Chả ai dùng Wurtz với để tạo biphenyl từ Csp2 cả, vì hiệu suất rất kém. Nếu đi qua Csp2 thì dùng Suzuki lại ổn hơn nhiều . Hoặc dùng phản ứng Ullmann, nhiệt phân benzen với xúc tác Cu sẽ cho biphenyl, nhưng cá nhân mình ủng hộ Suzuki - Miyaura. Cách làm thì như sau: C6H5Cl ----1/Li, 2/ B(OH)3, 3/ PhCl với xúc tác Pd(0)----> biphenyl ^^
Phản ứng tạo thành xeton từ ankyl liti (RLi) và amit thường không hiệu quả, trừ trường hợp những amit Weinreb và những N-metoxi-N-metylamit. Trong những trường hợp này, xeton được tạo thành với hiệu suất cao trong những điều kiện ôn hòa. a/ Giải thích vì sao khi những amit thông thường phản ứng với RLi thì không tạo ra xeton? Những sản phẩm điển hình của những phản ứng này là gì? b/ Vì sao những amit Weinreb lại tạo được xeton ( sau khi +H2O)? thử đề xuất sơ đồ tổng hợp các N-metoxi-N-metylamin từ axit cacbonic. Bài này em tạm đưa vào đây, mấy anh giúp em với, có thể sau này em sẽ chuyển bài này qua phần ĐH để tiếp thu thêm. Thanks.
- Do RLi hoạt tính quá mạnh nên cho sản phẩm là ancol bậc ba luôn
- Cái amit này có sự cản trở không gian lớn nên dừng lại ở giai đoạn chính tạo xeton ^^
Chào Huy ! Mình làm hấp phụ kim loại của chitosan.
Ai có cách nào hay chỉ cho mình với.Mình muốn tự học môn hóa nhưng mà không biết phải bắt đầu như thế nào nữa.
[b][i]khi vào phong thí nghiệm em đọc thấy rằng khi làm thí nghiệm, có mấy cái khí độc bay ra, gặp protein trong sữa thì tủa xuống, đỡ độc hơn có phải vậy không? mấy anh chị giúp em ^^! nếu có thì kjhi1 đó là khí gì còn một câu nữa
bỏ dây đồng vào nước, sẽ tan 1 phần rất nhỏ tạo Cu2+ có khả năng diệt khuẩn tốt nên hoa lâu tan có phải không? giúp em với T__T[/i][/b]
Bạn đag học dh hay phổ thôg? trước hết theo mình nghĩ bạn nên đọc một vài ứng dụng của hóa học trong thực tiễn hay những vd hóa học bạn sẽ cảm thấy iu thix môn học của mình. Bạn tụ học nghĩa là bạn sẽ học với sách là chính do đó nên lựa những cuốn sách hóa tốt, cái này hỏi bạn bè anh chị j đó, nên nhớ là phải học cái căn bản trước. Hóa học là môn học thực nghiệm nên nó rất gần với cuộc sống. thật ra tự học sẽ co hiệu wả học rất tốt do tập trung học cao độ mà, theo mình thấy thì như vậy. Hãy bắt đầu từ cái cơ bản, đọc hiểu và pải học cách lí luận chặt chẽ, sau đó mới làm bài tập. Bạn nên nói rõ mình đag học hệ j để mọi ng cùg đóg góp kinh nghiệm heng! Chúc bạn học tốt! Thân:24h_115:
Mấy anh chi oi em đang học đến phần nhiệt độ sôi tùy thuộc theo mạch cacbon. Thầy noi mạch cacbon cang dài thì chất hc đó càng khó sôi ( đối với các chất cùng la mạch thẳng ). Cách giải thích là càng dài càng nặng thi càng khó sôi ??? Hỏi thêm một số bạn thì mấy bạn bảo là dải thì vướng víu khó “bay lên”… Em lại không được đồng ý lắm với cách nói trên , liệu còn các giải thích nào tận gốc hơn hok?? Xin mấy anh chị giúp đỡ. :24h_067:
Cách giải thích trên là cách dân dã nhất cho dễ tiếp thu đấy bạn ah. Tuy nhiên, đôi khi cách giải thích này lại làm cho người nghe cảm thấy…
Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào phân tử lượng và thể tích phân tử —> nhiệt độ sôi của các hydrocarbon (parafin cùng mạch thẳng, olefin thì mình ko có số liệu nên ko chắc lắm, anh em tra cứu thử nhé) tăng dần khi số carbon tăng dần là do phân tử lượng tăng và thể tích phân tử tăng
Cấu trúc mạch carbon cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của chất (parafin)
VD: nhiệt độ sôi của 1 số parafin:
- n-butane: -0.5 oC; i-butane: -11.7oC
- n-pentane: 36.1oC; i-pentane: 28oC
Một cách giải thích khác: Dây carbon (mạch thẳng, no) có cấu trúc gấp khúc ////////\ nên những dây này có thể chồng khít lên nhau như thế này ///////////////\ tức là phần “lồi” sẽ chồng lên phần “lõm” của dây trên, cách sắp xếp đặc khít như thế làm cho dây càng dài thì càng chặt và nhiêt độ sôi lớn. Đối với dây không no (olefin) thì có cầu hình cí, trán nữa nên nó có thể không xếp thẳng mà xếp lệch xuống thành như bậc thang (bạn thử tưởng tượng rồi vẽ ra) như thế này ~///= //////~ Cho nên olefin không có cấu trúc đặc khít như parafin được nên nhiệt độ sôi thấp hơn. Nếu cùng C thì parafin sẽ rắn còn olefin lỏng, điều này nhận thấy nếu hydrogen hóa dầu (thực vật, lỏng) thì sẽ tạo thành bơ (rắn). Thân!
Tôi có vài ý kiến về câu hỏi này. Trước hết chúng ta nên nhìn vào bản chất của hiện tượng: sôi là gì? Tôi hiểu như thế này: sôi là bước chuyển tiếp của vật chất từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Ở trạng thái hơi này, các phân tử phần lớn tồn tại ở dạng tự do (đơn phân tử) và một số ít tồn tại ở dạng đa phân tử. Ở trạng thái lỏng, các phân tử của vật chất có liên kết với nhau tương đối chặt chẽ (trạng thái rắn thì sự liên kết này càng chặt chẽ hơn nữa). Bình thường thì các phân tử ở trang thái liên kết với nhau nên gắn kết cùng nhau, nhưng do chuyển động nhiệt (VanderWaals), các phân tử có xu hướng dao động quang một vị trí nào đó. Có thể hình dung như một đàn ngựa bị buộc chung với nhau, con này buộc với con kia tạo thành 1 mạng, nhưng mỗi con ngựa có chuyển động riêng của nó, nếu ta cầm roi quất vào mỗi con của đàn ngựa đó thì đó thì do bị đau, mỗi con ngựa sẽ lồng nhảy theo nhiều hướng khác nhau, nếu đánh càng mạnh thì đàn ngựa nhảy càng dữ và tới một mức nào đó sẽ bứt dây để mỗi con chạy một ngã. Các con ngựa bị buộc thành khối với nhau bởi dây buộc. Cũng vậy, các phân tử bị “buộc” vào nhau bởi liên kết giữa chúng, các liên kết có thể là ion-ion, hydrogen, vanderwaals…, khi cấp nhiệt cho tập hợp phân tử, các phân tử sẽ nhận năng lượng, mỗi phân tử có hướng chuyển động riêng và nếu chuyển động mạnh đến một mức nào đó thì sẽ cắt đứt liên kết giữa chúng với nhau và thoát ra, đây là hiện tượng sôi. Nếu hiểu đuợc điểm này và quay trở lại bản chất các liên kết giữa các phân tử thì ta sẽ biết được xu hướng bay hơi của chúng, và có thể ước lượng nhiệt độ sôi của chúng. Các loại liên kết chủ yếu ảnh hưởng tới nhiệt độ sôi của một chất là:
- Liên kết hydrogen phụ thuộc vào độ phân cực của liên kết X-H và độ âm điện của nguyên tố X’. +Tương tác lưỡng cực - lưỡng cực phụ thuộc vào độ phân cực của phân tử.
- Lực vanderwaals phụ thuộc vào kích thuớc phân tử và hình học của nó. Khi xem xét tương tác giữa các phân tử, ta nên xem xét mức độ đóng góp của mỗi một trong các tương tác trên. ví dụ:
- cùng một số carbon như nhau thì rượu dễ bay hơi hơn ether
- Ester dễ bay hơi hơn acid.
Trong hai ví dụ trên, liên kết liên phân tử là hydrogen cũng có, lưỡng cực lưỡng cực cũng có, vanderwaals cũng có.
- Một rượu mạnh ngắn như methanol có thể có nhiệt độ sôi thấp hơn một ether mạch dài (lúc này lực vanderwaals > lực liên kết hydrogen).
- Hai hydrocarbon (liên kết vanderwaals thắng thế tất cả các liên kết khác) cùng công thức phân tử thì mạch nhánh dễ sôi hơn mạch thẳng vì mạch nhánh có kích thuớc nhỏ hơn, diện tích riêng của phân tử nhỏ hơn –> liên kết kém chặt chẽ hơn –> dễ cắt đứt liên kếtliên phân tử hơn –> dễ sôi hơn.
(TRƯỜNG HỢP SO SÁNH NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY GIỮA CÁC CHẤT VỚI NHAU CŨNG TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY). Vài ý kiến Thân ái
Ở phần 2 nếu cho rằng do yếu tố không gian nhưng mà thực tế là cái gốc CH3- và CH3O- em nghĩ là chưa đủ độ lớn. Nếu ta thay đây là -CONHC4H9-tert thì sao? Hoạt tính của R-Li và R-MgX thì cái nào hơn, vì cơ magie vẫn có khả năng tạo xeton. Mà em vẽ cơ chế thì xeton chỉ có thể tạo ra sau khi thủy phân(nếu em vẽ đúng!).
RLi cao hơn RMgX, cái này đã hẳn, và RLi hay dùng để khử hóa các chất có cản trở không gian lớn, còn cơ Mg không được như thế. Tất nhiên bước cuối cùng của tất cả các phản ứng tiến hành bằng cơ luôn là thủy phân trong axit rồi còn gì.
Đây là cơ chế của cái amit Weinreb, em mới tìm được trên wiki.Cứ theo cái cơ chế này thì sau khi cộng RLi, cho rằng không có phần lk … như M…O thì em nghĩ cái hợp chất trung gian cũng chẳng có thể làm gì được nữa, ngòai chờ thủy phân.
Các Bác giảm giùm em bài này: Đun nóng 1 rượu đơn chức A với H2SO4 đặc, xúc tác thu được chất B. Tỉ khối của B so với A la 0.7. Tìm CTPT A?
Do tỉ khối của B/A=0.7 nênta có Th sau: Đặt A :CxHyOH 2CxHyOH -> CxHyOCxHy + H2O
B/A=0.7 <=> (24x+2y+16)/(12x+y+17)=0.7 giải ra được x=3, y=7 —> A là C3H7OH
Hoặc nếu thấy cách trên lu bu thi giai như sau: B/A=0.7 B=A-18 =>(A-18)/A=0.7 =>A=60 đvC
3 dan xuat halogencung cong thuc C6H13Br.Đun với kiềm rượu thì được 2 olephin CTCT khac nhau có cùng công thức phân tử C6H12,hai olephin này tác dụng với HI thì được 2_iot_3_metỵpentan Và 3_iot_3_metyl_pentan tim CTCT dẫn xuất sách cho 1 đáp án mà theo em làm thì được hai vậy có chuyện brôm ở nhánh C-CH2Br không? có trường hợp tách Hoffman vì án ngữ ko gian:24h_125: ko?
Bài này ở đâu vậy bạn? Mình làm cũng chỉ ra có 3 dẫn xuất thôi, trường hợp này án ngữ không gian chưa đủ để tách Hoffman. Xảy ra sự chuyển vị : (C2H5)2CH-CH2Br —> (C2H5)2CH-CH2(+) —chuyển vị–> (C2H5)2-C(+)-CH3, sau đó tách theo Zaixep. Chắc 2 dẫn xuất kia bạn biết rồi.
Cho em hỏi về các loại đường có bản chất là peptit, một vài tên gọi, nguồn góc và những tác dụng phụ có thể có, cũng như cách bảo quản (vì thường nó dễ hư mà)
limonen ai đó cứu giùm cho cái công thức đi :24h_125: