TiO2-Tổng quan/nghiên cứu/ứng dụng

Để biết vấn đề này, em hãy tìm đọc các kiến thức về giản đồ pha và các kiến thức về nhiệt động học của quá trình chuyển pha rắn. Và em cũng nên tìm hiểu kỹ xem họ xử lý nhiệt như thế nào, mục đích để làm gì? Trước và sau khi xử lý nhiệt thì xúc tác có gì thay đổi về cấu trúc? Kiểm tra trạng thái bằng cách nào? Mỗi cách cho biết thông tin gì… Từ đó em có thể rút ra nhận xét, kết luận cho phép hiểu vì sao quá trình đó lại bất thuận nghịch trong điều kiện đó.

nói chung thì cách tiếp cận đề tài của em như vậy là chuẩn, nhưng anh nghĩ nhiều đề tài cũng đã làm nhiều về phần này rồi, em cố tìm ra đặc điểm riêng của đề tài mình làm nhé. Mà hình như anh hiểu sai rồi, em đang làm seminar chứ không phải đề tài tốt nghiệp phải không??? Nếu seminar thì em không cần lo về tài liệu, chỉ lo là nhiều tài liệu quá, làm sao phân tích cho xuể thôi.

cho em hoi chut xiu:" lam the nao de giam kich thuoc hat ma khong lam thay doi tinh chat be mat cua xuc tac ?"

Cái này em hỏi đã bị mâu thuẫn rồi. Khi kích thước hạt giảm, chắc chắn sẽ tăng diện tích bề mặt, và chắc chắn cũng sẽ làm thay đổi hoạt tính bề mặt. Có thể hoạt tính bề mặt không thay đổi khi giảm kích thước hạt, nhưng điều này chỉ xảy ra khi hoạt tính là có giới hạn, không tăng được nữa khi diện tích bề mặt tăng. Anh thắc mắc là tại sao em lại đưa ra câu hỏi này?

Tại IPS-16, có khoảng 80 báo cáo liên quan về TiO2, cả ứng dụng trong xúc tác và trong solar cell. Các vấn đề được đưa ra thảo luận trong section này và chưa có những kết quả thực nghiệm để kết luận cụ thể

1, Cơ chế liên quan gốc tự do và quá trình chuyển điện tích trong quang xúc tác và trong superhydrophilicity

2, Tại sao khi doping TiO2 bằng Fe, Ta…, N, S, C… làm tăng khả năng hấp thu ánh sáng có bước sóng dài hơn (tận dụng tất cả nguồn ánh sáng mặt trời).

3, Hoạt tính xúc tác của anatase và rutile, dạng nào cao hơn và nguyên nhân? Vì trong một số trường hợp pha rutile hoạt động hơn.

4, Có nhiều báo cáo về ứng dụng thực tiễn của màng phủ hoạt động xúc tác ở nhiều nơi trên thế giới (chủ yếu là Nhật) và một số thiết bị xử lý nước và không khí. Giải pháp đẩy mạnh các ứng dụng này trên khắp thế giới?

Hội nghị tập trung các nhà nghiên cứu hàng đầu về quang xúc tác ở Nhật, Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Úc, Hà Lan, Nga, Israel… mà chưa có kết luận cuối cùng. Mình đưa lên diễn đàn để anh em cùng suy nghĩ và tìm hướng nghiên cứu nhé.

Cái này trong forum mình cũng đã thảo luận kha khá rồi đó. Và cũng giống như mình đã đề cập, không nên nghĩ pha anatase hoạt tính cao hơn rutile. aqhl có cơ hội tham gia hội nghị này thật tốt đó. Thiết nghĩ, anh em mình nên làm một cái tổng hợp lại về tính chất của TiO2 đi aqhl à -Trong quang xúc tác

  • Ứng dụng trong công nghệ bán dẫn -Dùng làm support -Trong khoa học vật liệu… -Hướng khả thi về việc ứng dụng vật liệu này ở VN. aqhl có thể giúp mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về khoáng titan ở VN luôn nhé, giá thành, tinh chế… Nếu thấy tốt, có thể cho các bạn sv làm nhiều hơn về mảng giàu tiềm năng và mình cũng có nhiều khả năng nữa. Thân! Chúc thành công

Ngoai nhung ung dung ma ban aphl da noi thi TiO2 o dang kich thuoc nano con duoc ung dung trong cong nghe lam son:

Sơn tự làm sạch đầu tiên tại Việt Nam

Hãy hình dung một bệnh viện với các buồng bệnh trắng tinh, vô trùng và thơm tho, còn cửa kính thì trong suốt không hề bám bụi, đọng nước hay mọc nấm. Không phải các chị lao công đã làm điều đó, mà nhờ một loại sơn đặc biệt phủ trên kính và tường ngăn không cho bụi, rêu mốc, vi khuẩn… hoành hành.

TS Trần Thị Đức, chủ nhiệm đề tài.

Viễn cảnh trên đây hoàn toàn có thể thành sự thật, nếu loại sơn nano do các nhà nghiên cứu của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học sáng chế được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Loại sơn này được Tiến sĩ Trần Thị Đức, Phó viện trưởng và các cộng sự nghiên cứu thành công từ năm 2003, nhưng đến nay mới được biết đến rộng rãi. Về bản chất, nó được cấu tạo từ các hạt TiO2 ở cỡ nanomét (phần tỷ mét) với một chất keo nước. Thông thường TiO2 là chất bột màu trắng, có kích cỡ một micromét (phần triệu mét), rất bền, không độc và rẻ tiền. Ở kích cỡ này, nó được dùng để tạo màu trắng trong công nghiệp sơn và hoá mỹ phẩm từ 100 năm nay. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện thấy khi đưa TiO2 xuống kích thước cực nhỏ - cỡ nanomét - thì nó thể hiện những tính chất vật lý và hoá học khác hẳn. Trên cơ sở đó, họ chế tạo thành công sơn tự làm sạch có thành phần chính là hạt TiO2 ở cỡ nano, rất hữu dụng trong sơn kính, sơn tường, chống khuẩn và nấm mốc trong các bệnh viện.

Nguyên lý làm việc của sơn quang xúc tác TiO2.

Nhận thấy đặc tính cực kỳ ưu việt của sản phẩm này, các chuyên gia của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học đã tự mày mò và sau cùng điều chế thành sơn quang xúc tác TiO2 bằng phương pháp đơn giản, giá dễ chấp nhận. Nguyên lý hoạt động của loại sơn này như sau: dưới tác động của tia tử ngoại (có trong ánh sáng mặt trời hoặc đèn huỳnh quang), TiO2 trong lớp sơn phủ sẽ làm phát sinh các tác nhân ôxy hoá cực mạnh như H2O2, O2- ,OH -, mạnh gấp hàng trăm lần các chất ôxy hoá quen thuộc hiện nay là clo, ozone. Nhờ khả năng ôxy hoá mạnh này, nó có thể phân huỷ hầu hết các hợp chất hữu cơ, khí thải độc hại, vi khuẩn, rêu mốc bám trên bề mặt vật liệu thành những chất vô hại như CO2, H2O. Tiến sĩ Đức cho biết, sơn quang xúc tác TiO2 có thể tạo thành màng mỏng (trong suốt hoặc trắng đục) dày cỡ 10 micromét lên bất kỳ loại bề mặt nào như tường, kính, gạch men, gỗ, giấy. Nó bám dính tốt ở nhiệt độ thường và chịu được mọi điều kiện thời tiết mưa, nắng. Nếu được xử lý ở nhiệt độ 500 độ C, sơn sẽ có độ bền vĩnh cửu, còn nếu không qua xử lý nhiệt, nó có độ bền bán vĩnh cửu - tức là có thể bị cào xước như sơn thông thường.

Kính phủ màng TiO2 (trái) có số vi khuẩn giảm mạnh và bị diệt hoàn toàn sau 1 giờ dưới ánh sáng thường. Tấm không phủ (trái), vi khuẩn E. coli phát triển mạnh. Màng sơn quang xúc tác TiO2 do Viện sáng chế có những tính năng nổi bật là diệt khuẩn và chống rêu mốc. Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ sinh học đã thử nghiệm và thấy rằng trong điều kiện ánh sáng thường, trên tấm kính không phủ màng sơn TiO2, vi khuẩn E.coli và Bacillus subtilic vẫn sống hầu như nguyên vẹn. Nhưng trên kính có phủ màng TiO2, lượng vi khuẩn giảm nhanh và bị diệt hoàn toàn chỉ sau vài giờ. Thử nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (Bộ Y tế) cũng cho hiệu quả tương tự. Tổng số vi khuẩn phát hiện trên mẫu gạch phủ TiO2 giảm rõ rệt sau 10 ngày so với mẫu gạch thường, và hầu như biến mất sau 2,5 tháng.

Trong điều kiện có nước và ánh sáng, rêu mọc nhiều trên tấm kính thường (ảnh dưới, phải), còn nửa tấm phủ (dưới, trái) vẫn sạch như 3 tháng trước đó (kính phía trên).
Trong một thí nghiệm về khả năng chống rêu mốc, một nửa lớp kính được phủ màng TiO2 và một nửa để nguyên. Sau hai tháng đặt kính trong điều kiện ẩm ướt và có ánh sáng, rêu mọc nhiều trên nửa tấm kính không phủ TiO2, nửa còn lại vẫn sạch nguyên. Những kết quả này đã mở ra triển vọng ứng dụng sơn quang xúc tác TiO2 để làm sạch không khí, diệt khuẩn phòng ở và chống rêu mốc trên tường, đặc biệt hữu ích trong các bệnh viện.

Nửa kính phủ màng TiO2 (trái) không bị đọng nước, không bị mờ, so với nửa không phủ màng TiO2.
Bên cạnh đó, sơn quang TiO2 còn giúp bề mặt vật liệu tự rửa sạch bằng nước mưa và chống mờ do hạt nước. Trên gạch men hoặc kính thường, nước thường đọng thành giọt, gây mờ kính, khi khô thì để lại vết bẩn. Nhưng với bề mặt phủ TiO2, giọt nước rơi xuống bị loang phẳng, đẩy bụi bẩn khỏi bề mặt, và làm cho kính trở nên trong suốt chứ không mờ. Cũng thể ứng dụng TiO2 để tạo màng lọc quang xúc tác, dùng trong máy làm sạch không khí, máy điều hoà… Để chế tạo sơn, ngoài TiO2 còn cần có các chất keo gắn kết. Nhưng vì TiO2 có khả năng ôxy hoá cực mạnh, nên nó phân huỷ luôn cả những loại keo polymer dùng trong sơn thông thường, do vậy nhóm nghiên cứu đã phải chế riêng một loại keo nước cho sản phẩm này. Chất kết dính là vô cơ nên không bị ánh sáng phân huỷ tạo thành bụi. Về tính an toàn của sản phẩm, các nhà nghiên cứu cho biết các ôxy hoạt tính được tạo ra trên bề mặt chất quang xúc tác, không tách ra khỏi bề mặt hoặc phát tán vào không khí, vì vậy không có sự nguy hiểm cho con người (thực tế, các chất hữu cơ phải tiếp xúc với bề mặt chất quang xúc tác mới bị phân huỷ). Không xảy ra hiện tượng bở phấn trên bề mặt vật liệu phủ màng TiO2. Nếu TiO2 chạm vào da thì mặt ngoài tiếp xúc với ánh sáng mới có tác dụng, mặt trong tiếp xúc với da không có tác dụng, nên tay người sẽ không bị ảnh hưởng. Sản phẩm đang ở trong giai đoạn chuyển từ phòng thí nghiệm ra sản xuất. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã nhận được nhiều đề nghị cung cấp sản phẩm, chẳng hạn công ty Viglacera đề nghị sử dụng thử sơn quang phủ chống ẩm mốc cho gạch ốp, nhưng Viện chưa có điều kiện sản xuất trên quy mô lớn. Tiến sĩ Đức cho biết bà mong muốn được hợp tác với các nhà đầu tư để mở rộng sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ, nhằm phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Liên hệ: Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. ĐT: 04 836.1893, 04 8364754; Fax 04 7562949. Độc giả có thể trao đổi kinh nghiệm tại đây.

Sau khi bài viết lên mạng, rất nhiều bạn đọc quan tâm hỏi thăm về sản phẩm này. Chúng tôi trích đăng một số câu trả lời của tiến sĩ Đức:

  • Sự có mặt tại thị trường? Hiện ở Việt Nam chưa có bán loại sơn quang xúc tác trên thị trường. Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay lãnh thổ Đài Loan cũng đang thử nghiệm và chào bán.
  • Trong quá trình tự làm sạch, TiO2 có sản sinh ra CO2 và H2O, lượng CO2 này có đủ gây ngất không? Khả năng ôxy hoá và phân huỷ hữu cơ của TiO2 khi được chiếu ánh sáng tử ngoại rất cao, nhưng vì lượng tia cực tím trong nhà và của ánh sáng mặt trời rất ít, nên nó chỉ có tác dụng phân huỷ từ từ. Không thể phân hủy một lượng hữu cơ lớn trong một thời gian ngắn để sinh ra lượng CO2 lớn có thể gây ngất.
  • TiO2 có khả năng ôxy hoá mạnh như vậy. Nếu da tay chạm vào sơn, có bị ôxy hoá không? Nếu TiO2 chạm vào da thì mặt ngoài tiếp xúc với ánh sáng mới có tác dụng, mặt trong tiếp xúc với da không có tác dụng, nên tay người sẽ không bị ảnh hưởng.
  • Độc tính của Ti02 ra sao? Có hại cho trẻ em nếu vô tình nuốt phải hay ko? Bản thân TiO2 là chất không độc. Thế giới vẫn sử dụng trong kem đánh răng, kem chống nắng và có tài liệu nói cả trong thực phẩm.

hix, tự nhiên buồn buồn đọc lại chủ đề này, thấy mức độ hiểu sâu hơn, hehehe, thanks mấy sếp nhé ! Nhưng hình như vẫn còn mấy câu hỏi của chemkhtn chưa được giải đáp ! em cũng đang muốn nghe câu giải đáp ! Mấy sếp giúp với !

  1. TỉO2 hấp thu bước sóng ở vùng tử ngoại gần, người ta đưa vào các oxit kim loại để làm giảm band gap và làm tăng bước sóng hấp thu, vậy có làm thay đổi cấu trúc của TìO2 ban đầu hay không và thay đổi như thế nào?

  2. Em đang tìm hiểu về đề tài mà trước khi sử dụng, xúc tác TiO2 được xử lý nhiệt ở những nhiệt độ khác nhau, rồi ngươì ta so sánh hoạt tính của những mẫu đó. Vậy cho em hỏi khi đưa về nhiệt độ thường để xúc tác, cấu trúc của các mẫu đó tại sao lại không trở lại trạng thái ban đầu ( trước khi chưa xử lý nhiệt) mà lại giữ nguyên cấu trúc ở nhiệt độ mà mình xử lý. có cần dùng biện pháp nào đó để đư09c5 như vậy hay kô?

thanks mấy anh ! :noel3 (

Hic, lâu quá mới có người hỏi nên review lại một chút luôn vậy. Thứ nhất về chuyện liên quan đến giản đồ pha. Khi pha được tạo thành và bền hóa (ví dun như việc hình thành anatase ở 400°C), quá trình hạ nhiệt độ thông thường sẽ không làm thay đổi pha đã được bền hóa, có gì cứ xem thêm tài liệu về giản đồ pha… Thứ 2 là về vấn đề biến tính xúc tác trên nền TiO2: Cái này chắc cũng thảo luận thêm vài bài thảo luận nữa mới làm rõ được. Việc biến tính TiO2 dựa trên đích chung là đưa vùng hoạt động của TiO2 về vùng ánh sáng khả kiến, làm hẹp band gap lại, tuy nhiên cách thức thực hiện và cơ chế là không hề giống nhau. Nhìn chung, có 3 hướng biến tính sau

  • Biến tính với Nito, tạo thành TiO(2-x)Nx coi them
  • Biến tính với các kim loại chuyển tiếp như V, Cr, Ni…
  • Biến tính với các kim loại quý Pt, Au, Pd, Rh, Ni, Cu, Ag thường dùng nhiều cho việc tạo hydrogen
  • cation doping
  • Biến tính với SO42−/PO43−, cái này vẫn chưa rõ cơ chế lắm.
  • Composite semiconductors

Sẽ nói rõ vào từng phần và xem xét sự thay đổi cấu trúc của TiO2 thế nào nhé… (đói bụng quá, mai viết tiếp nhé)

Các kim loại quý như Pt, Au, Pd, Rh, Ni, Cu và Ag đã được đề cập rất nhiều trên các article với khả năng tăng cường hoạt tính quang xúc tác của TiO2. Nguyên nhân là do mức Fermi của các kim loại quý này thấp hơn của TiO2, các electron được kích thích bởi photon có thể di chuyển từ dải dẫn đến các phân tử kim loại trên bề mặt của TiO2 trong khi các lỗ trống được tạo nên sau khi e di chuyển vẫn còn trên TiO2. Chính đây là nguyên nhân làm giảm rất nhiều khả năng tái kết hợp e-lỗ trống –> kết quả là khả năng xúc tác tăng lên rõ rệt.

Anpo and Takeuchi đã sử dụng các tín hiệu từ Electron Spin Resonance (ESR) để khảo sát việc di chuyển của các e từ TiO2 sang các hạt Pt trên bề mặt TiO2. Họ thấy rằng các tín hiệu của Ti3+ tăng lên theo thời gian và giảm khi hàm lượng Pt tăng lên. Đây là một thí dụ chỉ rõ sự tồn tại của việc e di chuyển từ TiO3 sang Pt. Và vì các electron tích tụ tăng dần trên kim loại quý, mức Fermi của các kl quý thay đổi và gần hơn giá trị của dải dẫn của TiO2, dẫn đến việc hình thành nhiều mức năng lượng âm hơn…

đại loại là như thế này !!!

Nhưng vấn đề em đang quan tâm là sau khi doped lên xúc tác, cấu trúc photocatalyst có bị biến đối ko !!! :chan (

Không phải đâu, cơ chế này không như đối với các kim loại quý đâu? Cơ chế BM đưa hình minh họa là cơ chế biến tính dạng Composite semiconductors sẽ bàn sau… Về cấu trúc thì có cách biến tính làm đổi cấu trúc, có cách biến tính không làm thay đổi cấu trúc, cả 2 cách trên đều không đổi cấu trúc của TiO2, còn các cách biến tính khác trên list anh nêu ở trên thì phải xem xét kỹ lại.

Việc doping ion kim loại chuyển tiếp và ion kim loại đất hiếm đã được nghiên cứu rất nhiều. Có thể nêu ra ở đây kết quả của Choi [W.Y. Choi, A. Termin and M.R. Hoffmann, The role of metal ion dopants in quantum-sized TiO2: correlation between photoreactivity and charge carrier recombination dynamics, J Phys Chem 84 (1994), pp. 13669–13679. ] tác giả này làm việc trên 21 ion kim loại khác nhau nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác của TiO2. kết quả cho thấy rằng việc doping với ion kim loại có thể làm tăng vùng hoạt động của TiO2 đến vùng phổ khả kiến. Nguyên nhân là do các ion kim loại có thể xâm nhập vào cấu trúc mạng của TiO2 và hình thành nên các mức năng lượng impurity ở vùng band gap của TiO2:

M(n+) + hv –> M(n+1)+ + e(cb)-

M(n+) + hv –> M(n-1)+ + h(vb)+

Hơn thế nữa, e (hoặc lỗ trống) hoán chuyển giữa ion kl và TiO2 có thể giúp cho quá trình kết hợp e-lỗ trống bị chậm lại :

Bẫy e: M(n+) + e(cb)- –> M(n-1)+ Bẫy lỗ trống : M(n+) + h(vb)+ –> M(n-1)-

Cu, Fe và Mn là 3 kl cho kết quả thuộc loại tốt nhất.

Anh Nguyên ơi ,

Hướng làm KHÓA LUẬN TN đã được thông báo. Năm nay, toàn bộ khoảng 10 bạn làm KHÓA LUẬN 10 chỉ, làm về TiO2 doped Chlor và Fluor.

Mục đích : - Giảm band gap - Test hoạt tính quang xúc tác ( cách test hiện thời : khả năng oxy hóa làm mất màu dung dịch màu hữu cơ + đo độ truyền qua )


Anh nghĩ sao về khả năng này ?


Cách điều chế : dùng dòng khí Cl2 đi qua TiO2 được ủ nhiệt. Khi đó Cl sẽ thay thế 1 số nguyên tử O trên bề mặt.


-Hướng khả thi về việc ứng dụng vật liệu này ở VN. aqhl có thể giúp mọi người có cái nhìn cụ thể hơn về khoáng titan ở VN luôn nhé, giá thành, tinh chế… Nếu thấy tốt, có thể cho các bạn sv làm nhiều hơn về mảng giàu tiềm năng và mình cũng có nhiều khả năng nữa.

Khoáng TiO2, theo em được biết, hiện tại được điều chế trong công nghiệp bằng pp PLASMA, ko phải là pp SOL GEL, nên giá thành khá rẻ. Khi mua TiO2 tính theo đơn vị kg. Tại việt nam, Viện ứng dụng vật lý đang sản xuất thử nghiệm sơn tự làm sạch. Em xin post lên sau.

Chúc các bạn ăn Tết vui vẻ …

Những ai ở xa quê cũng cảm nhận được Tết đang đến và có những đêm party ấm áp ^^

Em về quê (Biên Hòa) ăn Tết đây …

HAPPY NEW YEAR !

Ủa! Ptnk cũng ở BH lun hả, hehe,lại có đồng hương rùi hén. Về hướng đề tài mà em đề cập thì rất là ok, anh cũng mong có thể thảo luận từ xa với mấy đứa về đầ tài của mấy đứa. Anh thì hết làm việc với TiO2 rồi vì anh chuyển hẳn đề tài làm việc sang xử lý khí thải rồi. CHúc mọi người ăn Tết vui vẻ nghen. Nhớ nhà quá, năm nay chợ Hoa mở ở đâu hén…

Về biến tính bằng Cl hay F thì anh sẽ sớm trình bày trong phần anion doping rồi lúc đó sẽ xem có hướng gì hấp dẫn không nhé. Chắc hẹn em sau Tết quá hả

P/S: Em có biết bạn Sơn không, cũng ở BH, học ptnk khóa 2000, năm mà có 6 đứa BH trong lớp nk luôn đó.

Chào các anh,em đang nghiên xúc tác quang hóa sử dụng TiO2 trên chất mang silicagen.Nhưng hiện tại tài liệu của em rất hạn chế. Em hi vọng các anh share cho em một ít tài liệu nghiên cứu(sách ,tạp chí).Xin cảm ơn nhiều nhiều

hieutrungphan cần tài liệu để làm seminar hay khóa luận tốt nghiệp??? Điều nữa là em cố online tìm tài liệu trên sciencedirect chẳng hạn, đọc mấy cái abstract, thấy cái nào hợp với em thì down về, nếu không down được thì post lên đây để các anh giúp cho. Như vậy thì em mới tìm được cái em cần và mọi người mới giúp em được. Cố gắng nhé!

Em cám ơn anh nhiều.Hiện tại em cần tài liệu để làm khóa luận tốt nghiệp đề tài “tổng hợp xúc tác quang hóa TiO2 trên silicagen để xử lý nước thải ở Việtk Nam”. Em đã có một vài tài liệu nhưng nó chung chung quá nên và cũng mới tìm hiểu nên kiến thức còn hạn chế.Em co vài điểm cần hỏi như thế này: +quá trình tổng hợp TiO2/silicagen thì có mấy phương pháp +trong quá trình tạo đưa TiO2 lên bề mặt silicagen thì xảy ra quá trình chuyển điện tích giữa chất mnang và chất hấp phụ,em muốn hỏi là sự tạo thành bẫy điện tích như thế nào và tính chất của TiO2 sẽ thay đổi ra sao? +Dưới tac dộng của tia tử ngoại thì sẽ xảy ra phản ứng quang hóa,cơ chế của phản ứng tạo thành các gốc oxy hóa và oxy hóa các chất bẩn trong nước.Như vậy các phản ứng này xảy ra như thế nào và nó chịu tác động của các yếu tố nào, hiệu suất đạt được là bao nhiêu. +anh có thể định nghĩa cho em biết band-gap la gi không? +có tài liệu nào thông kê cường độ UV trong ánh sáng ở Việt Nam không vay?

Anh Nguyên ơi.Gửi cho em mấy bài báo nói về vấn đề trên với nhé,gửi kèm mấy cái hình ở trên luôn nhé. Thanks a lot