Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

Lai hóa sp2d không tồn tại đâu bạn ạ , chỉ có lai hóa dsp2 thôi. Một ví dụ về dạng lai hóa này là phân tử phức [Ni(CN)4]2- , nguyên tử trung tâm Niken có dạng lai hóa là dsp2. Sự tổ hợp của 1 AO (3d) + 1 AO (4s) + 2 AO (4p) sẽ tạo thành bốn Orbital lai hóa dsp2 có định hướng không gian về 4 phía của một hình vuông phẳng. Muốn tìm kiếm hình vẽ thì các bạn có thể vào http://google.com và đánh chữ " dsp2 " rồi search. Chúc các bạn tìm thêm những kiến thức bổ ích :nhau (

cai nay thì mình bít rùi, lần sau khi post lênthì Green nhớ cẩn thận một chút nhá, vì chỉ cần thay đổi vị trí là mọi chuyện thay đổi liền

Em hỏi chút: ở trường cô em dạy là H2S thì S ko lai hóa, để nguyên 2 cái AO p mà lk luôn. Còn 1 số ý kiến thì nói nó vẫn có lai hóa, nhưng do 2 cặp đẩy mạnh nên góc còn có 92. Các anh có thể cho ý kiến về mấy cái này ko ạ

Nói kiểu nào cũng đc :tuongquan . Miễn sao áp dụng cho hợp lý :sep (

Mấy thằng em còn chăm quá, đến tết rồi còn chăm chỉ vậy! Câu này có 1 lý thuyết nhất quán hơn cho rằng có sự lai hóa 1 phần chứ ko hoàn toàn do khả năng lai hóa kém nên nó có góc vậy.

theo lý thuyết thì đúng là 2AOp của S sẽ liên kết với 2AOs của 2 hiđro –> góc lk HSH là 90 độ nhưng thực tế là 92 độ–> có thể dùng hay ko dùng lai hóa để giải thích đều được hết, tùy theo yêu cầu của bài toán mà sử sụng như Bo_2Q đã nói

tại sao khí ozon (03) nặng hơn không khí nhưng tầng ozon lại không ở dưới đất :vanxin( :vanxin( :xuong ( :danhmay ( :dracula (

cho mình hỏi : cái thuốc thử để nhận biết CO đó , là PdCl2 hay PbCl2?

:welcome ( KHÔNG nên dùng thuốc thử KI và Tinh bột để nhận biết Cl2 khi sục khí Cl2 qua dung dịch KI sau một thời gian dài thì màu xanh của tinh bột sẽ bị mất Vì Cl2+I2+H2O->HI+HCl Ngạc nhiên chưa? :mohoi ( :bole ( :confused:

Ozone chỉ được tạo ra ở điều kiện khác biệt rất lớn so với điều kiện bình thường. Ozone có mặt khắp nơi ấy chứ bạn. Chỉ có điều mật độ tập trung cao nhất của ôzôn trong khí quyển nằm ở tầng bình lưu (khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt đất) - khu vực được biết đến như là tầng ôzôn. Bạn tham khảo thêm các link dưới đây thử xem sao nhé. Chúc vui! Thân!

u nào biết hằng số cân bằng bằng bao nhiêu thì lá phản ứng 1 chiều ???:nghe (:nghe (:nghe (

thông thường thì K >10000 thì phản ứng được coi là xảy ra hoàn toàn theo một chiều.

Có bao giờ phân tử CO phân hủy ko? Em hỏi câu này vì thấy nó rất bền nhiệt, 6000 độ C chưa phân hủy nên muốn biết. Mọi người trả lời giúp với!

cais này theo mình nghĩ là ở trên cao k2 loãng nên nhẹ hơn so với không khí ở thấp còn tỉ khối thì chỉ đúng ở cùng ĐK về nhiệt độ và áp suất:tuongquan

theo mình nghĩ rằng ko phải pứ xảy ra hoàn toàn hay ko phụ thuộc vô K mà là hiệu suất H>99% là hoàn toàn tức là cái tỉ lệ chất tham gia chia tổng chất ban đầu mới là wan trọng tỉ lệ này ngoài phụ thuộc K còn phụ thuộc nồng độ chất tham gia pứ VD 1 pứ K bình thường nhưng tôi cho thật dư một chất thì H đương nhiên tính theo chất pứ hết tức là chất ko cho dư nhưng vì một chất rất dư nên cân bằng dịch hoàn toàn sang phải:chaomung

Mình nhớ trong vô cơ có nói cái này mà, [sản phẩm] / [tác chất] = 100 thì cb xem là hoàn toàn. Vì vậy đối với mỗi p/ư, gt K để xem p/ư có hoàn toàn hay không thường thay đổi. Mình nhớ có làm 1 BT, K = 10^7 mà vẫn chưa được xem là hoàn toàn nữa.

phản ứng hoàn toàn hay không hoàn toàn người ta sử dụng K là đúng rồi đó bạn tuy nhiên con số đưa ra là 10000 thì hoàn toàn không có tính tổng quá đối với phản ứng gồm 2 cấu tử A và B thì nếu xem hiệu suất là 99% thì 10000 là đúng rồi. tuy nhiên nếu yêu cầu khắt khe hơn H = 99.9% thì lúc đó K sẽ là 1000000 cơ. Việc bạn nói sử dụng H cũng không hẳn là sai nhưng đó chỉ là mần mống để đưa ra hướng giả quyết vấn đề thôi chứ không phải là giải pháp đâu. chúc mọi người vui vẻ:tuongquan

con số 10000 đấy bạn lấy ở đâu ra thế

Nguyên văn bởi tuananhcyberchem thông thường thì K >10000 thì phản ứng được coi là xảy ra hoàn toàn theo một chiều

theo mình là bạn tuấn anh đã xét phản ứng A + B -> C + D rồi cho điều kiện sản phẩn còn lại 1% để xét cân bằng hoàn toàn rồi. hì hì :nhamhiem mà nếu phản ứng khác thì khác à! như vậy thì khôgn có tính tổng quát

Theo quan điểm của một số người theo hóa học thì phản ứng nào cũng là phản ứng thuận nghịch ^^. Có hằng số cân bằng là thuận nghịch hết, không có cái nào hoàn toàn. Khái niệm phản ứng hàon toàn hiện nay lại có nhiều định nghĩa, sau đây là hai trong số đó: 1 Phản ứng hoàn toàn là khi ở cân bằng, [sản phẩm] / [chất tham gia] lớn hơn hoặc bằng 100 lần. (từ đó tính K’ ở điều kiện ấy, so sánh với K thực tế) 2 (theo MPSI và PTSI, tớ hiểu thế nào trình bày lại thôi nhé ^^!) Cho số electron trao đổi giữa hai bán phản ứng oxi hóa và khử là nhỏ nhất, tính được K’ ở điều kiện đó, đem so sánh với K thực tế. Còn phương pháp lấy một mốc K’ nhất định, sau đó lý luận, so sánh K thực tế với K’ đó thì không chính xác. Ví dụ: phản ứng MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ <=> Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2O ở pH = 4, nhiệt độ 25 độ C có K = 10^30.62 mà vẫn là không hoàn toàn!