Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Bạn tham khảo thêm link sau nhé. Chúc học tốt. Thân.

http://images.google.com.vn/images?q=limonen&hl=vi&pwst=1&lr=lang_vi&um=1&ie=UTF-8&sa=N&tab=wi

trong sach ko viet ve hieu ung hoa hoc:nghe ( nhung phan do rat quan trong giup hieu ro ban chat lien ket trong hoa huu co :24h_125: ban nao co long tot gui minh duong link noi ve phan nay voi :24h_016:

Trong các giáo trình hữu cơ thì ban đầu đều nói rất kĩ về phần này rồi bạn chịu khó đọc thêm và làm bài tập sẽ hiểu thôi

Nhóm thứ 2 bạn có thể tách bằng cách cho vào nước, sau đó cô cạn thu được NaCl rắn. Thu lấy phần hơi, ngưng tụ, sử dụng các chất hút nước mạnh để thu C2H5OH nguyên chất rồi thêm Na vào.

cái phần 2 khi cô cạn xong còn có lẫn cả NaOH nữa nên cho thêm HCl dư , đun bay hết hơi nước mới lấy được NaCl khan :hutthuoc(

Chào các anh chị và các bạn trong diễn đàn! Em có 1 bài tập muốn hỏi liên quan đến phần este của phenol mong mấy anh chị hướng dẫn giúp ạ Đề: 2,76g chất A gồm (C,H,O) có CTPT trùng với công thức đơn giản nhất tác dụng đủ với NaOH sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước, phần rắn chứa 2 muối Na có khối lượng 4,44 g. Đốt hoàn toàn 2 muối này thì được 3,18 g Na2CO3, 2,464 lít CO2(đkc) và 0,9 g H2O. Xác định CTPT, CTCT có thể có của A. Dùng 1 CT để viết các p/ứ xảy ra p/s: vì là thành viên mới nên có gì sai sót mong mấy anh mấy chị chỉ giáo ạ. Thanks all !

bài này bác cứ tính bình thường , chất sản phẩm ko hẳn là este của phenol do bản thân phenol được coi là 1 acid yếu nên nó pứ dễ dàng với NaOH cho muối natri phenolat :welcome (

Chất rắn là muối Natri của phenol và muối natri của axit trong este ban đầu .Dùng pp bảo toàn nguyên tố là OK! thân!!

Nếu mà bạn đang học chương trình phổ thông mới ấy thì có vài đồng phân từ C1 tới C10

Khi viết đồng phân của Triglixerit, có phải là đổi chỗ các gốc axit cho nhau không? Các anh chị chỉ giúp em với, vì em không có phần mềm viết công thức Hóa nên anh chị nào có thể cho vài ví dụ càng tốt!!!:welcome (

Nếu các gốc axit khác nhau thì phải đổi chỗ, nên mới tạo ra các đồng phân Triglixerit khác nhau.

1 ancol đơn chức A cho tác dụng vừa đủ với dd HCl.Thu được sản phẩm X có: 60,68376% Cl về khối lượng.Tìm CTPT ancol A.

gọi CT của ancol là ROH —> sản phẩm sau pứ với HCl là RCl —> %Cl = (35,5.100):(35,5+R) = 60,68376 —> R = 23
—> hèm biết chất chi nữa :nghi (

Thèng ku quên mất là ancol có thể no hoặc không no nên sp cộng với HCl không chỉ là thế nhóm OH mà còn có thể cộng vào LK pi nữa CTCT: C5H7OH

Theo như công thức R-COO-R1 thì gốc Axit nằm ở R R-OOC-R1 thì gốc Axit nằm ở R1 Thế còn công thức R-OCO-R1 thì gốc Axit nằm ở đâu?:015:

công thức trên chỉ sử dụng trong tính toán thôi .không dùng để thể hiện cấu tạo phân tử đâu

Theo như cách đọc của chất CH3-COOC2H5: Etyl axetat. Nhưng đọc tên Este phải theo IUPAC, nhưng axetat là tên thông thường của Axit Axetic, thế có nghĩa là sao? Vậy với chất trên có thể đọc là Etyl Etanoat có được không?:welcome (:24h_125:

Nhưng công thức ấy vẫn dùng để vik phương trình phản ứng, nếu mình không phân biệt được đâu là gốc axit thì dẫn đến vik sai công thức của muối và rượu ----> bài toán có thể sai đấy!!!

cái CT R-OCO-R’ thì cho pứ với NaOH ta được sp :

R-OCO-R’ + NaOH = R-OH + NaOCOR’

ngtử O viết trước C tức là O này lk với R và C ; còn ngtử O viết ở sau thì tức là O này chỉ lk với C thôi :24h_057:

Công thức R-OCO-R1 thì acid và rượu tương ứng là R1-COOH và R-OH. Bạn viết CTCT ra là thấy thôi.