Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

Trích F91 Còn vấn đề 2-clo THPyran ở a bền hơn ở e là do hiệu ứng anomer (anomeric effect) chứ ko liên quan gì đến moment lưỡng cực cả. Bạn có thể xem ở link sau Anomeric effect ! - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

BÀi toán đồng phân a và e của 2-clo THP thì dạng a bền hơn e có thể giải thích theo 2 cách theo từng mức độ, dựa vào momen lưỡng cực hoặc bằng thuyết obitan biên đều không có gì mau thuẫn .Ngay cả ảnh hưởng của dung môi đến trạng thái bền cũng thế, đúng là phân tử có momen phân cực càng lớn càng kém bền, tuy nhiên còn tùy dung môi và độ phân cực của dung môi mà ảnh hưởng nhất định đến độ bền của chúng. Chúng ta không nên đưa ra 1 quy luật nhất định ở đây.:24h_067:

Cho mình có ý kiến chút ,trong tài liệu of mình nói là ,cách giải thích đó chỉ là tạm được trong nhiều cách giải thích thui ,nó chưa đc chứng thực hoàn toàn !

:welcome (

Câu này rất vớ vẩn, vì một khi đã thế o và p thì sản phẩm m rất ít (nhóm hoạt hóa), còn khi để nhóm phản hoạt định hướng vị trí thế thì lượng sản phẩm m cao nhất. Nếu có trường hợp thế vào ba vị trí như nhau tức ba vị trí có hoạt tính ngang nhau ==> điều này không thể xảy ra

Về cơ chế phản ứng giữa styren với brom chẳng dính gì tới nhóm CHBr - CH2Br cả (mà bản chất nhóm này là phản hoạt ^^) Nguồn của hình vẽ: Topic cơ chế - box Hóa hữu cơ - Diễn đàn Olympiavn

Em cũng không thấy nó có tỉ lệ gần nhau lắm, nhưng mà hình như là o : m : p = 2 : 3 : 4 thì phải, thế thì có coi là gần nhau không? Điều này đã xảy ra theo những gì em được học.

Để tổng hợp lý thuyết C2H5Na, người ta cho C2H5Br vào trong bình phản ứng chứa Na và dietylete, thu được sản phẩm không mong muốn: hỗn hợp khí làm mất màu nước Br2, có tỉ khối so với không khí là 1, chất còn lại trong bình phản ứng thủy phân trong nước cho C2H5OH. Giải thích kết quả?

CẢM ƠN (ANH?) RẤT NHIỀU. GIÁ NHƯ ANH CÓ THỂ CHO EM MỘT VÀI BÀI BÁO VỀ “BÀI TOÁN 3 VẬT” THÌ TỐT BIẾT MẤY ! ĐÂY LÀ EMAIL CỦA EM :VIETDUCPRO@GMAIL.COM NẾU ANH THẤY BIẾT TIỆN THÌ CŨNG KHÔNG SAO Ạ VÌ EM CŨNG CHỈ MUỐN BIẾT THÊM THÔI CHỨ CÁI NÀY THÌ ĐÚNG LÀ ĐỈNH RỒI CHẮC GÌ WE HIỂU ĐƯỢC!

hic sau tỉ lệ meta lại cao hon ortho thế nhỉ ? nếu được bạn có thể nêu ra cái ví dụ trường hợp cụ thể ko ? chứ tỉ lệ thế này thì mình chưa thấy bao giờ ? thân

Viết 2 phản ứng CM Axit axetic mạnh hơn axit cacbonic và yếu hơn axit sunfuric. Các bạn giúp mình nhé! Thanks!:nghi (

Acid acetic có thể phản ứng với kim loại sau Mg trong dãy điện hóa (ví dụ Al) tạo thành muối và sinh ra khí H2 còn acid carbonic không thể. Hoặc acid acetic có thể phản ứng với natri phenolate PhONa tạo thành muối và phenol còn acid carbonic thì không. Tương tự thì H2SO4 phản ứng với NaCl tạo thành Na2SO4 và HCl còn CH3COOH không phản ứng với NaCl (rắn). Thân.

tùy theo nhom thế có sẵn trong benzen nữa! Nếu nhóm thế là nhóm đẩy e thì do điện + ở chỗ nối of nhóm thế với vòng đẩy đi lan toản khắp nguyên tử ( các vị trí khác do điện + ko nằm ở chỗ nối nên ko đc đẩy đi lan toản ) n:hun (ên vị trí meta đc ưu tiên hơn !

mấy cái vụ nhóm thế giúp đinh hương ortho :meta : para thi em biết. Nhưng cái ví dụ trên sp có tỉ lên 3 :4 :5 đáng lẽ nếu có mặ ortho và para thì sản phẩm ở vị trí meta phải ít mới phải. đằng này nó lại nhiều hơn vị trí ortho mà nhỏ hơn vị trí para mới ghê.:018: nếu được cho mình 1 cái ví dụ cụ thể về trường hợp tỉ lệ như thế này cái ? chứ trường hợp này mình chưa từng gặp.:4:

hic cái này thì po’ chân pro luôn. ko phải nhóm đẩy định hướng ở meta đâu ? pro xem lại nhé

theo mình được biết vd như nhóm -NH2 , -OH, CH3 … chẳng hạn nó sẽ định hướng nhóm thế ở vị trí ortho ( trường hợp này gọi là nhóm tăng hoạt định hướng ở ortho, para)

  • trường hợp nhóm giảm hoạt định hướng ở vị trí ortho, para như nhóm halogel -x : -F, - Cl … -trường hợp nhóm giảm hoạt định hướng ở vị trí ở vị trí meta như : -CHO ,- NO2 … :4: :3:

Cho em đính chính cái. Axit cacbonic vẫn td với Natriphenolat mà, tạo ra Phenol + NaHCO3

Mình nghiên cứu về vật liệu chitosan phủ lên cacbon. Có một số thắc mắc nhờ các bạn giúp. Đọc tài liệu thấy trước khi phủ người ta xử lý qua H2SO4 2% ở nhiệt độ 110, trong 24 h, sau đo rửa qua nước, rửa trung tính bằng NaHCO3, bạn nào biết cơ chế, tác dụng của quá trình này giải thích giúp mình với. than là chất hấp phụ, có tính anion- không biết đúng không, bạn nào có tài liệu nói về phần này giúp mình với. Mình hỏi điều này mấy ngày rồi, bạn nào biết giúp mình với. Thật khổ vì mình không phải là dân hóa mà là dân thực phẩm. Cám ơn các bạn

Bạn làm về sensor nhạy khí à?

Cũng chẳng rõ là nó hoạt hóa hay không nữa, hợp chất em nói đến là C6H5-CHCl2, còn số liệu thì từ hôm đó đến giờ em vẫn chưa tra lại.Hic!

Chán nhỉ, bài em đưa lên chẳng ai làm. Đây là cách của em, chẳng biết có ổn không: C6H6 —> C6H5Cl —Na—> C6H5-C6H5(biphenyl) ----CH2Cl2—> fluoren. Bài tiếp theo: từ penta-3-on, hãy tổng hợp 3 amin : dietylmetanamin, etanamin và propanamin cùng đi qua một chất trung gian.

Bài trên của bạn không ổn ở chỗ từ PhCl thành biphenyl bằng tổng hợp Wurzt, thực tế không ai điều chế biphenyl theo cách này. Thân!

Theo Carey - Sundberg thì nhóm CHCl2 tuy hút e mạnh nhưng lại có hiệu ứng siêu liên hợp làm ổn định phức sigma. Cụ thể khi nitro hóa C6H5CHCl2 cho sản phẩm meta với lượng 34%