Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

ủa mà ko có chu kì 8 thì sao mà viết bên cạch đó đâu phải chỉ tính đơn giản như thế

Nếu trong 1 bài nó cho mình PKa thì mình làm thế nào để suy ra đc Ka vậy ?

Dạng bài tập này mình nên giải theo cách nào là ổn nhất ? Cho dung dịch gồm Axit 1 có aM, có PKa1 và Axit 2 có bM, có PKa2. Tính pH của dd ? :020:

Bạn học lớp mấy mà hỏi bài này? bài này phải lớp 11 chuyên mới làm được đó nha Thì tương tự pH = - lg[H+], thì pKa = -lgKa Vì vậy, nếu biết pKa thì –> Ka = 10^(-pKa), tương tự tính [H+] thôi. Còn để giảibài toán trên thì thông thường người ta xét các cân bằng của các axit và của nước, và chia ra nhiều trường hợp

  • Nếu Ka1.a >> Ka2.b -> bỏ qua cân bằng của axit thứ 2 (và ngược lại)
  • Nếu Ki.Ci >> Kw -> bỏ qua cân bằng của nước … Nói chung là hơi phức tạp, Nếu bạn cho các ví dụ cụ thể thì sẽ giải dễ dàng hơn! Thân!

Mình có biết đến điều kiện proton (hay ĐLBT proton) nhưng chưa hiểu kĩ, có thể áp dụng đc cho bài này, mà mới tìm hiểu sơ qua, ko hiểu bản chất của ĐL nên ko xài đc

Cụ thể như sau: Cho dd gồm HCOOH 0.1M và CH3COOH 1M, Tính pH dd biết pKa HCOOH = 3.75 và pKa CH3COOH = 4.76

Thân

Với ví dụ này ta có: HCOOH -> H+ + HCOO- …(1) CH3COOH -> H+ + CH3COO-[COLOR=“White”]…/COLOR H2O -> H+ + OH-…(3) Ta có: K1.C1 = K2.C2 = 10^-4,75 >> Kw(Hai giá trị 4,75 và 4,76 gần bằng nhau) -> bỏ qua cân bằng nước. Ta có: Theo ĐLBTĐT: [H+] = [HCOO-] + [CH3COO-] Bạn có thể thiết lập được công thức: Đặt [H+] = h. [HCOO-] = C1.K1/(h+K1) [CH3COO-] = C2.K2/(h+K2) -> h = K1.C1/(h+K1) +K2.C2/(h+K2) Từ đây bạn quy về phương trình bậc 3 để giải chính xác hoặc sử dụng máy tính MS-500 trở lên để tính lặp gần đúng. Chúc bạn học tốt! Thân!

Kw làm sao có đc zậy bạn ? [HCOO-] = C1.K1/(h+K1) suy ra từ đâu mình có hơi yếu về fần này, mong bạn giải thích kĩ 1 tí :022:

Hihi, Kw là hằng số axit của nước. Kw = 10^-14 đó mà Để thiết lập công thức trên bạn làm như sau: Ta có: C1 = [HCOOH] + [HCOO-]…() K1 = [H+].[HCOO-]/[HCOOH]…(**) -> [HCOOH] = [H+] .[HCOO-]/K1 thay vào () ta sẽ thu được công thức trên. Thân!

Nếu mà đề thay chỗ “HCOOH 0.1M” thành “HCOO- 0.1M” thì bài toán có thay đổi gì hok ta ? Theo bạn thì dạng đề bài nì thi ĐH có thể ra hok ?

Hihi, bài này thì thi kết thúc học phần ở Đại học còn chưa ra nói chi thi tuyển ĐH. Yên tâm đi. Nếu thay HCOOH bằng HCOO- thì phương trình thu được sẽ là: Vẫn bỏ qua cân bằng nước. [H+] = [CH3COO-] - [HCOOH] Chú ý: Các bạn có thể dễ dàng tính được: [HCOOH] = C1.h/(K1+h)…(C1 là nồng độ HCOO- như trên) Thay vào trên, cũng giải phương trình bậc 3 là Ok, hoặc cũng có thể giải gần đúng như trên!

Hì, tại thấy có loại bài chỉ cho 1 axit thì tính dễ dàng, còn cho 2 axit thấy lạ quá nên cũng tìm hiểu 1 tí, nếu có ra thì may ra vẫn còn bik làm

Ta có: C1 = [HCOOH] + [HCOO-]…() K1 = [H+].[HCOO-]/[HCOOH]…(**) -> [HCOOH] = K1.[HCOO-]/[H+] thay vào () ta sẽ thu được công thức trên.

Chỗ này ngộ ngộ, lẽ ra [HCOOH]=[H+].[HCOO-]/K1 chứ:

P/S: vậy còn bt tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng (Hess) và bt tính thể tích/ bán kính ngtử có thể ra hok. 2 loại bài này thế trong đề thi chưa từng ra mà lại có trong sách OTDH

Thân

Ừh, mình đánh nhầm chút mà. Làm gì mà nói ngộ ngộ??? Chỗ nhầm thì chỉ ra thôi! Hihi Hai loại này dùng cho dân chuyên hoá và thi HSG thôi, ĐH chắc chắn k thi! Ok? Thân!

năng lượng ion hóa của Mg và Zn bạn muốn so sánh được thì bạn biết đến điều sau. hiệu ứng xâm nhập của obital s, hằng số chắn, bán kính nguyên tử năng lượng ion hóa của Zn lớn hơn hẳn so với Mg. Ở đây cấu hình e của Zn [Ar] 3d104s2 ed điền đầy, đây là cấu hình tuơng đối bền, nên việt mất e4s khó hơn so với Mg (cả hai điều có số ôxi hóa cao nhất là +2). Thân

Nếu ở mức độ đại học thì có thể dùng qui tắc gần đúng của Slater để tính và so sánh(cho kết quả khác nhiều so với thực tế nhưng vẫn so sánh được) Nếu ở mức độ phổ thông ta có thể giải thích đơn giản là do orbital d ở Zn chắn yếu(hiện tượng co d):sep ( làm cho lực hút giữa HN và e lớp ngoài cùng tăng nên năng lượng ion hóa cao hơn

nếu không có thông tin nào để so sánh, một cách thủ công, dùng quy tắt Slater, tính hiệu dụng, dựa vào cấu hình e, tính I (đó là khi không còn lựa chọn nào khác)

năng lương ion hóa là năng lượng cần để tách e khỏi nguyên tử,mà lực hút e của hạt nhân là lực tĩnh điện nên nó phụ thuộc vào độ âm điện,bán kính nguyên tử.Độ âm điện càng lớn và bán kính nguyên tử càng nhỏ thì lực tĩnh điện càng lớn nên năng lượng ion hóa càng lớn và ngược lại

1/cho pt: CO + Cl2 <—> COCl2 , thực hiện trong bình kính dung tích 1 lít ở nhiệt độ không đổi. khi cân bằng [CO] = 0.02;[Cl2]=0.01;[COCl2]=0.02. bơm thêm vào bình 1.42g Cl2. Nồng độ mol/l của CO;Cl2;COCl2 ở trạng thái cân bằng là mới là bi nhiêu? 2/cho 18.5 g hh X gồm Fe, Fe3O4 td với 200ml dd HNO3 a (mol/l). sau khi pahnr ứng xảy ra hoàn toàn thu dc 2.24l NO duy nhất(đktc), dd B và 1.46 g kim loại. khối lượng muối trong dd B và giá trị a là bao nhiêu??? :24h_035::24h_035::24h_035::24h_035::24h_035:

Từ các nồng độ các khí ở trạng thái cân bằng,ta tính đc Kc: Kc = [COCl2]/[CO][Cl2] = 0.02/0.010.02 = 100 Theo nguyên lý Le Chatelier, khi bơm vào hỗn hợp khí đang ở trạng thái cân bằng 1.42g Cl2 thì khi đó cân bằng sẽ dịch chuyển sang chiều tạo ra phosgen (COCl2),và một cân bằng mới được thiết lặp sao cho Kc ko đổi Nồng độ mol Cl2 thêm vào = 1.42/711 = 0.02 (M) CO + Cl2 <—> COCl2 sau khi thêm Cl2 0.02M 0.03M 0.02M pư x x x đạt cân bằng mới 0.02-x 0.03-x 0.02+x

ta có: Kc = (0.02+x)/(0.02-x)*(0.03-x) = 100 => x = 0.0523 (loại vì > 0.02 ) hoặc x = 7.639 *10^-3 vậy [CO]’ = 0.0124M, [Cl2]’ = 0.0224M, [COCl2]’ = 0.0276M Thân!

1/K=0.02/(0.02*0.01)=100 nCl2=0.02 hh ban đầu có [CO]=0.04,[Cl2]=0.03 sau khi thêm Cl2 vào bình thì gọi [CO] p/ư=x CO+Cl2<–>COCl2 x----x--------x K=x/{(0.04-x)(0.05-x)}=100=>x=0.0276=[COCl2] [CO]=0.0124,[Cl2]=0.0224

2/3Fe3O4+28HNO3->9Fe(NO3)3+NO+14H2O —x--------------------3x-----------x/3 Fe+4HNO3->Fe(NO3)3+NO+2H2O y--------------y-----------y Fe+2Fe(NO3)3->3Fe(NO3)2 =>232x+56y+560.5(3x+y)+1.46=18.5 x/3+y=0.1 =>x=0.03,y=0.09 =>m muối =1801.5*(0.09+0.09)=48.6 a=3.2M

1)còn bài nay tui ko bit: cho m g Al vào dd HNO3 0.29 mol (loãng) dư, sinh ra 0.015 mol N2O và 0.01 NO (đktc). Giá trị m là bao nhiêu?? A 2.07 B 8.1 C 13.5 D 1.35 ra đáp án A, ko biết tính sao ra A nữa. huhuhuhuuh 2)cho 4 chất cùng số mol: C2H5ONa, C6H5ONa, CH3COONa, CH3NH2. pH MAX là chất nao`??? why???:015: