Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

cả nhà ai có ebook tường tận về danh pháp hợp chất hữu cơ thì share cho em với, kím hêt trên mạng mà không ra, trừ mấy trang tiếng Anh nói rõ lắm nhưng đọc không được:012::vanxin(

Bạn có thể tham khảo sách Hóa Hữu Cơ của cô Phi Phụng hoặc bạn có thể xem cuốn Hóa Hữu Cơ của thầy Lê Ngọc Thạch.Tất cả bạn có thể tìm mua tại thư quán trường ĐH KHTN. Chú ý sách cô Phụng thì chia sách theo các vấn đề( danh pháp riêng định tính riêng) còn sách thầy Thạch thì chia thành từng mảng alkan,alken,alkyl rùi trong đó đề cập đến danh pháp riêng.Chúc bạn tìm được cái mình cần.

cậu có thể tham khảo ở đây nhá:

I. Phân loại chung về danh pháp hợp chất hữu cơ: Có thể quy tên của các hợp chất hữu cơ về 2 loại cính và 1 loại trung gian:

  1. Danh pháp hệ thống Là loại danh pháp trong đó mọi bộ phận cấu thành đều có ý nghĩa hệ thống. VD -tên gọ hexan (C6H14) gồm 2 bộ phận là hẽa- (tiền tố xuất phát từ tiếng Hi Lạp có nghĩa là sáu) và -an (hậu tố nói lên một hidrocacbon no), do đó ta có hẽ(a)+an–>hexan (bỏ bớt 1 trong 2 chữ a liền nhau)

  2. Danh pháp thường Danh pháp thường hay danh pháp thông thường là loại danh pháp được hình thành dựa theo nguồn gốc tìm ra hoặc theo tính chất bề ngoài (màu sắc, mùi vị …) hoặc một yếu tố khác không có tính hệ thống. Thí dụ: ure (tiếng Pháp là ure) có nguồn gốc từ urine (tiếng Pháp có nghĩa là nước tiểu) vì ure lần đầu tiên được làm ra từ nước tiểu.

  3. Danh pháp nửa hệ thống hay nửa thông thường Loại danh pháp này có tính cách trung gian giữa 2 loại trên, vì nó chỉ có một vài yếu tố hệ thống. Thí dụ: stiren (C6H5-CH=CH2) có nguồn gốc là stirax (tên loại nhựa cây cho ta stiren) và chỉ có hậu tố -en(nói lên sự có mặt của nối đôi C=C) là yếu tố hệ thống.

II- Phân loạI danh pháp IUPAC Tên của các hợp chất hữu cơ theo IUPC (danh pháp IUPAC) gồm nhiều loạI mà đa số là tên hệ thống, chỉ có 1 số tương đốI ít là tên nửa hệ thống và tên thường. 1.Tên thay thế Tên thay thế hay là tên thế được tạo nên nhờ thao tác thay thế, tức là thay 1 hay nhiều nguyên tử H ở bộ phận chính gọI là hidrua nền (mạch chính, vòng chính, … ) bằng 1 hay nhiều nguyên tử hoặc nhóm nhuyên tử khác rồI lấy tên của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mớI thế vào (đuợc nêu teen dướI dạng tiền tố hoặc hậu tố tùy trường hợp, theo những quy tắc nhất định). Thí dụ: CH3-CH2-OH Hidrua nền: etan Nhóm thế: -OH có tên ở dạng hậu tố -ol Tên hay thế: etanol

  1. Tên trao đổI Tên trao đổI được hình thành không bằng thao tác hay thế ng/tử H bằng thao tác trao đổI ng/tử hay nhóm ng/tử khác H của hidrua nền bằng nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác Có 2 loạI a- tên trao đổI ở bộ khung < phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa> b- tên trao đổI ở nhóm chức: < phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa>

  2. Tên loạI chức hay là tên gốc – chức Tên loạI chức hay còn gọI là tên gốc – chức được tạo nên bằng thao tác cộng tên của gốc hay nhóm vớI tên của chức hữu cơ. VD: CH3-CH2- Br: Etyl bromua CH3-CO-Cl : Axetyl bromua

  3. Tên dung hợp Đây là tên của các hợp chất vòng đa ngưng tụ< phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa>

  4. Tên kết hợp ĐốI vớI các hợp chất hữu cơ chứa đồng thờI 1 bộ phận mạch hở có nhóm chức chính và 1 bộ phận mạch vòng, ng` ta có thể dung thao tác kết hợp tên của bộ phận mạch hở ) đc coi là hidrrua nền) và tên của hệ vòng, mặc dù để tạo nên hợp chất cần gọI tên ta phảI bớt đi 1 số ng/tử H ở chỗ nốI VD: C6H11-CH2-CH2OH: xiclohexanetanol <vòng 6 cạnh>

  5. Tên cộng Tên cộng đc hình thành bằng thao tác cộng các hợp chất mà không bớt đi nguyên tử hay nhóm nguyên tử nào từ mỗI hợp chất đó.

  6. Tên trừ LoạI này được hình thành từ tên của 1 chất tương tự đã quen biết bằng cách dung 1 số tiền tố hoặc 1 hậu tố để nói lên sự loạI bớt 1 số ng/tử hay nóm ng/tử

  7. Tên nhân Tên nhân biểu thị sự tích tụ các cấu trúc nền cương tự nhau, nốI vớI nhau bằng 1 nhóm đa hóa trị dồI xứng. Trình tự các bộ phận của teen nhân như sau: tên nhóm đốI xứng+tiền tố chỉ độ bộI (đi, tri …)+ tên của cấu trúc nền (vẫn giữ nguyên bằng cách đánh số song dung các dấu phết cho các cấu trúc nền thứ 2, thứ 3) <phần này chỉ để tham khảo> VD: C6H5-CH2-C6H5: điphenyl metan

9.Tên dị vòng theo Hantzsch và Widman < phần này nằm ngoài chương trình nên ko đề cập đến nữa>

  1. Tên thường và tên nửa hệ thống được IUPAC lưu dùng trong hệ thống tên của IPUACĐó là tên của 1 số hidrocacbon mạch hở, mạch vòng, nhóm ( hay gốc hidrocacbon, dẫn xuất hidroxxi,…) Các tên loạI này chia làm 3 nhóm a. Nhóm 1 gồm các tên đc dùng khi ko có nhóm thế và khi có nhóm thế ở bất ì vị trí nào VD: axetilen, etan, benzen, phenol b. Nhóm 2 gồm các tên đc dùng khi ko có nhóm thế và khi có nhóm thế ở 1 số vị trí nhất định (thường là ở mạch vòng) VD: toluene c. Nhóm 3 gômg các tên chỉ đc đùng khi ko có nhóm thế VD: isopentan, neopentan, isopren

bổ sung tiếp nè :

Danh pháp các hợp chất hữu cơ: Hidrocacbon

A. Hidrocacbon no mạch hở (Ankan)

I.Hidrocacbon no mạch hở không nhánh Bốn chất đầu có tên là metan, etan, prophan và butan. Tên của tất cả các đồng đẳng cao hơn đều được hình thành bằng cách tổ hợp tiền tố cơ bản về đội bội với hậu tố -an. Các tiền tố nói trên chỉ ra số lượng n nguyên tử C trong mạch còn hậu tố -an đặc trưng cho hidrocacbon no. VD: C5H12 có tên là pent(a)+an =pentan.

Dưới đây là tên hệ thống của 1 số ankan mạch ko nhánh CnH2n+2: n------------------Ankan 1------------------Metan 2--------------------Etan 3-----------------Propan 4-------------------Butan 5------------------Pentan 6------------------Hexan 7-----------------Heptan 8-------------------Octan 9------------------Nonan 10-----------------Decan 11-----------------Undecan 12----------------Dodecan 14---------------Tetradecan 16---------------Hexadecan 18---------------Octadecan 20-----------------Isosan 21--------------Henicosan 22---------------Docosan 30----------------Tricontan 31------------Henitricontan 33------------Tritriacontan 35-----------Pentatriacontan 40-------------Tetracontan 50-------------Pentacontan 60-------------Hexacontan 100---------------Hectan 101--------------Henhectan 102--------------Dohectan 132--------Dotriacontahectan 200----------------Đictan

II. Hidrocacbon no mạch nhánh Theo danh pháp thay thế, phân tử an kan mạch nhánh được coi như cấu thành từ 1 mạch chính là Hidrua nền và các nhánh bên là những nhóm thế.

Tên của ankan= tên của các nhánh cùng với “locant”+ tên của hidrua nền Các bước cần thực hiện:

  1. Xác định hidrua nền (ở đây là mạch chính). Đó là mạch cacbon dài nhất; nếu có đồng thời một số mạch dài nhất mà bằng nhay thì chọn mạch có nhiều nhánh nhất, đặc biệt là có “locant” nhỏ nhất. VD: 1-----2-----3----4----5----6----7 <----------------------------------> CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH-CH3 -----------------------------| ----------------------------CH3
  2. Đánh số (bằng chữ số Arập) các nguyên tử C trên mạch chính xuất phát từ đầu nào gần mạch nhánh để cho “locant” nhỏ nhất. Nếu có nhiều cách mà theo cách đánh ố khác nhau dẫn tớ 2 bộ “locant” khác nhau thì so sánh 2 bộ đó theo từng cặp “locant”, chọn bộ nào có locant nhỏ hơn trong lần gặp đầu tiên. VD: 6-----5—4----3—2—1 CH3-CH-CH2-CH-CH-CH3 ------|---------|----| ------CH3-----CH3-CH3

Đúng: 2,3,5- trimetyl hexan Sai: 2,4,5- trimetyl hexan Lý do: 3<4

  1. Xác định tên của các nhánh, sắp xếp theo trình tự chữ cái và chọn tiền tố về độ bội thích hợp nếu có >= 2 nhánh giống nhau Các nhánh đơn giản được xếp theo trình tự chữ cái đầu của tên nhánh, ko dùng chữ cái đầu của tiền tố về độ bội mà ở đây các yếu tố cơ bản như đi-, tri- vvv VD: Butyl -> Etyl -> Đimetyl -> propyl

Các nhánh phức tạp (có nhóm thế trong nhánh) cũng được xếp theo trình tự chữ cái đầu nhưng là tên hoàn chỉnh cho dù đó là chữ cái đầu của nhóm thế trong nhánh hay của tiền tố cơ bản về độ bội. VD: (1,2-Đimetylpentyl) -> Etyl ->Metyl -> (1-Metylbutyl) -> (2-Metylbutyl)

  1. Thiết lập tên đầy đủ gồm các thành phần và tuân theo trình tự: “Locant cho nhánh” (viết ngay trc tên nhánh) + “tiền tố độ bội”(nếu có)+ “Tên của nhánh” + “Tên hidrua nền” (tiền tố cơ bản + hậu tố -an) VD: CH3-CH2-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH2-CH3 : 3-Etyl-4-metyl hexan

III. Nhóm hay gốc hidrocacbon no <ở đây chỉ xét nhóm (gốc) hidrocacbon no hóa trị 1, ai muốn tìm hiểu về gốc hóa trị 2 hay 3 thì cứ post yêu cầu rồi mình post phần ấy sau.> Các nhóm hóa trị 1 được hình thành bằng cách loại bớt một nguyên tử H ra khỏi phân tử ankan và được gọi chung là ankyl. Có 2 cách gọi tên: a/ Đổi hậu tố -an của ankan thành -yl. Khi trong nhóm có mạch nhánh thì chọn mạch dài nhất kể từ nguyên tử C mang hóa trị tự do (được đánh số 1) làm mạch chính rồi họi tên nhóm theo danh pháp thay thế. b/thêm hậu tố -yl vào tên của ankan kèm theo "locant: cho hóa trị tự do. Đánh số mạch cacbon sao cho “locant” đó có giá trị tối thiểu. VD: CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (pentan)

CH3-CH2-CH2-CH2-CH2- a/pentyl b/pentan-1-yl

CH3-CH2-CH2-CH(CH3)- a/1-Metylbutyl b/Pentan-2-yl

Cách gọi tên thứ 2 (kiểu b) thường được dùng cho các nhóm mà cấu tạo phức tạp (chứa nhiều liên kết kép, nhiều vòng,…) và các nhóm đa hóa trị

B. Hidrocacbon không no mạch hở (Anken, Ankin)

.Hidrocacbon không no

  1. Hidrocacbon không no có một hay nhiều liên kết đôi Tên của hidrocacbon chứa 1,2,3 … nối đôi xuất phát từ tên của ankan tương ứng chỉ thay đổi hậu tố -an bằng -en (một nối đôi), -ađien (hai nối đôi), -atrien (ba nối đôi) … kèm theo “locant” chỉ vị trí của từng liên kết đôi đó. Mạch chính của hidrocacbon là mạch chứa nhiều nối đôi nhất , được đánh số từ đầu nào có thể cho “locant” nhỏ nhất, trước hết là cho nối đôi. VD: CH3-CH2-CH2-C(C2H5)=CH2 : 2-Etyl pent-1-en

(CH3)3c-CH2-CH2-CH=CH2 : 5,5-Đimetyl hex-1-en

2.Hidrocacbon có một hay nhiều liên kết ba Tên của hidrocacbon chứa một, hai, ba … liên kết ba cũng xuất phát từ tên của hidrocacbon no tương ứng chỉ đổi hậu tố -an thành -in (một nối ba), -ađiin (hai nối ba), -atriin (ba nối ba), … Cách chọn mạch chính, cách đánh số mạch C và cách gọi tên nói chung cũng tương tự như các hợp chất chứa nối đôi. Thí dụ: CH3-CH(CH3)-CH2-CH(C2H5)-C=-CH: 3-Etyl-5-metyl hex-1-in

3.Hidrocacbon có chứa đồng thời nối đôi và nối ba: Tên của các Hidrocacbon loại này có các đuôi -enin (chứa 1 nối đôi và 1 nối ba), -ađienin (hai nối đôi và một nối ba), -enđiin (một nối đôi, hai nối ba) …v.v… Mạch cacbon được đánh số sao cho các “locant” của nối đôi và nối ba là thấp nhất. Khi có sự chọn lựa thì ưu tiên để cho nối đôi có “locant” nhỏ

Thí dụ: CH=-C-CH=CH2: Buten-1-in-3

Có cuốn danh pháp Hữu cơ của nhóm Thầy Trần Quốc Sơn đó. Các bạn tìm mà đọc nhé. Khó hiểu lắm. hihi

Đọc trong Hóa học Hữu cơ 1 (của thầy Đỗ Đình Rãng) trang 358-359: phản ứng thế nhóm -NO2 vào nhân thơm của 3-clo-1-metyl-benzen cho sp mà nhóm -NO2 ở vị trí: +số 6 (para đối với C mang Cl) chiếm 59% (SP1) +số4 (para đối với C mang CH3) chiếm 32% (SP2) +số 2 (kẹp giữa metyl và clo) chiếm 9% Điều mình thắc mắc là tại sao CH3 và Cl đều định hướng ortho, para mà SP1 lại chiếm ưu thế hơn SP2. Việc CH3 hoạt hóa còn Cl phản hoạt hóa, hay lực định hướng của CH3 lớn hơn thì đâu có ảnh hưởng gì. Và điều này có liên quan gì tới việc các nhóm khi thế vào nhân ở vị trí meta so với 1 nhóm có sẵn nào đó thì bị triệt tiêu hiệu ứng liên hợp C không? Nếu có thì sự ảnh hưởng của nó được mô tả ra sao? Mọi ngưởi có thể giải thích giùm mình không? Mình cám ơn trước hen.

:24h_048:SAU ĐÂY LÀ MÀU CỦA MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ HAY GẶP : EOSIN (1,3,6,8 TETRABROMFLORETXEIN ) C20H8Br4O5 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ . EPHEĐRIN ( 1-PHENYL-2-2-METYL AMINOPROPANOL-1 ) C6H5CHOHCH(NHCH3)CH3 : CHẤT DẠNG HẠT NHỎ HOẶC TINH THỂ TRẮNG. FLORETXEIN C20H12O5 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ DA CAM. FUCSIN ( ROSANILIN C20H20N3Cl ) :CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ TƯƠI,CÓ ANH KIM (PHÁT QUANG ). FUTURAL ( FUTUROL ) C5H4O2 : CHẤT LỎNG SÁNH MÀU VÀNG NHẠT . GLIOXAN OHC-CHO : CHẤT LỎNG MÀU VÀNG NHẠT . HELIANTIN ( METYL DA CAM ) P- (CH3)2NC6H4N=NC6H4SO3Na : CHẤT BỘT MÀU DA CAM . HEMATOXILIN (HIĐROXIBRASILIN ) C6H14O6.3H2O : CHẤT TINH THỂ MÀU VÀNG NHẠT . *** C21H23NO5 : CHẤT TINH THỂ HINH THOI MÀU TRẮNG .

HEXACLOROBENZEN (C6CL6 ): CHẤT TINH THỂ TRẮNG . HEXACLOROXICLOHEXAN ( HEXANCLORAN,666 ) :C6H6Cl6 CHẤT RẮN MÀU TRẮNG KẾT TINH. HEXAMETYLENTETRAMIN ( UROTROPIN (CH2)6N4 ) CHẤT TINH THỂ MÀU TRẮNG . ACRIDIN ( HỢP CHẤT DỊ VÒNG NGƯNG TỤ CHỨA NITƠ ) : TINH THỂ VÀNG NHẠT . ALIZARIN : (1,2 –ĐIHROXIANTRAQUINON ) 14H8O4 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ.
ALUMINON : C12H23O9N3 ( MUỖI AMONI CỦA AXIT AURINTRICACBOXILYC ) : CHẤT BỘT MÀU ĐỎ . ATRAQUINON ( 9,10 – ĐIHIDROXIANTRAXEN ) C14H8O2 : CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM MÀU VÀNG CHANH . ATRAXEN : CHẤT TINH THỂ MÀU VÀNG PHÁT HUỲNH QUANG MÀU XANH . AXIT ACONITIC ( HOOCCH=C(COOH)CH2COOH ) : CHẤT TINH THỂ CÓ MÀU TỪ TRẮNG ĐẾN VÀNG NHẠT. AXIT ANTRANILIC ( AXIT O- AMINOBENZOIC ) : CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM MÀU VÀNG . AXIT BENZOIC : CHẤT TINH THỂ MÀU TRẮNG . AXIT CACMINIC (C22H20O13 ) : KHỐI MÀU NÂU SẪM HAY BỘT MÀU ĐỎ TƯƠI… AXIT FOLIC (C19H19N7O5 ) ( MỘT TRONG CÁC VITAMIN NHÓM B :B10 ) : CHẤT TINH THỂ MÀU VÀNG LẤP LÁNH . AXIT GLUCONIC ( AXIT GLYCONIC,AXIT DEXTRONIC : CH2OH(CHOH)4COOH: CHẤT LỎNG MÀU NÂU SÁNG . AXIT PANMITIC ( AXIT HEXA ĐECANOIC ) ( CH3(CH2)14COOH ) : TINH THỂ HÌNH KIM MÀU TRẮNG . AXIT PICRIC (2,4,6-TRINITROPHENOL ) C6H3N3O7 : CHẤT TINH THỂ HÌNH LÁ MÀU VÀNG CHANH . AXIT SALIXILIC ( AXIT 2-HIDROXIBENZOIC ,O-HOC6H4COOH ) : CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM TRẮNG AXIT XITRIC : CHẤT TINH THỂ TRẮNG . AZOBENZEN (C6H5N=NC6H5 ) CHẤT TINH THỂ MÀU DA CAM . BROMCRESOL ( C21H16Br2O5S ) CHẤT TINH THỂ MÀU DA CAM . BROMTHIMOL (C27H38Br2O5S ) : CHẤT TINH THỂ MÀU NÂU SẪM . CACOTALIM ( C20H22N2O5(NO2)2 ): HỢP CHẤT MÀU ĐỎ . CLOROAXETIPHENOL ( C6H5COCH2Cl ) : CHẤT TINH THỂ TRẮNG HOẶC HƠI VÀNG .

*** ( C17H21NO4 ) CHẤT TINH THỂ MÀU TRẮNG . CRESOL ĐỎ ( O-CRESOLSUNFOPHTALEIN ,C20H10O5S) : CHẤT TINH THỂ MÀU XANH LỤC. CRESOL TÍA ( M- CRESOLSUNFOPHTALEIN, C20H10O5S) : CHẤT TINH THỂ MÀU NÂU SẪM . CRESOL PHTALEIN ( METYL PHENOLPHTALEIN ) C6H4(CO)2(C6H3OHCH3)2 : CHẤT TINH THỂ MÀU ĐỎ VÀNG . 2,4-ĐINITROPHENOL : C6H3(NO2)2OH : CHẤT TINH THỂ VÀNG NHẠT . 2,4-ĐINITROTOLUEN :C6H3(NO2)2CH3 :CHẤT TINH THỂ HÌNH KIM MÀU VÀNG NHẠT . ĐITHIZON (ĐIPHENYLTHIOCACBAZON ):C6H5N=NC(S)NHNHC6H5 :CHẤT TINH THỂ MÀU XANH ĐEN. GLIOXAN :OHC-CHO : CHẤT LỎNG MÀU VÀNG NHẠT . INĐIGOCACMIN :C16H8N2O2(SO3Na) : CHẤT TINH THỂ MÀU XANH SẪM . IOTOFOM (CHI3 ): CHẤT TINH MÀU VÀNG . KALI HIĐROPHTALAT (KHC6H4O4 ): CHẤT TINH THỂ TRẮNG … LACMOIT ( REZOXINOL XANH ) C12H9O4N : CHẤT RẮN MÀU TÍM SẪM . LẢUIN C39H74O6: CHẤT TINH THỂ TRẮNG . MELAMIN ( 2,4,6-TRIAMINO-1,3,5-TRIAZIN :C3H6N6 ) CHẤT RĂN KHÔNG MÀU. MENTOL (C10H20O) : CHẤT TINH THỂ TRẮNG METYL ĐỎ ( (CH3)2NC6H4NNC6H4COOH ): CHẤT BỘT MÀU ĐỎ HOẶC TINH THỂ MÀU TÍM . MUREXIT ( AMONI PUPORAT ;C8H4O6N6NH4.H2O) : CHẤT RẮN MÀU ĐỎ TÍA . NAPHTALEN ( BĂNG PHIÊN ): TINH THỂ MÀU TRẮNG . NITROXEN LULOZƠ ( C6H7O2(ONO2)3 ) : CHẤT RẮN MÀU VÀNG . PHENYL HIĐRAZIN ( C6H5-NH-NH2 ) CHẤT LỎNG MÀU VÀNG NHẠT . QUINON (XICLOHEXADIEN-1,4-ĐION VÀ XICLOHEXADIEN-1,2-ĐION ) : CHẤT RẮN MÀU VÀNG TETRALIT (TETRANITROMETYLANILIN ;(NO2)4C6(NH2)CH3 ): CHẤT BỘT MÀU VÀNG. THYOFEN ( HỢP CHẤT DỊ VÒNG CHỨA LƯU HUỲNH ) : CHẤT LỎNG KHÔNG MÀU ) THYONALIT ( ĐIETYL-4-NITROPHENYL THYÔPHTPHAT ; (C6H5O)2P(S)OC6H4NO2 ) :CHẤT LỎNG RẤT SÁNH MÀU NÂU ĐEN . TRINITROTOLUEN (TNT;CH3C6H2(NO2)3 : CHẤT TINH THỂ HÌNH LÁ MÀU VÀNG NHẠT . URE (CACBAMIT ;(NH2)2CO): CHẤT TINH THỂ TRẮNG . XANH METYLEN (C16H18ClN3S ): CHẤT TINH THỂ LỤC ĐẬM VỚI ÁNH ĐỒNG THANH … … RẤT MONG MỌI NGƯỜI GÓP Ý :24h_048:

Tuyệt đó! Bạn lấy thông tin này ở sách nào vậy Darks! Hihi, chia sẻ cho anh em tài liệu với!

1 - Từ toluen điều chế ra: a. benzonitrin b. p-Nitrobenzoyl clorua c. benzyl xianua 2 - Hoàn thành và mô tả cơ chế của các phản ứng ngưng tụ sau: C2H5OCOOC2H5 + C6H5CH2COOC2H5 —> Y (xúc tác là C2H5ONa)

 HCOOC2H5 + CH3COOC2H5 --&gt; T  +  Z  ( xúc tác là C2H5ONa )

Cám ơn nhiều nhá :nghimat (:nghimat (

  1. a) C6H5-CH3 —> C6H5-COOH —> C6H5-CONH2 ----> benzonitrin b) C6H5-CH3 —> p-NO2-C6H4-CH3 —> p-NO2-C6H4-COOH ----> sp c) C6H5-CH3 —> C6H5-CH2Br ----> sp
  2. Cơ chế SN2 Y : C6H5-CH(COOC2H5)2 T : OHC-CH2-COOC2H5 Z : Còn đang nghĩ! chắc là cái andehit trong T đi lăng xăng rồi đập vào cái este? Có gì sai mong mọi người chỉ bảo.

Từ các chất vô cơ cần thiết và toluen, điều chế m-bromotoluen! Thanks các bác nhiều!:treoco (

Toluene –> para-NO2-C6H4-CH3 –> para-NH2-C6H4-CH3 –> –> para-CH3CONH-C6H4-CH3 –> lúc này thế brom vào, rồi mở khóa nhóm thế phụ định hướng -NH2 và cho bay nhóm này bằng con đường khử diazoni (H3PO2) sẽ thu được sản phẩm.

chào cả nhà! các bác cho mình hỏi công thức làm sơn nền nhà như thế nào? tỷ lệ của từng chất? cảm ơn các bác nhiều hen! :

hay quá! giữa nước với rượu tính axit chỉ chênh nhau một chút nhưng khi giai trăc nghiệm thì xem như Na phản ứng với nc trước vậy cho mình hỏi luôn : nếu cho hỗn hợp ãit mạnh (VD: sunfuaric đặc và nitric )vào kim loai vd: mg thì giải thế nào nhỉ?

về các nhóm hút, đẩy e thì anh nhớ không lầm thì trong sach hóa 11 co ghi. với trường hợp này thì nhóm hút khi gắn với -OH làm giảm mật đọ e ở oxi —> tăng độ phân cực -O-H nên H dễ bị đứt–> tinh axit tăng. nhóm đẩy khi gắn với -OH làm tăng mật độ e ở O –> giảm độ phân cực -O-H H khó bứt ra nên tinh axit giảm. trường hợp này thì C2H5- là nhóm đẩy, H- là nhóm không hút cũng không đẩy nên tính axit của nước mạnh hơn của rượu. do đó Na phản úng với Nước mạnh hơn so với rượu. 2 phản úng xay ra đông thời, không phản ứng nào xảy ra trước

anh gì ơi giữa hai chất H2o và rượu mọi người trước đã nòi không chênh nhau đáng keer mà.Vả lại độ mạnh của hai ãit vô vơ trên cũng chênh lêch nhau một chút mà .Nếu giải giống rượu và phân biệt trật tự thì cho 2 kết quả khác nhau. giải thích hộ em với.

èo!ai pảo cứ rượu là có gốc đẩy e ===>độ linh động của H+ trong nhóm OH của rượu kém hơn nước.tùy vào gốc thôi bạn à.G/s Gốc CH3-CH2- thì đẩy e nhưng xét trong phân tử có nhóm CH2=CH(Cl)-CH2OH Thì giờ cái nào có H linh động hơn nhỉ.===>Còn Tùy Gốc lk với OH

phía trên tui chỉ nói là nhóm hút đẩy đơn thuần, còn tường hợp của bạn thì có hiệu ứng liên hợp rùi, hiệu ứng này làm tăng mật đọ e trên =CH(Cl)-, nên nhóm CH2=CH(Cl)- không cò là nhóm hút nửa

tdk_qwer .Bạn xem lại đi do có hiệu ứng lk bạn pảo đây gốc CH2=CH(Cl)- kô hút e nữa sao?.hjx nhưng sự thật này hơi fũ fàng chút là nó hút e rất mạnh đó.Để lý giải thì bạn hãy tự trả lời các câu hỏi này nhá:(!):CH2=CH2 có phân cực lk kô?(!!):Khi Clo hay Brom LK với nhóm kô no thì nó hút e hay đẩy e.Hihi

Chắc tại bạn nhầm lẫn câu hỏi thôi, vì phân URE là 1 phân vô cơ, nhưng bản thân ure là 1 hợp chất hữu cơ!!!