặn nên thuốc có thể gây tác dụng phụ. Thân! More reference: Valproate - Wikipedia-
Tên IUPAC của acid valproic là: 2-propylpentanoic acid. Bạn có thể tham khảo thêm ở link sau: Valproate - Wikipedia
-
Khi dùng trong dược phẩm không riêng gì trường hợp bạn nói, người ta đều sử dụng muối Na của acid - NaX chứ không dùng acid - HX (thông thường các acid hữu cơ là các acid trung bình yếu so với các acid vô cơ mạnh trong dung môi nước nên đều có sự thủy phân gốc acid —> acid) vì khi uống vào thuốc sẽ phân rã từ từ đi vào cơ thể tránh sự thay đổi đột ngột không có lợi cho cơ thể, các quá trình thủy phân cũng diễn ra chậm. Khi ấy gốc acid sẽ thủy phân từ từ ra acid - tác nhân chữa bệnh: NaX --H2O–> Na+ + X- X- + H2O <—> HX + OH-
Một câu hỏi gửi các bạn: Topatepine, dược phẩm điều trị bệnh Parkinson, có bao nhiêu đồng phân, cho biết cơ cấu và danh pháp hóa học lập thể những đồng phân này . Thân!
Trong dạ dày là HCl mà anh :24h_083::24h_083:
Cái điều ấy là mình được nghe 1 thầy ở đại cương giảng chứ không phải mình “phán” đâu tiger ah :mohoi ( Kì này mình mới học hóa dược. Nếu có sai sót mình sẽ sửa lại ngay :hun (
Đúng roài. Acid trong dạ dày là HCl nhưng bạn có nghĩ trong cơ thể người 70% là nước; mặt khác, khi uống thuốc vào bạn có uống nước nữa mà :mohoi (
Vì sao ko giặt đồ trong nước cứng, có phải là do nước cứng sẽ tạo ra ion Ca 2+ và Mg 2+ khi gặp xà phòng hay là do xà phòng có quá ít kiềm!!! :welcome (
Gửi bạn ít thông tin thu được từ…net :mohoi (
Thêm 1 link nữa để bạn đọc chơi ^.^
Chúc bạn học tốt. Thân ái.
:welcome (có câu này nhờ mọi người giúp Hãy dùng một hóa chất để phân biệt: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH xin cảm ơn trước
Lấy 3 mẫu rượu có khối lượng bằng nhau, methanol có số mol nhiều nhất, pentanol có số mol ít nhất, cho phản ứng với Na, methanol cho số mol H2 nhiều nhất, pentanol cho số mol H2 ít nhất . Thân!