1.Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là bao nhiêu? 2. Để tách rời CH3NH2 khỏi hỗn hợp với C2H2, C2H4, C2H6 và H2 ta dẫn hỗn hợp vào dung dịch: A. H2SO4 B. CuSO4 C. FeCl3 D. A,B,C 3. A(hidrocacbon thơm) + HNO3đ, H2SO4đ,t(o) -> (X)+[H]-> C7H11N3 A là ? 4. Anilin ko tác dụng với: A. CH3COOH B. dung dịch CuSO4 C. dung dịch Br2 D. dung dịch H2SO4 5. Cho quì vào mỗi hợp chất dưới đây, dung dịch nào làm quì hóa đỏ? (1) H2N – CH2- COOH (2) ClNH3- CH2- COOH (3) H2N – CH2 – COONa (4) H2N – (CH2)2 – CH(NH2) – COOH (5) HOOC – CH2 – CH(NH2)COOH 6. Để nhận biết các ion trong dung dịch C6H5NH3(+)Cl(-) A. AgNO3, NaOH, rồi dùng nước brom B. dung dịch NaOH, dung dịch Brom C. dung dịch AgNO3, dung dịch brom 7. Để tách rời Anilin, Benzen, Phenol ta phải dùng dụng cụ hóa chất nào: A. dung dịch HCl, naOH, bình lóng B. dung dịch brom, NaOH, bình lóng C. dung dịch HCl, br2, bình lóng D. dung dịch br, bình lóng
Viết phản ứng diazo hóa từ các chất sau với NaNO2 trong dung dÞch HCl a: p–Toluiđin b. p–cloanilin c. p–nitroanilin :24h_021:
Phản ứng diazoni ở nhiệt độ thấp khoảng 0-5 độ C chỉ xảy ra trên nhóm -NH2 nên khi thay các nhóm thế cũng viết pt giống nhau thôi: R-C6H4-NH2+ NaNO2+ HCl = NaCl+ R-C6H4-N2(+)Cl(-)
Mình chỉ gợi ý đáp án, bạn nên suy nghĩ 1 chút sau đó có gì thắc mắc có thể hỏi ở đây: 1> 4 đồng phân ( cái này SGK có ví dụ mà) 2> Theo mình chỉ có B, C thỏa mãn vì các chất còn lại không phải ứng với B, C. 3> Bài này có thể có vài đáp án đấy, nếu là câu hỏi trắc nghiệm thì bạn hãy post câu hỏi lên. 4> B 5> (2)+(5) có tính axit–> quì tím hóa đỏ. 6> Dùng AgNO3 nhận ra Cl- Sau đó dùng NaOH để chuyển về anilin rồi tác dụng với Br2 tạo kết tủa trắng. 7> A
Ptpứ đúng là Z-C6H4-NH2+ NaNO2+ 2HCl => Z-C6H4-N2(+)Cl(-) + NaCl + 2H2O
2> Theo mình chỉ có B, C thỏa mãn vì các chất còn lại không phải ứng với B, C.
H2SO4 ko đc à
5> (2)+(5) có tính axit–> quì tím hóa đỏ.
4 ko dc à
7> A
bình lóng là gì p/s ngày đó ko đi học, nên đọc sách hơi khó hiểu
tớ đọc một số sách như hóa học vô cơ ( Hoàng Nhâm ) và Hóa học hữu cơ ( Đỗ Đình Rãng ) thấy một số phần có sự không thống nhất giữa hóa học vô cơ và hữu cơ. Không hiểu tại sao lại thế nữa .
Lấy ví dụ cụ thể xem nào? Nói thế ai mà giải thích cho bạn được!
- Dung dịch H2SO4 thì anken cũng bị giữ lại mà bạn.
- 4 có đến 2 nhóm -NH2 sẽ làm quì hóa xanh cơ.
- Mình không rõ cái bình lóng, nhưng đúng nhất là A rồi.
4 đồng phân - Các hợp chất có dang C4H9X đều có 4 đồng phân (ở đây X là NH2)
Đáp án là D. (H2SO4 tuy có pứ với C2H4 nhưng nếu đun nóng thì sẽ bay ra - có thể ở dạng C2H5OH. Còn amin tạo muối không bay hơi khi đun nóng)
A là hiđrocabon => X là hợp chất nitro. Do C7H11N3 có 3N => X có 3N, tức là 3 nhóm NO2. Vậy C7H11N3 có 3 nhóm NH2, tức là CH3-C6H2(NH2)3. Vậy X là CH3-C6H2(NO2)3 => A là C6H5CH3 (Toluen)
Anilin là axit yếu => không pứ với axit yếu như CuSO4.
Bài này có 2 chất đó là ClNH3-CH2-COOH (là sản phẩm của pứ NH2-CH2-COOH + HCl => Có tính axit khá mạnh đấy) và HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH.
Đáp án là A.
- Dùng AgNO3 để nhận biết ion Cl-.
- C6H5NH2 có nhóm NH2 đẩy e mạnh => Hoạt hoá nhân thơm => pứ với dd nước Brom để tạo kết tủa.
- C6H5NH3+ có nhóm NH3+ hút e mạnh => Làm phản hoạt hoá nhân thơm => không pứ với dung dịch nước Brom (hoặc pứ rất chậm, nhiệt độ cao) Vì vậy cần dùng NaOH để tạo ra C6H5NH2.
Đáp án là A. Dễ dàng biện luận, dựa vào tính axit - bazơ của Anilin (bazơ), Benzen (k có tính axit - bazơ), Phenol (axit) Chúc bạn học tốt!
các anh chị làm ơn cho hỏi về pứ phân hủy metan : CH4 ra C và H2 có hiệu suất là bao nhiêu và diễn ra ở điều kiện như thế nào. Em cảm ơn mọi người.
Theo mình nhớ không nhầm thì phản ứng xảy ra ở 1000 độ C và có hiệu suất cao.:24h_027:
Metan có thể bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1000oC : CH4 → C + 2H2
Lâu lâu có 1 câu hỏi, mong các bạn giải đáp nhiệt tình: Ta đã biết, đồng phân quang học phải có C* bất đối, tức là nguyên tử C có 4 nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác nhau liên kết với nó. Và nó có một hệ thống danh pháp là đồng phân D, L và đồng phân R, S. Vậy: Có trường hợp nào một chất không có C* bất đối mà lại có đồng phân R, S không? hãy lấy ví dụ và giải thích?
có 2 hướng để trả lời cho câu hỏi của bạn: 1/ Hợp chất có tâm thủ tính (bất đối) khác với C nhưng vẫn đảm bảo ngtử có cấu hình tứ diện,tâm ngtử gắn bốn nhóm thế khác nhau. vd (Si)R1R2R3R4 2/ Hợp chất có tính thủ tính mà ko có C*(theo nghĩa thuần khiết^^) như các hợp chất thuộc loại: alen, spiran, biphenyl…(bạn có thể search trên mạng). Nguyên nhân là do trong những hợp chất này,các nhóm thế nằm trong 2 mặt phẳng vuông góc nhau hoặc các nhóm thế cồng kềnh gây cản trở sự quay quanh trục của phân tử làm cho phân tử trở nên ko đx
Không giỏi lập thể nên chỉ đưa ra ý kiến thế này Danh pháp R-S còn sử dụng cho những hợp chất hương phương kiểu hoàn mà đồng phân quang học của nó có mặt phẳng bất đối chứ không riêng gì tâm C bất đối, Thử tìm 1 hợp chất như thế thử xem được không ??:doivien(:doivien(
Các anh ơi cho em hỏi chút? Thầy em nói trùng hợp Butadien 1,3 có thể dùng xúc tác là Na, nhưng ko giải thích Na đóng vai trò gì? Ai biết cơ chế pư, vai trò Na giải thích giùm em với ?
Em hỏi chút nữa. Em đọc trong cuốn hữu cơ thấy phản ứng : R-CH=CH2 + CO + H2 ->>R-CH2-CH2-CHO Cho em hỏi cơ chế của phản ứng này là gì?
Chất xt là Na vì chúng có 1 e độc thân tham gia khơi mào cho phản ứng trùng hợp theo cơ chế gốc tự do
Em hỏi chút nữa. Em đọc trong cuốn hữu cơ thấy phản ứng : R-CH=CH2 + CO + H2 ->>R-CH2-CH2-CHO Cho em hỏi cơ chế của phản ứng này là gì?
Nói thật là cơ chế phản ứng này khá là phức tạp với một đứa bập bẹ cơ chế như mình :-ss, sách của mình hoàn tòan không nhắc tới :-ss … Mình đã đọc qua trên internet và save về máy… mời bạn xem
Cái này em đọc toàn hình vẽ nhiều chỗ ko hiểu lắm, Co tạo phức với CO có mặt [H], rồi tách 1CO để có AO trống, sau đó liên kết với olefin( Cái này cũng đóng vai trò là phối tử à anh), rồi đoạn sau CO ??? em chưa hiểu lắm. Anh giải thích bằng bài viết đi chứ hình không sao em hiểu nổi?