Thể theo yêu cầu, mình xin post vài câu hỏi cho anh em trả lời thử để test kiến thức Hữu cơ hiện tại:
[b]1) Giải thích tại sao 1-brom-2,2-dimetylpentan phản ứng với KI/THF chậm hơn nhiều so với 2-brom-2-metylpentan?
Hãy cho biết sự khác biệt tính base giữa t-BuOK và MeOK. Trong DMSO và HMPA thì chất nào thể hiện tính base mạnh hơn?
Tại sao ancol số C từ 1 đến 3 tan nhiều trong nước, C 4 và 5 tan vừa phải, các ancol cao hơn khó tan? Mặt khác khi trộn etanol với nước thì thể tích dung dịch thu được lại nhỏ hơn 1 chút so với tổng thể tích hai chất ban đầu?
[/b]
1/ em nghĩ 1-brom-2,2-dimetylpentan + KI theo Sn2 nhưng có 1 phần bị cản trở lập thể di nhóm (2,2-dimetyl) .
2-brom-2-metylpentan theo Sn1 vận tốc chỉ phụ thuộc vào chất nền mà chất nền lại là carboncation tam cấp nên sẽ xảy ra nhanh
2/ Câu này thì có 2 yếu tố chi phối là số nhóm alkyl đẩy e tăng tính base, và lập thể làm giảm hoạt động của các e.
MeO- thì ít nhóm alkyl hơn t-BuO- nên mật độ e cũng ít hơn… nhưng t-Bu lại có nhiều nhóm alkyl hơn cũng gây ảnh hưởng lập thể về sự hoạt động của e
t-BuO- tính base vẫn mạnh hơn
Hic … còn trong dung môi phân cực phi proton DMSO và HMPA hình như đâu có thay đổi tính base đâu anh :(
3/ Alcol thì thường gồm 2 phần R hòa tan trong các dung môi hữu cơ vô cực, còn phần OH- thì trong các dung môi phân cực … –> phần R càng lớn thì càng cản trở khả năng tan trong dung môi phân cực (H2O) của alcol
Khi trộn etanol với nước thì sẽ có sự hòa tan tạo các lk hidrogen liên phân tử giữa nhóm hidroxi với nước nên làm thể tích giảm 1 phần… Cũng như khi ta cho benzen vào nước thì sẽ không có sự hòa tan tạo ra 2 lớp dung dịch lúc này thì tổng V mới bằng V ban đầu :D:D
Câu 1 và 3 theo cách hiểu của em thì tạm ổn. Mời các bạn khác bổ sung cho câu trả lời chính xác hơn, chỉ cần ngắn gọn và thuyết phục.
Thêm 2 câu nữa cho các em “nhai” từ từ, đều là lý thuyết cơ bản:
[b]1. Giải thích tại sao khi cho ancol bất đối xứng phản ứng với SOCl2 trong dioxan lại cho sản phẩm giữ nguyên cấu hình, còn khi tiến hành phản ứng trong pha khí hay khi có mặt pyridin lại cho sản phẩm quay cấu hình?
Giải thích tại sao các allen có số nối đôi chẵn không tồn tại đồng phân hình học mà tồn tại đồng phân quang học, còn với số nối đôi lẻ tồn tại đồng phân hình học mà không có đồng phân quang học?
[/b]
Em làm câu 2 trước…
allene có số nối đôi chẵn không tồn tại ở đồng phân hình học vì ab>C=C=C< cd thì theo không gian 2 đường ab và cd vuông góc nhau (cái này không gian vẽ hình ra sẽ dễ hơn) … có 1 mp bất đối xứng nên sẽ tồn tại đồng phân quang học
còn ab>C=C=C=C< cd thì các nhóm ab và cd thì sẽ phân thành 2 bên –> có đồng phân hình học, không có đồng phân quang học do không có mp hay tâm bất đối xứng :D:D
p/s: Cái này em dùng lời không được hay lắm … các bạn vẽ hình ra sẽ thấy dễ hiểu hơn :D:D
Em không học chuyên nên xin bon chen câu dễ ạ:
-Theo em ancol 1C–> 3C tan tốt là do tạo được lk H với nước. Nhưng mạch cacbon càng dài thì tính kị nước càng tăng, có lẽ thắng cả lk H ( vì theo em biết lk H là lk yếu).
Thể tích giảm đi nhờ lk H kéo các phân tử lại gần với nhau hơn so với khoảng cách vốn có của chúng.
Giải thích tại sao khi cho ancol bất đối xứng phản ứng với SOCl2 trong dioxan lại cho sản phẩm giữ nguyên cấu hình, còn khi tiến hành phản ứng trong pha khí hay khi có mặt pyridin lại cho sản phẩm quay cấu hình?
Nếu là alcohol bất đối xứng trong dung môi dioxane thì phản ứng xảy ra theo Sni tác nhân nu là Cl trong alkyl chlorosulfite sẽ có trung gian qua 1 trạng thái chuyển tiếp vòng giữ nguyên cấu hình …
Còn alcohol bất đối xứng phản ứng với SOCl2 trong pyridine. Lúc này pyridine phản ứng với HCl để tạo muối, Cl- sẽ trở thành tác nhân nu tấn công theo SN2 làm nghịch chuyển cấu hình
Câu 1: Theo em trong phản ứng S_N2 thì cấu trúc bậc 1 bị ảnh hưởng lập thể lớn hơn cấu trúc bậc 3.
Chưa hiểu được ý này của bạn đang nói gì :24h_035: ??
Sn2 thì tốt với bậc 1, còn bậc 3 thì ưu tiên Sn1 chứ
Câu này chắc các bạn không hiểu ý câu hỏi nên thắc mắc. Hướng suy nghĩ là đúng nhưng trả lời sao cho phù hợp chứ nhỉ:
HMPA và DMSO là các dung môi solvat hóa tốt cation nên tính base của anion RO- tương ứng càng mạnh khi cation bị solvat hóa càng tốt. Vậy trong cả 2 trường hợp trên, anion t-BuO- luôn có tính base mạnh hơn MeO-.
Câu này thì khá là quen thuộc với những ai học cơ chế rồi.
Trong dung môi dioxan xảy ra sự giữ nguyên cấu hình do dung môi dioxan đã solvat hóa carbocation tạo thành ở phía đối diện với nhóm đi ra.
ROH + SOCl2 = ROSOCl + HCl
Trong pha khí hay khi có mặt pyridin sẽ xảy ra sự tấn công sau của anion Cl- tạo sản phẩm quay cấu hình:
C5H5N + HCl = C5H5NH+ + Cl- (khi có mặt pyridin) hay HCl = H+ + Cl- (pha khí)
Đối với hợp chất allen thì nguyên tử carbon trung tâm lai hóa sp, và hai AO p còn lại phân bố vuông góc với nhau. Vì vậy dẫn đến sự cản quay của các obitan p quanh trục phân tử và dẫn đến sự tạo thành các đồng phân quang học như hình:
Điều kiện để allen có đồng phân quang học là a khác b và c khác d. C,d có thể trùng với a, b.
Đối với allen có số nối đôi lẻ thì các nhóm thế lại trở đồng phẳng, và xuất hiện đồng phân hình học như hình:
Sắp xếp tính bazo tăng dần của các chất sau :
CH3-CH(NH2)-COOH,CH2=CH-CH2-NH2,CH3-CH2-cH2-NH2,CHC-CH2-NH2
Theo tớ thỳ thế này :
CH3-CH(NH2)-COOH < CHC-CH2-NH2 < CH2=CH-CH2-NH2 < CH3-CH2-CH2-NH2
CH3-CH(NH2)-COOH tồn tại ở dạng ion lưỡng cực và độ âm điện của C(sp)>C(sp2)>C(sp3)
Trong trường hợp của bạn chất xyclohexanone là chất nền, ta chỉ dùng thêm các chât vô cơ khác
Áp dụng retrosynthesis:
Từ CaC2—>C2H2—>C4H4—>C4H6—>C4H6Br2 (cộng 1,4)---->C4H6BrCH3(Corey-House)---->C4H8BrCH3(Hidro hóa)—>C4H8MgBrCH3 (Cơ kim) (A)
Từ xyclohexanone---->2-cloxyclohexanone (Cl2/as) [Không nên dùng môi trường axit vì nó sẽ tác dụng với A ngay lập tức] (B)
(A) +(B) rồi thủy phân trong axit sau đó trong kiềm nước—> sản phẩm
Ở đây sẽ có 2 sản phẩm phụ là thế SN2 ở Cl và tách loại HCl nhưng tỷ lệ nhỏ hơn
cyclohexanone dùng HNO3 mở vòng ra acid adipic … rồi de carboxyl hóa tạo acid 5C.
–> hoàn Nguyên tạo pentan –> cộng Br và Mg tạo cơ magie
DÙng Cơ Magie tạo thành tác dụng cyclohexanoe ra 1,1…hidroxi,pentyl-cyclohexan
Khử nước tạo nối đôi… rồi oxi hóa với KMnO4 để tạo diol
Chú em decarboxyl hóa trong điều kiện gì, nếu là nhiệt độ anh nghĩ không khả thi vì phản ứng diễn ra theo cơ chế gốc, gốc carbon sinh ra sẽ kết hợp với gốc O tạo thành hợp chất ban đầu
Nhiệt độ cũng được chứ? Cho nó thành vòng xeton 5 cạnh rồi lại oxi hoá. Nhưng mà cách này hơi khó chấp nhận ở chỗ làm thế nào mà tạo ra cái CH3-CH2-CH2-CH2-CH2MgBr. Thứ 2 là làm sao đảm bảo tách H2O chỉ tách vào vòng mà không ra nhánh?
Nếu vậy thì chuyển xeton vòng năm về ancol rồi tách nước, ozon phân về andehit, bảo vệ 1 nhóm, Clemezen nhóm còn lại, tách nhòm bảo vệ, khử về rượu, tác dụng với HBr, rồi Mg
Mình nghĩ làm thế này tốt hơn:
Dùng peaxit chuyển xiclohexanon thành este vòng, mở vòng khử -CH2-OH bằng HI/P, thoái phân Hopman -CH2-COOH thành -CH2-Br bằng Br2/OH-, rồi ankyl hoá vào xiclohexanon ban đầu. Cuối cùng là khử C=O, tách H2O và oxi hoá bằng KMnO4 loãng.