- HCOOH ngoài những tính chất của anđehit, nó còn có các tính chất khác anđehit nữa: Tính axit.
- Dung dịch của Ag(I) thường không màu (Có lẽ do cấu hình d10)
- Pứ trùng hợp anken đối xứng=> Đầu mạch và cuối mạch polime giống monome cũng như các mắt xích. Chỉ có pứ trùng hợp các anken bất đối và phản ứng trùng ngưng thì đầu mạch và cuối mạch của polime mới khác các mắt xích! Với but-1,3-đien thì có hai kiểu: Trùng hợp 1,4 => giống anken đối xứng. Trùng hợp 1,2 => giống anken bất đối. Ngoài ra việc trùng hợp but-1,3-đien còn có cấu trúc không gian khác nhau nữa…
Thế thì sai rồi, chẳng hạn một polymer có cấu trúc (-X-)n thì đầu mạch cũng là -X- và cuối mạch cũng là -X- , có nghĩa là mạch đến đây vẫn chưa hết??? Câu nói này rất dễ gây hiểu lầm, nên chú ý hơn
Về thực tiễn, có thể có nhiều cách để xác định đầu mạch và cuối mạch, chẳng hạn polyetylen cuối mạch có thể cho là H, hoặc Me đều được. Mặt khác do hai đầu mạch không quá quan trọng nên thường bị lờ đi, không cần phải biết.
Về màu sắc của phức bạc, ở đây bạn nên sử dụng từ ngữ mạnh hơn là những từ ngữ dễ tạo thành cảm giác không chắc chắn như “có lẽ”. Ở đây chính xác là do cấu hình d10 nên phức bạc không thể có màu.
:24h_096:có ai giải thích dùm em, vì sao lại có sự khác nhau trong việc so sánh tính bazơ của các amin sau (CH3)2NH > CH3NH2 > (CH3)3N còn cái này lại khác (C2H5)2NH > (C2H5)3N > C2H5NH2 cảm ơn mọi người trước nghen:24h_071:
Bài này theo mình nghĩ có thể giải thích là do hiệu ứng lập thể làm che khuất tâm hoạt tính trên N (đôi e tự do).Mặc dù là càng có nhiều nhóm đẩy e vào N thì khả năng nhận H+ của N càng cao nhưng tùy theo hiệu ứng lập thể ít hay nhiều mà tính kn nhận H+ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng! Ở Th1: Nếu ko xét hiệu ứng lập thể thì (CH3)3N > (CH3)2NH > CH3NH2 nhưng do tương tác giữa các H giữa các nhóm CH3- với nhau nên (CH3)2NH > CH3NH2 > (CH3)3N Ở Th2: H giữa các nhóm C2H5- tương tác yếu hơn so với CH3- nên (C2H5)2NH > (C2H5)3N > C2H5NH2 Ko biết đúng ko nữa?:24h_031:
cho mình hỏi về cách tính số oxi hóa trong các hợp chất hữu cơ, ví dụ số oxi hóa của N trong CH3NH2, (CH3)2NH, anilin, nitro benzen,
- Trong hợp chất amin CxHyNz, N luôn có số oxi hoá -3: CH3NH2, (CH3)2NH, anilin.
- Trong hợp chất nitro R-NO2: Số oxi hoá của N là +3.
Bác nào giải dùm 2 pt khó nhai mà dễ nhầm này với! P_CONH2_C6H4COCl + C2H5OH (đun nóng) 2,p_Br_C6H4COBr + H3O+ Mình post bằng dt nên khó đọc 1 chút.thanks!
Bác nào giải dùm với.mình sắp thi rồi!
1. Cả 2 nhóm -CONH2 và COCl đều có khả năng pứ với C2H5OH tạo este nhưng nhóm -COCl pứ mạnh hơn nhiều => Có thể có 2 ptpứ (thế 1 hoặc cả) p-NH2CO-C6H4-COCl + C2H5OH => p-NH2CO-C6H4-COOC2H5 + HCl p-NH2CO-C6H4-COCl + 2C2H5OH => C2H5OCO-C6H4-COOC2H5 + NH4Cl (do NH3 + HCl) 2. p_Br_C6H4COBr + H3O+ Nhóm -COBr hoạt động hoá học mạnh, nhưng chỉ thấy có pứ với nước, chứ +H+ thì không tạo sản phẩm bền! Nếu ptpứ với H2O, xúc tác H+ thì xảy ra như sau: p-Br-C6H4-COBr + H2O => p-Br-C6H4-COOH + HBr
Thân!
Br gắn nhân thơm có bị thủy phân không nhỉ? Mình còn 1 câu nữa. C6H5-CH2CH3 + Cl2 (100doC) Thì Cl p/u vô nhân thơm hay là vô CH2CH3 nhỉ? Cảm ơn nhìu!
Br gắn ở nhân thơm rất kém hoạt động, chỉ pứ với NaOH ở nhiệt độ, áp suất cao. Pứ trên k xảy ra ở Br gắn với nhân thơm C6H5 - CH2CH3 + Cl2 tuỳ điều kiện có thể cho sản phẩm khác nhau:
- Xúc tác Fe hoặc AlCl3… => pứ thế xảy ra ở nhân thơm => tạo sản phẩm o- và p- (Cơ chế thế electrophin)
- Nếu chỉ có nhiệt độ (chiếu ánh sáng) => thế ở nhánh => Sản phẩm chủ yếu là thế ở C bậc 2 ở nhánh. (Cơ chế gốc) Vậy C6H5-CH2CH3 + Cl2 (100doC) => C6H5-CHCl-CH3 + HCl là sản phẩm chính. Ngoài ra có 1 ít sản phẩm phụ C6H5CH2CH2Cl Thân!
Pứ trên k xảy ra ở Br gắn với nhân thơm (do kém hoạt động) C6H5-CH2CH3 + Cl2 (100doC) => C6H5-CHCl-CH3 + HCl Ngoài ra còn có sản phẩm phụ là C6H5-CH2-CH2Cl. Chú ý: Pứ thế vào nhân thơm khi có xúc tác là Fe, AlCl3…
Cân bằng phản ứng của saccazoro C12H22O11 + H2SO4 >> CO2 + SO2 + H2O
c12h22o11 + 24h2so4 –> 12co2 + 24so2 + 35h2o
Phép tính này đơn giản thôi bạn ạ : pH=(pK1+pK2)/2 trong đó thì K1 là của quá trình chuyển tử phân tử có điện tích +1 về 0, còn K2 là của quá trình chuyển từ điện tích 0 xuống -1 vd thế này: axit glutamic có 2 nhóm -CÔH và 1 nhóm -NH2, khi ở mt axit mạnh thì có điện tích là +1 (là của nhóm -NH3+), khi phân li nấc 1 thì mất H+ nên điện tích pt trở thành 0, sau đó phân li nâc 2 thì thành -1, phân ly tiếp thì thành -2, ta có K1,K2,K3 thì lầy 2 K đầu tiên cộng lại chia đôi, dc chưa bạn
Câu 1: Bạn có thể xem [b]Ở đây[/b] Câu 2: Liên kết anpha glucozit: Glucose có cấu trúc mạch hở và mạch vòng, trong đó mạch vòng bền hơn. Dạng mạch vòng của glucose có 2 dạng anpha - beta (tuỳ thuộc vào vị trí của nhóm OH ở C1). Khi nhóm OH ở C1 ở vị trí anpha tham gia tạo liên kết thì nó sẽ không mở vòng được nữa (ví dụ trong saccarose, phân tử thứ nhất của mantose…). Liên kết của nó cũng được gọi là liên kết anpha glucozit (tương tự với beta). Trong tự nhiên có nhiều dạng liên kết glucozit, nhưng nhiều nhất là liên kết 1,2-; 1,4- và 1,6 (tuỳ thuộc vào nhóm OH ở C1 liên kết với nhóm OH ở C2, C4 hay C6). Cần chú ý là với fructose cũng tương tự glucose, nhưng nhóm OH ở C2 có 2 dạng anpha - beta (do fructose là xeton ở C2)… Hi vọng bạn hài lòng! Thân!
Cái này theo em nghĩ no trải qua 2 giai đoạn, cân bằng mỗi giai đoạn rồi cộng lại là ra thui.
- C12H22O11 có H2SO4 hút nước >>12C + 11H2O
- C + 2H2SO4 >> CO2 + 2SO2 + 2H2O Nhân toàn bộ phản ứng 2 vơi12 Cộng với Pư 1 thì ra kết quả.
E hỏi bài này! từ hỗn hợp lỏng chưng cất khan gỗ để điều chế axit axetic cần những phản ứng nao nữa?
theo mình nghĩ thì còn pứ thủy phân xen=> glu==> lên men thành C2H5OH==> Ch3COOH
cân bằng phản ứng của saccazoro c12h22o11 + h2so4 >> co2 + so2 + h2o
c12h22o11 + 24h2so4 –> 12co2 + 24so2 + 35h2o