TiO2-Tổng quan/nghiên cứu/ứng dụng

quá trình chuyển điện tích là một đặc trưng của sự hấp phụ hoá học, electron di chuyển từ HOMO của chất mang (support) sang LUMO của chất bị hấp phụ, làm các liên kết trong chất bị hấp phụ yếu đi. Trong trường hợp hấp phụ ứng dụng quang xúc tác, ko biết cơ chế có đi chung như vậy ko nhỉ !!!

+Dưới tac dộng của tia tử ngoại thì sẽ xảy ra phản ứng quang hóa,cơ chế của phản ứng tạo thành các gốc oxy hóa và oxy hóa các chất bẩn trong nước.Như vậy các phản ứng này xảy ra như thế nào và nó chịu tác động của các yếu tố nào, hiệu suất đạt được là bao nhiêu.

Cơ chế có thể mườn tượng như sau:

Cái ni thảo luận nhiều trong diễn đàn goài !

+anh có thể định nghĩa cho em biết band-gap la gi không?

bạn có thể vô đây tham khảo ! http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=392

Cái ni cũng đã thảo luận khá nhiều ! Bạn muốn làm thành công seminar của mình, thì nên đọc hết các topic liên quan trong diễn đàn, sau đó search tài liệu trên sciencedirect (đưa đường link nhờ mấy sếp down nếu ko tự down được), rùi bổ sung thêm !

may anh oi? em duoc giao de tai seminar lam ve phuong phap sol_gel ma em hopng biet tim tai lieu o dau het ah !! anh giup em voi

em cứ lên google gõ mấy chữ như sol-gel, principle sol-gel. Rồi vô sciencedirect gõ vô sol gel. Tha hồ cho em lựa chọn

theo em việc tính toán hiệu năng chuyển hóa tùy thuộc rất nhiều vào sự chọn lọc ánh sáng. vậy theo anh thì phải chọn ánh sáng thuộc phần nào(tử ngoại, khả kiến hay hồng ngoại để phương trình tính toán hiệu suất chuyển là chính xác nhất.

Hi all! Mình là một kẻ ngoại đạo hiện mình đang học bên KHVL, hiện đang làm đề tài có liên quan đến TiO2 trạng thái vô định hình ở kích thước nano, tài liệu về phần này hầu như không có, mình hiện muốn tìm hiểu xem nano TiO2 vô định hình có những tính chất đặc biệt gì so với nano TiO2 tinh thể, cụ thể là trong xúc tác, cũng như các ứng dụng khác. Thanks nhiều

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=403

Những vấn đề trong đó thì mình cũng đã hiểu sơ rồi, nhưng quan trọng là các tài liệu liên quan đến hạt nano vô định hình TiO2, tất cả tài liệu khi đề cập đến tổng hợp TiO2 nano đều không quan tâm nhiều lắm đến việc khảo sát tính chất của pha vô định hình (cấu trúc, tính chất,…) mà thường xử lý nhiệt để chúng chuyển sang pha tinh thể, sau đó mới tiến hành khảo sát. Vấn đề đặt ra là ở kích thước nano, pha vô định hình của TiO2 có gì dị thường không, có nhóm nào trên thế giới đã nghiên cứu về cái này chưa. Mình đã lùng hết trên các tạp chí Sciences Direct, springerlink,IOP,ACS, APS, nhưng vấcn chưa tìm được, một phần cũng do mình chỉ tiếp cận được abtract thoi nên cũng khó. Bạn nào có các bài báo về phần này thì share cho mình, thanks nhiều.

Mình nghĩ bạn nên tìm các bài báo liên quan đến vấn đề này sau đó post yêu cầu lên đây để mọi người giúp đỡ down full article cho bạn nhé. Vì vấn đề bạn nói mang tính khái quát lắm vì tùy loại phản ứng và vai trò xúc tác của TiO2 trong phản ứng đó thế nào. Thân!

Chào mọi người! Mình vừa gia nhập vào diễn đàn vì thấy nó hay hay. Và cần các bạn giúp mình giải quyết một vấn đê. Hiện tại mình đang điều chế xúc tác TiO2 nano bằng pp sol-gel khi có mặt dung môi. Mình đã tổng hợp được nano TiO2 ở pH rất thấp và với tỷ lệ dung môi và nước xác đinh. Tuy nhiên mình chưa thật sự hiểu rõ cơ chế của nó và vai trò của dung môi. Mình cũng dã xem qua bài có liên quan của bạn nguyencyberchem nhưng bạn ấy viết bằng tiếng Pháp nên mình không đọc đươc. Mình đang ở VIệt Nam và chỉ sử dụng thêm được tiếng Anh thôi. Mong tin các ban.

Phần lớn mình viết bằng tiếng Việt mà. Hay bạn chỉ hỏi về cơ chế sol-gel? Bạn nói bạn tổng hợp được TiO2 ở cỡ hạt nano ah, vậy bạn calcination thế nào? Mục đích điều chế của bạn là gì? DUng môi bạn dùng là gì, nếu chỉ là dung môi bình thường thì bạn sẽ rất dễ dàng tìm cơ chế của quá trình sol-gel trên google, nếu có thể, bạn nêu rõ hơn một chút để mình xem có đặc điểm gì đặc biệt hơn trong hệ của bạn không. Thân

Uhm! Mình chỉ muốn biết cơ chế pp sol-gel. Mình cũng dọc bài của bạn rồi nhưng bạn ghi khái quát quá. Hệ của mình là thủy phân Ti(SO4)2 với sự có mặt của dung môi IPA(isopropanol). TiO2 nano minh điều chế được với mục đích là thử hoạt tính quang hóa và so sánh nó với degussa. Và một vấn đề mình đang quan tâm nữa là mình phải dùng một tỷ lệ dung môi và nước thích hợp thì sp TiO2 mới được nano. Mình biết dung môi đóng vai trò là phân tán nhưng với một tỷ lệ thích hợp với nước thì sao? Tại sao tỷ lệ khác thì ko được? Mong bạn có thể giúp mình.

Bạn cho mình hỏi, bạn làm thế nào để biết “mình phải dùng một tỷ lệ dung môi và nước thích hợp thì sp TiO2 mới được nano”, nghĩa là làm sao để biết TiO2 bạn điều chế ở cỡ nano, điều kiện bạn làm calcination là gì?

Cơ chế của sol gel processing mình đã post rồi, chủ yếu là hình ảnh thôi, chỉ có vài dòng tiếng Pháp, nêu bạn không đọc được, chỉ cần vô http://translate.google.com/translate_t rồi copy đoạn tiếng Pháp rất ngắn, chọn dịch sang tiếng Anh là ok Thân!

Gửi thêm cho bro bài article này, bro cố đọc sẽ trả lời được thắc mắc của bro, cái này đã thảo đề cập trên forum rồi, bro chịu khó xem lại với công cụ translation của google khi cần nhé thân!

Cám ơn bạn. Mẫu mình nung ở 500 độ C. Sản phẩm được nano là mình dựa vào kết quả chụp sem. Khi nào đề tài mình xong. Mình sẽ post lên cho các bạn cùng thảo luận.

ok; chúc bro may mắn. Bro nung 500°C thì có lẽ pha của bro là anatase. Bro làm ở lab nào vậy? test quang xúc tác trên phản ứng gì? có gì post cho a em ngâm cứu với hen

Hiện nay ô nhiễm môi trường trở thanh vấn nạn của mỗi quốc gia và của toàn cầu vì vậy việc giảm thiểu ô nhiễm là công việc không của riêng ai. G.S Koj Takeuchi (Nhật Bản) không cần đến những thiết bị tinh vi hay các cỗ máy tối tân cần lắp đặt hai bên đường phố, mà chỉ cần một loại sơn bảo vệ phủ ngoài có vẻ ngoài hoàn toàn giống bất kì một loại sơn nào khác. Chỉ có điều là thứ hóa chất dạng keo này của ông có khả năng hấp thụ được khói xe trong mọi thời tiết.

G.S Koj Takeuchi cho biết: “thông thường một số loại oxit kim loại có đăc tính hấp thụ được những phân tử gây ô nhiễm có trong bầu khí quyển có trong thành phần của không khí như NO2 và SO2 rồi sau đó chuyển hóa thành các axit”. Khi đó chỉ cần sử dụng những phương pháp khử axit thông thường là chúng ta có thể loại bỏ những phân tử gây ô nhiễm này.

Trong những oxit kim loại được G.S Koj Takeuchi sử dụng cho quy trình sử lý này là hợp chất TiO2 có thể được coi là tối ưu. Qua hàng loạt cuộc thử nghiệm liên tiếp hợp chất này đã chứng minh được cả ba tính năng này mà các nhà kha học cần tìm kiếm, đó là tính ổn định, ít độc hại và rẻ tiền. Trong điều kiện ánh sáng ban ngày vói tần số phát xạ tia cực tím có trong thành phần của ánh sáng môi trường ở mức trung bình TiO2 có thể tạo ra được rất nhiều phân tử Oxy và các gốc Hydroxyl những phân tử này sẽ tác dụng với các phân tử khí NO2 và SO2 có trong không khí để chuyển hóa chúng thành axit HNO3 và H2SO4.

Trên thực tế để điều chế một hỗn hợp lí tưởng có chứa TiO2 trong thành phần mà vẫn đảm bảo được những đặc tính cơ bản của một lọai sơn phủ không đơn giản. Trước hết loại sơn này phải sử dụng được dưới dạng phun trên bất một chất nền vật liệu nào mà phải đảm bảo khi khô chỉ có độ dày từ 10 - 30µm. Từ vài năm trước G.S Koj Takeuchi đã sản xuất thành công hỗn hợp chứa TiO2 trộn vào vật liệu xây dựng hoặc những vật liệu xây dựng học để loại bỏ hết khí thải trong không khí.

Những tấm bảng chống ô nhiễm môi trường dọc theo một trục đường cao tốc ở Tôkyo, những tấm bảng chống ô nhiễm này được tạo bởi từ hỗn hợp Cacbon, Lưu huỳnh bề mặt được tráng một lớp TiO2 trộn lẫn với than chì hoạt tính dưới dạnh sơn phủ. Hỗn hợp Cacbon, Lưu huỳnh là một chất nền cực tốt vì có độ bền cao, chống chịu mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và ưu điểm lớn nhất là giữ được TiO2 không bị phân rã hay bào mòn. Nếu tính về độ bền mỗi tấm biển có thể hoạt động khoảng 5 năm mới phải thay một lần. Lượng khí thải giảm đi rõ rệt mỗi ngày có khoảng 113.000 lượt xe qua lại những tấm biển này có thể hoat động 10 giờ/ ngày va trong cả những ngày u ám cũn hoạt động được. Từ 30- 70% lượng NO2 trong không khí chuyển hóa thành HNO3 và lượng SO2 được sủ lý cao hơn từ 67- 78 % được chuyển hóa thành dung dịch H2SO4 ….

Thành công này hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng ứng dụng rong việc giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm trên các trục đường nào khoang vùng được!.

trích câu lạc bộ hoá học đại học lạc hồng http://h2lh.net/h2club/modules.php?name=News&op=viewst&sid=139

Sản xuất thành công sơn bột tĩnh điện

Sản xuất sơn bột tĩnh điện tại Viện hóa học. Lần đầu tiên các nhà khoa học Viện hóa học (Viện KH-CN Việt Nam) đã nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng thành công công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện. Sự thành công này đã mở ra hướng sản xuất sơn bột tĩnh điện đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế nhập khẩu, bảo vệ môi trường.

Để phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là các ngành công nghiệp xây dựng, dân dụng… nhằm bảo vệ và trang trí, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ một khối lượng lớn sơn. Các loại sơn được sử dụng chính và lớn nhất hiện tại chủ yếu vẫn là sơn dung dịch.

Khoảng 10 năm trở lại đây, các nước trên thế giới đã dần thay thế sơn dung dịch bằng sơn bột. Bước chuyển đổi này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần quan trọng trong bảo vệ môi trường nước bởi trong sơn dung dịch, lượng dung môi chiếm khỏang 40-50% sẽ thoát ra không khí, gây ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam trong mấy năm qua, nhu cầu sử dụng sơn bột cũng đã tăng lên rất mạnh trong các ngành công nghiệp sản xuất ô-tô, xe máy để sơn các chi tiết máy, trong kết cấu xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, lượng sơn bột này trong nước chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu. Thị trường sơn Việt Nam dần xuất hiện nhiều loại thương hiệu sơn bột: Dupont, ICI, Jotun… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Trước những thách thức và nhu cầu sơn bột, sự thành công trong nghiên cứu công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện (điện trường một chiều có điện áp từ 40-120KV) không phụ thuộc vào nước ngoài đã mở ra khả năng ứng dụng sản xuất sơn bột tĩnh điện thương hiệu Việt Nam.

Trên cơ sở Epoxy DER662, DER663, DER672 và các chất đóng rắn hệ phenolic DEH80, DEH84, DEH90 với xúc tác 2 metyl imidazol, các nhà khoa học trong nước đã xây dựng và hoàn toàn làm chủ quy trình công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện; đồng thời xác định được các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chất lượng sơn bột tĩnh điện như: hàm lượng pigment và bột độn, khối lượng đổ đống và lắc rung, độ chảy của bột, tỷ khối, độ phân tán, các tính chất cơ học của màng sơn.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã lựa chọn được loại hệ phụ gia làm nền TiO2 và sử dụng bột CaCO3 biến tính bằng parafin sản xuất trong nước thích hợp cho sản xuất sơn bột để giảm giá thành sản phẩm.

Theo PGS .TS Đỗ Trường Thiện - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, trong công nghệ sản xuất sơn bột tĩnh điện, yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của sơn là công nghệ trộn hợp ở trạng thái chảy nhớt và nghiền siêu mịn. Sơn tĩnh điện phải được trộn trên thiết bị trộn trục vít với nhiệt độ thích hợp nhất từ 95 - 1050C và nghiền theo nguyên lý búa văng tốc độ quay của roto hơn 7.000 vòng/phút với nhiệt độ buồng nghiền không quá 500C.

Không chỉ thành công về mặt công nghệ, Việt Nam đã có thể tự chế tạo cả thiết bị để sản xuất sơn bột tĩnh điện gồm: thiết bị trộn khô công suất 40 kg/mẻ, trộn trục vít công suất 1,75 KW với năng suất 10 - 15 kg/h, thiết bị phun sơn tĩnh điện áp 60 - 120KV, buồng phun sơn tĩnh điện có thu hồi theo nguyên lý xyclon và túi lọc buồng sấy bằng gas nhiệt độ cao nhất 2500C.

Trên cơ sở làm chủ công nghệ, nhóm nghiên cứu đã sản xuất hơn 3.000 kg sơn bột các loại mầu đen, trắng, đỏ để sơn hơn 10.000m2 các sản phẩm là các chi tiết vỏ cột bơm xăng, kết cấu khung thép nhà máy mạ Thái Bình, các chi tiết xe máy, vỏ nồi cơm điện, khung bếp gas…; đồng thời cung cấp sản phẩm thử nghiệm cho Liên hiệp khoa học sản xuất vật liệu mới và thiết bị, Công ty TNHH sơn tĩnh điện và chuyển giao công nghệ Nam Thắng, số Xí nghiệp mạ sơn tĩnh điện thuộc Công ty tư vấn phát triển xây dựng cho công trình dân dụng.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, mặc dù đây là sản phẩm lần đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất thành công ở Việt Nam nhưng có thể bảo đảm chất lượng gần tương đương và giá rẻ hơn so với các sản phẩm sơn bột tĩnh điện nhập ngoại đang có mặt tại thị trường Việt Nam.

Các sản phẩm sơn bột tĩnh điện chưa chính thức có mặt tại thị trường nhưng khả năng ứng dụng là rất lớn. TS Thiện cho biết, một nhà máy sản xuất sơn bột tĩnh điện công suất 1.000 tấn/năm đã được nghiên cứu xây dựng đề án. Tuy nhiên, để có thể phục vụ nhu cầu thị trường trong nước cần tiếp tục qua dự án sản xuất thử nghiệm để tiếp tục hoàn thiện công nghệ :chocwe (

Chào các đàn anh! Em đang có một đề tài về chế tạo vật liệu quang xúc tác nhưng làm mãi vẫn chưa ra được nên rất mong được các đàn anh chi bảo cho đôi điều. Đề tài của em : “đưa TiO2 lên đế kim loại bằng phương pháp Phosphat hóa” em được biết acid H3PO4 có khả năng hoạt hóa mạnh kim loại và hình thành được cấu trúc mới, vì thế em sử dụng chất mang là Kẽm biophosphat để quét lên nền kim loại để tạo được cấu trúc mới trên bề mặt kim loại và sau đó tiếp tục đưa hỗn hợp gồm acid phosphoric + TiO2 lên và đem đi nung. Độ bám dính thu được không cao, bề mặt rất dễ bị rỗ do khí thoát ra rất nhiều. Có cách nào để tạo được hỗn hợp chứa TiO2 có tinh keo dính để cho bám dính lên đế trước khi đem nung không các anh, vì hỗn hợp TiO2 em quét lên không có tính keo nên không thể bám lên bề mặt nền ( trước khi nung ) được. giúp em với

Em thử sol gel-dipcoating xem sao. Tuy film vẫn có thể bị crack, nhưng nếu dùng template có thể khắc phục được. Đúng là quét như em rất dễ bị crack. Hoặc anh đề nghị thế này, em điều chế TiO2 phủ lên kim loại luôn, sau đó sử dụng chimisorption với H3PO4, như vậy sẽ tránh được việc thoát khí khi nung. Thân!

N.B: một chút thông tin về việc chimisorption H3PO4 :

TiO2 films were cut into 1cm1cm, then thoroughly cleaned by acetone, ethanol and distilled water, and immersed in phosphoric acid solution (8.5%, v/v) for 8 hour at 30°C, another 3 hours at 100°C, and warmed in an oven at 120°C for 3h after being taken out of the solution. It is reported warming at 120°C gives a strongly surface binding [9] [15]. Samples were then cooled and supersonic rinsed with water to remove any weakly adsorbed material. Samples after this treatment were coded X-P (X=A, R, and AR) and analyzed by XPS and FTIR

CHuc em thành công, sorry vì reply trễ, dạo này bận bịu với pes2008 quá :slight_smile:

Oh!!! Cảm ơn anh! Em còn tưởng đề tài về Vật liệu này không còn được đề cập đến nữa chứ!!! Em sẽ về làm thử… mà anh có biết trang web nào của nước ngoài có tài liệu free về vấn đề này không, anh cho em với. Một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều. Than!!!