Em cũng không chắc về vấn đề này lắm, nhưng mà trong hợp chất 2-clo tetrahidropiran thì Cl ở vị trí a bền hơn e, nếu mà giải thích đơn giản thì do mômen của liên kết C-Cl và các e không liên kết của O ngược nhau nên triệt tiêu.Vì thế em mới nghĩ đến câu hỏi này.
Bạn nên tìm hiểu kĩ hơn về áp suất hơi bão hòa. Mình có thể giải thích đơn giản như sau: Khi để chất lỏng trong không khí, thì sẽ có 1 số phân tử chất lỏng có động năng đủ lớn thoát khỏi bề mặt vào không khí, đồng thời cũng có các phân tử chất lỏng trong không khí quay trở lại bề mặt.Nếu để cốc đựng chất lỏng trong bình kín thì một bình kín thì 2 quá trình trên sẽ đạt đến cân bằng, và áp suất riêng của hơi chất lỏng sẽ là áp suất hơi bão hòa tại 1 nhiệt độ xác định. Nếu liên kết H càng mạnh thì khả năng phân tử bứt khỏi chất lỏng càng khó, nên áp suất hơi càng nhỏ. Còn hợp chất aminobutan, ở nguyên tử N còn 1 cặp e tự do và liên kết N-H phân cực cũng khá mạnh nên có thể tạo liên kết Hidro.
Câu mới : Từ 3-metylbutan-2-on điều chế isopentan bằng 4 cách khác nhau?
"Dùng phương pháp chuẩn độ, chất chỉ thị là orange-methyl, để nhận acetic acid và glutaric acid "
Cách này có được dùng trong phổ thông không vậy? Dù sao cũng rất cảm ơn bạn !
Theo tui nghĩ thì ko có một quy tắc nào cho phép kết luận moment lưỡng cực càng thấp thì phân tử càng bền cả. Còn vấn đề 2-clo THPyran ở a bền hơn ở e là do hiệu ứng anomer (anomeric effect) chứ ko liên quan gì đến moment lưỡng cực cả. Bạn có thể xem ở link sau http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=635
-Khử Kisnher-Wolf -Khử Clemmensen -Chuyển thành ancol, khử thành H-C
Mọi người cho em hỏi phản ứng Rojalin là gì. Em thấy họ nói aspirin dương tính với phản ứng này. Nhờ mọi người giải thích hộ em cái.
Mọi người ơi, tại sao các axit amin có số nhóm NH2 bằng số nhóm cacboxyl thì lại có phản ứng trung tính và thường có hiện tượng khi cho vào quỳ tím??
met(mẹ) , et(em) , prop(phải) , but(bón) , pent(phân) , hex(hóa) , hept(học) , oct(ở) , non(ngoài) , dec(đồng) . 11 là undec,12 là dodec,20 là icos (mình chỉ biết thế thôi SR nhá)
CT THPT thì không cho viết đồng phân và đọc tên các Hidrocacbon có số C > 7 đâu em. Bởi vậy em đừng lo lắng quá. Còn nếu muốn tìm hiểu thêm thì kiếm quyển sách Hóa Hữu Cơ 1 của tác giả nào cũng đc
Chúng ta tách rượu từ hỗn hợp bằng cách cho tác dụng với Na rồi lấy muối ancolat cho tác dụng với nước. Nhưng mình có đề bài yêu cấu tách các chất trong hỗn hợp sau : C5H10, C2H5ONa, phenol, NaCl.
Lúc đầu mình chưng cất để thành 2 nhóm: 1 là C5H10 và phenol , 2 là NaCl với etylat natri
CÁi nhóm đầu tiên tách như bình thường nhưng mình ko biết tách nhóm thứ 2 thế nào. Cho nước vào để thành rượu rồi cho Na dư vào à, nhưng rồi tách etylat natri khỏi Na dư( có thể thành NaOH khi Na + nc’) thế nào?? HIc, mình ngu phần tách lắm
câu này cũng hay, Long còn có 1 câu khác nữa nè: “Mẹ em phải bỏ phí học hành, ôi nợ đời”
CHúc vui::
Câu ni cũng được’‘Mê em phải bỏ phí học hành ôi người đẹp’’
Như bác Khánh mới chỉ có 3 cách thui! Từ benzen và diclometan, các hợp chất vô cơ cần thiết, hãy tổng hợp fluoren?
Vấn đề đồng phân thì bạn nên tự viết ra. Nếu bạn nắm chắc cách viết rồi thì không bao giờ bạn sợ viết thiếu hoặc thừa.
em nghĩ là do giữa 2 chức -NH2 và -COOH ở 2 ptử khác nhau có pứ trùng ngưng để tạo peptit
Em đặt ra câu hỏi này không phải để nhận định rộng trong tất cả các hợp chất mà là từng trường hợp cụ thể của các đồng phân, chẳng hạn như 1 số có dạng trans bền hơn cis.Và em đang hỏi về độ bền nhiệt động chứ không phải độ bền động học.
Cho em hỏi cái, công thức của đá bọt là j? Và tại sao nó lại làm cho dd sôi đều ??
Chúng ta đã biết nhiều về pttt của khí. Tôi đã đọc cuốn "Nhiệt động lực học " của GS Nguyễn Đình Huề, trong đó nói chưa có pttt của chất lỏng và chất rắn nói chung. Tôi thắc mắc liệu không có ở đây là về mặt nguyên tắc hay do hạn chế chủ quan của khoa học ? Ai có thông tin nào liên quan đến những vấn đề này làm ơn cung cấp cho tôi với!
Phương trình trạng thái của khí thực hiện nay có rất nhiều, tiêu biểu là ptrình van der Waals được modified từ ptrình khí lý tưởng nhưng cũng chỉ là gần đúng. Hiện tại ko có 1 phương trình nào có thể mô tả đúng trạng thái của một hệ khí. Nguyên nhân là do các tương tác của các phân tử khí tuy ko lớn nhưng cũng đủ làm nhiễu loạn hệ và làm cho bài toán ko thể giải được. Một điều bạn cũng cần nhớ, “bài toán 3 vật”, tức là bài toán xem xét chuyển động của 3 vật tự do hiện nay còn chưa có lời giải, nói gì đến một hệ gồm rất nhiều phân tử. Còn đối với hệ lỏng và rắn, khoảng cách giữa các phân tử còn nhỏ hơn nữa, tương tác của chúng lúc này ko đóng vai trò nhiễu loạn nữa mà chính là tương tác chính. Do đó việc lập được 1 ptrình trạng thái đúng nghĩa nằm ngoài khả năng của khoa học hiện nay. Hi vọng trong tương lai ko xa, toán học sẽ giải được bài toán 3 vật, và từ đó các nhà hóa học có thể áp dụng để lập các ptrình trạng thái khí.