Ok, anh cũng thấy ý kiến của mình không ổn, nhưng ý kiến của em lại không ổn hơn, vì H không hề gây ra hiệu ứng trường cả . Hiệu ứng trường ở đây là tương tác qua không gian giữa các nhóm với nhau. Về câu hỏi này anh sẽ nghiên cứu thêm, dạo này lười đọc sách lắm ^^
Còn các câu hỏi của Dũng thì như sau
Weireb amide: Nó được dùng để tổng hợp andehit xeton bất đối xứng
có lẽ bác zero type nhầm : nó là diethyl carbonate, ngoài ra còn được gọi là diatol, DEC, ethyl carbonate, NCI-C60899, carbonic acid diethyl ester, carbonic ether, Eufin
:24h_115: trong ly trích các hợp chất thiên nhiên ( như cây cỏ) thường người ta dùng MeOH mà không dùng EtOH hehe vậy tại sau ?
tại sau người ta ko dùng nước để ly trích mà phải dùng MeOH ? mặc dù có những loại H2O vẫn trích ly được 1 số các hợp chất như MeOH ? hehe câu hỏi đơn giản nhưng thực tế . anh em nào thử trả lời thử xem.
độ phân cực (momen lưỡng cực)
H2O 1.8
MeOH 1.6
EtOH 1.7
thân
Cho mình hỏi tại sao tác nhân điimit lại khó tấn công vào lk bội ko đối xứng ?
Và giải thích hộ mình cái PƯ cloroxiclopentan + (1)DMSO/(2) HCO3- -> xiclopentanon
Thanks
Vì ở trạng thái đó sẽ tốt cho sự liên hợp làm bền phức cho nhận giữa ion KL và cơ kim, cũng như để ổn định sự solvat hóa
Trong các phản ứng hữu cơ có khi nào xuất hiện ion-gốc không?
Gốc benzyl (hoặc tương tự benzyl) có thể chuyển vào vòng benzen như cacbocation không?
Có thể xuất hiện ion gốc trong một số trường hợp. Cơ sở nhất là phản ứng axyloin đi qua trung gian ion gốc
Gốc benzyl có thể chuyển vào vòng được, do có liên hợp với hệ vòng
Hok ai trả lời câu này à. EM cũng bí đao :24h_083:
Em hỏi tại sao khi cho phenol pư với Br2 trong CH2Cl-CH2Cl thì thu sp chính là p-bromphenol với H rất cao ( 93%). Tác dụng dmôi ở đây là gì
@Dũng: THF có thể được dùng nhiều vi nó rẻ tiền và dễ kiếm, còn nguyên tắc thì có thể dùng ete nào cũng được, và oxy trong ete có khả năng tạo phức tốt với các nguyên tử kim loại. Nguyên tử cacbon trong các cơ kim có trạng thái lai hóa sp2 có lẽ do trạng thái này có HOAO cao hơn HOAO của sp nên khả năng tham gia vào quá trình bền hóa phức trở nên dễ hơn chăng ? (chỗ này anh phỏng đoán ^^)
@BO_2Q: Do có sự tạo thành liên kết hydro giữa dung môi và phenol nên vị trí ortho đã bị chắn, vì thế tác nhân chỉ có thể công vào para
Các bác cho em hỏi phản ứng súc hợp Claisen của hexandioatdietyl có tạo ra được không ạ? Nếu không thì ra chất gì? Mong nhận được sự tương trợ của các bác.
Hình như bác chưa đọc kỹ câu hỏi của em ^^
Em hỏi phản ứng súc hợp Claisen của hexandioatdietyl chứ không phải của 1, 4 - cyclohexandione
Mong nhận được sự tương trợ của cả nhà. Thanks cả nhà nhìu nhìu!!! :hun ( :hun ( :hun (
Hix hix…vậy mà trong đề bài tập của em có câu hỏi ấy đấy bác ạ…hix hix…
Chắc chắn là đề ko sai nhưng em ko bít mần…hix hix… Bác nào biết giúp em 1 tay với. Thanks các bác nhìu nghen! :hun ( :hun ( :hun (
:welcome (Trong đề hữu cơ 2 hnay có 1 câu viết ptpu giữa 1 số chất nền với CH3MgBr. Một trong những chất đó là 2,2-Dimetyl-1-oxocyclopropan. Theo mình nghĩ đây là 1 một ceton (do có yếu tố oxo như mình đã học trong hữu cơ 1), nhưng đáp án của Giáo viên là 1 eter vòng (epoxid). Mình vẫn thấy thắc mắc với đáp án này. Mong các bạn có thể giúp mình hiểu thêm!
Thanks mọi người!:021_002:
Hic, câu của bạn tiểu lý tầm hoan tớ đã thử nhiều phương án nhưng không có phương án nào thỏa mãn yêu cầu của đề cả, nên có kết luận là… không thể được. Không biết đáp án của câu này thế nào
Hợp chất epoxid có thể đọc là epoxy hay oxy, chẳng ai đọc oxo với hợp chất kiểu này cả. Tiền tố oxo chỉ để chỉ hợp chất cacbonyl mà thôi chứ nhỉ
Mọi người cho em hỏi trong phản ứng sau thì Mesyl clorua là gì và tác dụng của các tác nhân trong phản ứng sau: CH3CH2COCH3 + NaBH4---->CH3CH2CH(OH)CH3
(Xt:1. Mesyl clorua
2. Bazơ
3.HCl)
He he he…Sorry bác Zero nhé. Em đã gây rối bác rùi :D. Đáp án pứ Dieckmann của bác là đúng đó.
Em đã thông qua dzụ này rùi mà wên post lên lại. Bác thông cảm nhé. Trích dẫn từ sách “hóa học hữu cơ (các nhóm định chức chính)” của thầy Lê Ngọc Thạch như sau:
Súc hợp Claisen có thể xảy ra ngay trong 1 ptử có 2 chức ester ở vị trí thích hợp, sản phẩm là beta-cetoseter vòng. Phản ứng này gọi là phản ứng Dieckmann. Cơ chế phản ứng Dieckmann tương tự như phản ứng tự súc hợp Claisen nhưng diễn ra trên 1 phân tử
Uhm. Em hoàn toàn đồng ý với bác về vụ danh pháp này. “oxo” là dùng để chỉ O= chứ không phải -O-