Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

Có 1 câu trong đề Ukaraina như sau: Phân tử oxi (có độ dài liên kết O-O là 0,121nm), có thể liên kết với 2 nguyên tử Flo mà hầu như không tăng độ dài liên kết O-O (0,122nm). Nếu liên kết với Hidrothif độ dài lk O-O tăng lên rõ rệt (0,148nm). Khi tạo thành đime N2O2 độ dài liên kết N-O gần như không thay đổi trong khi lk N-N rất yếu ớt. Liên kết yếu ớt này cũng xuất hiện trong Cl2O2. a/ Thử nêu công thức cấu tạo của O2, F2O2, H2O2, N2O2, và Cl2O2. b/ Chỉ rõ bậc liên kết của O-O và O-X trong các phân tử này. Mấy bác giúp em với, em nghĩ mãi vẫn chưa thông. :sacsua (

Ở đây ta nên lưu ý độ dài một số liên kết cơ sở Nối ba khoảng 120pm, nối đôi khoảng 135 - 140pm còn nối đơn thì khoảng 150 Từ đó rút ra các cấu tạo tương ứng. Ví dụ O2 có một liên kết đôi và một liên kết trung gian, do giá trị gần với liên kết ba nên cấu tạo có thể biểu diễn dưới dạng O =… O. Tương tự cho các chú con lại (tự suy) Bậc liên kết cũng thế cả Chúc vui vẻ ^^ Cái này có phải trong đống đề Ukraina của anh không nhỉ. Hiện anh có đề năm 2008 rồi, nhưng… chưa dịch được T_T

công thức này chỉ dùng cho việc xét năng lượng phân ly của hợp chất ion, còn ở đây đang nói đến KL mà đâu có đụng chạm gì đến lk đâu PS: cẩn thận nhé

Theo thuyết MO thì O2 là liên kết bậc 2 chứ anh? Với lại cái phần O2F2 em vẫn chưa hiểu tại sao nó tạo thành phân tử mà độ dài lk O-O gần như không đổi? Đề này là Ukraina năm 1999, nhưng mà là trong tập 4 của đề thi Olympic Việt Nam và Quốc tế năm 2000!

Hợp chất ấy gọi đầy đủ là “hợp chất hữu cơ kim loại” hay gọi tắt là “hợp chất cơ kim”. Tác chất Grignard (RMgX; X: halogen) là 1 trong họ hợp chất cơ kim đấy bạn ah.

1/ Năng lượng ion hóa (I) là năng lượng cần thiết (I>0) để tách 1 electron ra khỏi ngtử hay ion ở pha khí, trạng thái cơ bản. Năng lượng ion hóa tương ứng với các nấc tách electron thứ I; II; III…lần lượt là I1; I2; I3…

  • Dấu của I được quy ước theo nhiệt động học hiện đại:
  • Thu: “+”
  • Tỏa: “-”
  • Cùng 1 nguyên tố thì I1 < I2 < I3 <…Năng lượng ion hóa phần nào cho biết khả năng nhường electron - tính khử - tính kim loại của các đơn chất. VD: quá trình ion hóa nguyên tử M: M(khí) + I1 —> M+(khí) + e M+(khí) + I2 —> M2+(khí) + e M2+(khí) + I3 —> M3+ (khí) + e

2/ Độ âm điện biểu thị cho khả năng kéo electron của nguyên tử phía phía nó khi hình thành liên kết hóa học Mức oxy hóa thì mình chưa hiểu ý bạn. Bạn nói rõ hơn chút nữa nha.

Mấy bạn có kinh nghiệm gì trong việc so sánh góc liên kết của hợp chất lai hóa sp3 không?(tức là so sánh góc liên kêt đó cới 109 độ 28’ ấy không phải so sánh 2 phân tử với nhau đâu.) Chia sẻ cho mình với!MÌnh đang cần lắm vì xét mấy phần đó thấy cứ lung tung hết cả lên. ví dụ :Góc liên kết H-0-H là 104 độ trong khi của CH3-0-CH3 lại là 111 độ(không hiểu luôn) Nếu bảo là 2 cặp e chưa chia của 0 ở Ch3-0-ch3 đẩy 2 gốc ch3 kém hơn là ở nước thì cũng không đến nỗi kém thế!(ví dụ:PI3 nhé P có mỗi một cặp e dư thôi mà đẩy góc liên kết xuống còn có 102 độ trong khi oxi ở đây có đến 2 cặp e dư) Nếu bảo là thể tích của nhóm ch3 lớn hơn H thì cũng chưa hẳn(vì cũng xét trường hợp PI3 ở trên I cũng có thể tích lớn hơn P vậy mà góc liên kết cũng có mỗi 102 độ.)

sở dĩ góc lk đo được bao nhiêu là dựa vào hình dạng của phân tử, trong trường hợp lai hóa sp3 thì có ba dạng: góc, tháp tam giác hay dạng chuẩn là tứ diện. Các góc lk đều có đựoc từ thực nghiệm và chúng ta chỉ dùng cặp e tự do để giải thích góc lk nhỏ hơn góc chuẩn là đủ rồi. Còn cái bạn đang đề cập là tại sao góc lk cuả phân tử lại khác nhau - đó cũng chính là muốn đi tìm ra một tiêu chí cụ thể để so sánh các góc rồi còn gì. Có những góc có thể so sánh được nhưng bạn nên nhớ rằng luôn có TH ngoại lệ, khoa học chẳng rõ ràng như bạn nghĩ đâu từ thực nghiệm là vậy nên ngừoi ta sẽ tìm cách đưa ra lý thuyết để giải thích sao cho HỢP LÝ, ví dụ TH trên gióc HOH và MeOMe thì chỉ dùng không gian của nhóm Me để giải thích là đủ (bạn lấy cơ sở nào để nói thể tích của nhóm Me gần bằng H), còn ở PI3 có đến 3lk PI sao lại so sánh với HOH chỉ có 2 lk OH chưa kể lk OH phân cực về O nhiều hơn còn PI phân cực về P ít hơn, tóm lại rất nhiều yếu tố để xét cái nào trội hơn cái đó sẽ thắng PS: mong nhận sự phản hồi

Bạn nói là:Các góc lk đều có được từ thực nghiệm và chúng ta chỉ dùng cặp e tự do để giải thích góc lk nhỏ hơn góc chuẩn là đủ rồi.Nhưng ta thấy Ch3-0-Ch3 góc liên kết COC =111 độ cơ mà!Ý mình muốn nói thêm ở đây là chẳng lẽ ảnh hưởng của 2 đôi e chưa chia lại yếu đến thế(mình thấy trong sách nói là sự khuếch tán của đôi e riêng >đôi e chung)!Còn mình không nói là thể tích nhóm ch3 > H mà là chỉ muốn nói là yếu tố thể tích của phối tử xung quanh C đôi khi không ảnh hưởng nhiều lắm(Nên mình mới chọn ví dụ PI3 để thấy được là P có mỗi một cặp e riêng mà đẩy 3 thằng I to đùng đến gần 102 độ). Còn như bạn nói là chưa kể lk OH phân cực về O nhiều hơn còn PI phân cực về P ít hơn thì mình công nhận quên chưa xét yếu tố này!Nhưng ý chính của mình là: Ảnh hưởng của cặp e riêng là rất lớn! Tại sao trong trường hợp Ch3-0-ch3 ảnh hưởng của nó lại kém đến vậy? Hơn nữa theo mình thì so sánh góc với góc chuẩn khó hơn là so sánh các phân tử với nhau. (Vd:so sánh góc liên kết của nước với góc liên kết của ch3-0ch3 thì còn được chứ bảo mình so sánh góc của ch3-0-ch3 với góc chuẩn thì chịu ) Nếu bạn giải thích được vì sao post lên giúp mình nhé.(Công nhận là Nhiều khi phải dựa vào thực nghiêm để giải thích thật)

Mình nghĩ là như thế này: trong CH3-O-CH3 thì có sự đẩy nhau mạnh của 2 nhóm CH3 là hợp lý bởi thể tích lớn. Nếu bạn đưa ra trường hợp PI3 thì lại phải xét khả năng lai hóa và sự phân cực, nhận thấy P không thể lai hóa mạnh bằng O, hơn nữa liên kết O-C là phân cực về O, đôi e liên kết gần O trong khi liên kết P-I lại phân cực về phía I làm đôi e liên kết ở xa P hơn. Ngoài ra chúng ta còn phải xét tương tác đồng thời của độ dài liên kết và bán kính, như Cl-O-Cl có góc là 111 trong khi F-O-F chỉ là 104 là do sự tăng độ dài liên kết từ F đến Cl không nhanh bằng sự tăng bán kính. Hy vọng sẽ còn được trao đổi thêm, phần này mình lâu không ngó qua nên quên hết rồi!

Hay nhỉ :Góc liên kết của CL-0-CL lại xấp xỉ của Ch3-0-ch3. Cl-0-Cl Ch3-0-ch3 Liên kết cl-0 kém phân cực về oxi hơn—>là yếu tố làm giảm góc liên kết Cl-0-Cl liên kết 0-C phân cực về phía oxi nhiều hơn---->là yếu tố làm tăng góc c-0-c mà thể tích của Cl >thể tích của Ch3 (nhiều)(Xét yếu tố này Cl lại ưu thế hơn là Ch3 về khoản làm tăng góc) Mấy cái so sánh nhiều yếu tố trái chiều này nó cứ đi kèm với nhau(chẳng biết cái nào hơn kém ra sao)—>bó tay.Không biết có khi nào người ta bắt mình so sánh 2 chất trên không nhỉ???Không biết trước góc thì có đoán nổi không nhỉ??? Đúng là thực nghiệm!:24h_093: À!Các bạn có biết web nào có mấy số liệu thực nghiệm tin cậy không?Chỉ mình với!!!MÌnh cần số liệu mới mới một tí cho yên tâm!Cảm ơn nhiều!

đúng là sự đẩy của cặp e riêng lớn hơn cặp e liên kết, nhưng nếu lấy tiêu chí đó để giải thích thì lại không đúng với góc 111 độm, vậy chỉ còn cách chuyển sang xét ảnh hửong không gian của nhóm CH3 thôi, còn nếu như điều đó không đúng thì chịu –> cần có một tiêu chí mới ra đời để giải thích (vì nếu thuyết này bị hạn chế thì người ta sẽ đưa ra thuyết mới để giải thích sao cho phù hợp với thực nghiệm là được, vì một lý do đơn giản thực nghiệm chẳng bao giwof thay đỏi cả)

Mình có 2 vấn đề cần bạn giải thích rõ

  1. P không lai hóa mạnh bằng O ?
  2. sự tăng đọ dài lk từ F đén Cl khong nhanh bằng sự tăng bán kính?

Thân!!!

Xin giải thích rõ hơn ở đây theo suy nghĩ của em (chẳng biết có đúng không!): 1/ Một cách trực quan ta thấy trong 1 nhóm từ trên xuống dưới khả năng lai hóa với ít AO giảm dần, khả năng lai hóa nhiều AO tăng. Chẳng hạn nhóm IV thì C lai hóa sp3, đến Si thêm sp3d2, Ge gần như Si, đến Pb thì thâm lai hóa sp3d2f2 với 8 AO và sự lai hóa sp3 rất kém. Có thể cho rằng sự lai hóa với ít AO không bền dần từ trên xuống bởi mức năng lượng của các AO ngày càng gần nhau(d gần p hơn). Chu kì trên lai hóa cũng tốt hơn chu kì dưới. 2/ Ở Cl còn có AOd có thể tham gia liên kết kiểu p->d nên làm ngắn liên kết so với sự tăng theo quy luật.

Mình chưa nắm rõ về cái thuyết VSEPR này lắm nhưng nếu như bạn nói thì minh thấy đâu có gì vô lý. Xét dãy H2O,H2S,H2Se (coi như đều là liên kết ở dạng chữ V cho dễ tưởng tượng) thì cặp e liên kết đều hơi lệch về phía nguyên tử trung tâm mà theo mình lực đẩy của e là 1 const=> e chung càng gần nguyên tử trung tâm thì góc liên kết càng lớn=> Delta độ âm điện càng lớn thì góc liên kết càng lớn ( vì càng gần nguyên tử trung tâm)=>góc liên kết của H2O>H2S>H2Te>H2Se. Và mình có cảm tưởng như có thể có một công thức tính góc liên kết (Có thể coi là bổ đề cho VSEPR) theo delta độ âm điện, độ dài liên kết ( vì nếu nguyên tử trung tâm có hút mạnh mà khoảng cách xa thì e cũng chưa chắc gần bằng delta độ âm điện bé hơn môt chút mà khoảng cách ngắn) , 1 hằng số ( có thể là lực đẩy của e vs mấy cái cố định #), và 1 số bất định ( nhưng sẽ có liên quan đến độ âm điện của 2 nguyên tử, d , … những thứ biến đổi theo nguyên tử). Nhưng đây là mình mới chỉ tưởng tượng góc liên kết là trên 1 mặt phẳng và chưa tính tới cả khoảng cách giữa e liên kết và e tự do của nguyên tử trung tâm

Và theo mình , ta nên khảo sát bắt đầu từ H2Te vì nó là chất có các thông số hơi đẹp( delta độ âm điện gần như=0 => e chung ở chính giữa, góc liên kết 90 độ ). Nhưng tiếc là mình vẫn chưa search dc khoảng cách H-Te trong phân tử.Bạn nào search dc tài liệu E thì share cho mình với nhé Rất mong nhận dc góp ý của các bạn

N : N :… 2s2 2p3 ( tôi ko bit chèn hình obitan vào bằng cách nào . các bạn vẽ ra dùm nhe !)

Vậy khi N tạo liên kết với H trong NH3 bạn nào có thể biểu diễn trạng thái lai hóa sp2 của NH3 dùm tôi ?( ý tôi muốn hỏi các bạn là phân lớp 2s đã có 2e và lớp 2 đã ko còn obitan trống vậy thì lai hóa như thế nào ?)

  1. các bạn có thể giải thích hộ tôi thế nào là đôi điện tử tự do không?( nếu hai điện tử đã ghép đôi có được xem là đôi điện tử tự do không vậy ?

cô giáo ở đại học của mình dạy hóa lượng tử vẫn ra đề là lai hóa sp2d đấy, tuy nhiên theo mình sp2d hay dsp2 cũng vậy thôi, cùng bản chất là 1 AOs + 2 AOp + 1 AO d thui. bạn hơi cực đoan hóa vấn đề!:24h_046: dạng này lai hóa vuông phẳng, hồi học pt mình chưa nghe tới.

Mình vừa tìm được các số liệu của dãy H2O,H2S,H2Se,H2Te , bạn nào thử xem chúng có liên hệ gì vs nhau ko nhé góc khoảng cách H-X delta độ âm điên X-H H2O 104,45 95.84pm 1.44 H2S 92.1 133.6pm 0.38 H2Se 91 146pm 0.35 H2Te 90 169pm -0.1

Nhận xét đầu tiên của mình là các dãy số này biên đổi theo quy luật từ H2O->H2Te. Nhưng H2O có góc liên kết lớn hơn hẳn đống kia là do delta độ âm điện trội hơn hẳn cộng thêm độ dài liên kết cũng nhỏ hơn nhiều so vs đống kia. Nhưng điều quan trọng mình muốn là liệu có thể tìm dc 1 công thức có liên quan vs các số trên hay ko Rất mong nhận dc sự góp ý của các bạn

dsp2 là lai hóa d trong, sp2d là lai hóa d ngoài, sự khác biệt không hề nhỏ, đặc biệt khi xét trong phức chất.

các hunh đệ cho mình tham khảo tý nhá! các huynh đệ nghĩ là BH3 sẽ có kiểu lai hóa nguyên tử trung tâm là gì?