Trao đổi Lý thuyết Hoá học Hữu cơ

mọi người có thể phân tích rõ hơn về các nhóm hút e và đẩy e được không ?nó có những ảnh hưởng cụ thể như thế nào ??? cái này mình lơ mơ lắm cảm ơn mọi người trước

nói rõ hơn về đáp án được ko mọi người tach1-21-4 hay là gì vậy?:24h_024:

theo mình được biết thì ancol có phản ứng với các kim loại kiềm ,kiềm thổ có M lớn như Ba ,Sr,Ca chứ ko nhắc tới Mg cái này bạn xem sách của ngô ngọc an thì rõ lun

alcol là một hợp chất lưỡng tính, vừa có tính acid vừa có tính baz nhưng cả tính acid và baz đều yếu (giống như H20 vậy).Khi thể hiện tính acid yếu,alcol chỉ tác dụng với những hợp chất có tính baz mạnh như kim loại kiềm, hợp chất cơ kim Grignard, NaH… Thân!

theo định nghĩa, đồng phân có 2 loại: đồng phân phẳng và đồng phân lập thể. Đồng phân phẳng bao gồm đồng phân vị trí (cùng CTPT,cùng nhóm định chức nhưng khác mạch C hoặc vị trí các nhóm định chức) và đồng phân cấu tạo (cùng CTPT nhưng CTCT của chúng mang các nhóm định chức khác nhau).Đồng phân lập thể gồm đp cấu trạng và đp cấu hình. Đp cấu hình thì lại chia thành đp quang học và hình học (đp Cis-trans,đp E-Z). Nói tóm lại là đp hình học không phải là đp phẳng!^^ isopentan có CTCT là (CH3)2CH-CH2-CH3 khi dehydro hóa chỉ tạo ra 3sp alken: CH2=C(CH3)-CH2-CH3 ; (CH3)2C=CH-CH3 ; (CH3)2CH-CH=CH2. ở đây cũng không có đp hình học nữa là. Mình cũng không biết đp thứ 4 là đp nào???

nói giùm mình cái hợp chất cơ kim cái???:cuoi (

Thật ra nói hợp chất cơ kim cũng không chính xác mà phải nói đầy đủ là hợp chất hữu cơ kim loại (hchckl). Mình đọc sách thì người ta định nghĩa HChckl là những hợp chất có dạng RM mà trong đó nguyên tử C nối trực tiếp với kim loại M: kim loại kiềm (Li,Na,K); kiềm thổ (Mg,Ca); Al,Sn,Pb; một số kim loại chuyển tiếp như Zn,Fe,Cd,Ni,Cr,Hg. Tác chất Grignard là hchckl quan trọng có CTTQ là RMgX trong đó MgX tích 1 phần điện tích dương (delta +) trên Mg còn C nối với Mg tích một phần điện tích âm (delta -), X là các nguyên tố Halogen: Cl,Br,I trừ F Thân!

bạn có thể nói những hiểu biết của bạn trước được ko để mọi người còn biết bạn lơ mơ chỗ nào?:smiley: Thân!

ancol là acid yếu hơn nước, mà nước ở dang lỏng không pư với Mg thì ancol đâu có pư được chứ. Còn pư tạo thành hợp chất cơ kim, ví như hợp chất cơ magie thì chỉ có dẫn xuất halogene làm được thôi: R-X + Mg —> R-Mg-X (trong dm ete khan để tránh nước)

ancol có tính chất của một axit hả bạn? vậy thì viết giùm mình cái phương trình ancol + NaOh nha…:24h_100:

oh quên ,bạn giúo mình phân tích tác dụng của nhoms hút e ,đẩy e tới nhiệt độ sôi ,các phản ứng hóa học ,và tại sao lại gọi chúng là hút e ,đẩy e,dựa trên cơ sở nào?:24h_038:

theo mình: Nhiệt độ sôi phụ thuộc cơ bản vào lực liên kết giữa các phân tử; thứ 2 là nó phụ thuộc vào khối lượng của các phân tử ấy. Nếu có cũng loại liên kết thì chất có nhiệt độ sôi cao là chất có khối lượng phân tử lớn. Nếu giữa các phân tử có liên kết với nhau (đặc biệt là liên kết Hidro) thì nhiệt độ sôi phụ thuộc độ bền liên kết ấy. Ví dụ: ancol có nhiệt độ sôi thấp hơn axit cùng số nguyên tử C do liên kết H của axit bền hơn (do liên kết C=O có tính hút e làm mật độ điện tích âm trên H của OH giảm, mật độ điện tích dương tăng hơn ancol). Hình dung như một người đang bị trói nếu có người khác cầm dây kéo mạnh hơn thì càng khó thoát ra ấy. như vậy các phân tử khó tách nhau ra để chuyển thành trạng thái tự do (hơi) nên nhiệt độ sôi cao hơn.

Bạn có thể xem ở đây để có cái nhìn tổng quan về hiệu ứng điện tử: hiệu ứng cảm (+I,-I), hiệu ứng cộng hưởng (+R,-R) http://www.chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3151 hoặc nếu có thời gian bạn có thể đọc TL này: http://www.chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=7972 Có tự tìm hiểu thì mới thấy hứng thú để học^^ Thân!

phản ứng với rượu trước.như vậy mới có phản ứng C2H5ONa + H2O ->C2H5OH +NaOH.tính bazo cũa muối C2H5ONa > NaOH.nếu bạn học phổ thông thì cái này chắc chắn đúng.Nếu học cao hơn thì còn phụ thuộc vào tỉ lệ nữa.

nếu bạn đọc vào phần điều chế rượu thì có xuất hiện hợp chất cơ_magie.cũng có phản ứng rượu phản ứng trực tiếp với hợp chất cơ-magie: C2H5MgBr+ C2H5OH->C2H6 + MgBrOC2H5. Trong chương trình 12 chỉ những bạn trong đội tuyển mới học phần này.đề thi ĐH ko có

Những cái này thì bạn đọc Giáo trình “Cơ sở lý thuýết Hoá học hữu cơ” của 3 thầy: Phan Tống Sơn - Trần Quốc Sơn - Đặng Như Tại hoặc “Hoá học hữu cơ” của Đỗ Đình Rãng…

4 mới đúng chứ.có cả đồng phân hình học mà

hix mà bạn ơi tui học tiếng anh kém lắm ,đọc đâu có được,bạn còn có tào liệu nào khác ko ,chia sẻ cho tui nhé cảm ơn nhìu

những phân tử có nhóm hút e như halogen thì sẻ như vậy.đây là trường hợp đặc biệt.halogen là nhóm thế loại 1 có khả năngddinhj hướng o - p. Hiệu ứng H ở đây là hiệu ứng siêu liên hợp,cacbocation có càng nhiều CH(anpha) thì sự giải tỏa e càng lớn,liên kết càng mở rộng->phân tử càng bền.bạn đọc thêm về hiệu ứng siêu liên hợp,giải thích về độ bền phân tử thì chủ yếu dùng cái này,chú ý có trường hợp hiệu ứng liên hợp bền hơn,hình như ở trạng thái tĩnh:D:P

O có đôi e chưa tham gia tạo hiệu ứng -c với liên kết đôi trong nhân,=>có sự chuyển dịch mật độ e về phía nhân thơm=>OH phân cực=> H linh động