Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

một nguyên tủ dc cấu thành bởi các e!do đó khi biểu diễn bằng thuyết lượng tử thì nguyên tử được đặc trưng bởi các lượng tử n l ml va ms=>từ các thông số đã cho nhu n l ml ms ta có thể tra dc nguyên tố đó vd) cho n=2 l=1 ml=0 ms=1/2 ta có n=2 => có 2 lớp e.Có l=1 =>e ngoài cùng thuộc lớp p ml=0 => e ngoài cùng ở vị trí số ô lương tử = 2l-1 ml=0 => e nằm ở vị trí thứ 2 của ô p ms=1/2 => chiều hướng lên trên!=> cấu hình này là 1s2 2s2 2p2

Cám ơn mọi người nhiều nhé, thanks. Minh lam bai nay co dung kho: n=3, l=1,m=0,s=-1/2 1s2 2s2 sp6 3s2 3p5

đúng rùi :24h_124:

Có một câu như này trong đề thi thử ĐH của KHTN Cho N2 tác dụng với H2 có xúc tác ở nhiệt dộ t và áp suất p atm thì tốc độ phản ứng là v Nếu giữ nguyên nhiệt độ và tăng áp suất lên 2p thì tốc độ phản ứng N2 + 3H2 -> 2NH3 sẽ tăng lên A 2 lần B 4 lần C 8 lần D 16 lần Vì sao đáp án lại là 16 lần nhỉ

Ta có nRT= pV P tăng 2 lần, T,R,n kddoooir => V giảm 2 lần, C=n/V => C tăng 2 lần V=k[N2][NH3]^3 Nồng độ N2, NH3 đều tăng 2 lần => V tăng 16 lần (Không rõ cơ chế phản ứng nên viết bừa phương trình tốc độ, nhưng chắc đúng vì thế mới ra kết quả)

Nồng độ N2 tăng 2, H2 tăng 8 nhưng NH3 cũng tăng 4 mà, dùng hằng số cân bằng K thì tốc độ tăng 4 chứ nhỉ

  1. Hãy đề xuất một phương pháp đơn giản phân biệt giữa tinh thể mạng ion và mạng nguyên tử
  2. Vì sao tỷ trọng của các chất có mạng nguyên tử thường nhỏ hơn các chất có mạng kim loại?
  3. Tất cả các kim loại có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao? Đúng hay sai, giải thích.
  4. Vì sao các hợp chất có liên kết O-H, N-H và F-H thường xuất hiện liên kết hydro? Rất cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!!

[b]4, Vì O , N , F là 3 nguyên tử có độ âm điện lớn nhất nên mới tạo được liên kết hidro. 3, Sai. Điển hình là Hg là Kim loại dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Các kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy cao do trong mạng tinh thể của nó có liên kết kim loại ( các Cation và các electron tự do liên kết bằng lực tĩnh điện với nhau ) 2 câu kia hok pít ^[1]


  1. /b ↩︎

k trong công thức tính v là hằng số tốc độ phản ứng. Cái này là không đổi nếu giữ nguyên nhiệt độ

1)Cho biết đặc tính của liên kết hóa học trong các hợp chất sau đây và cho biết phần cộng hóa trị của liên kết thay đổi như thế nào trong mỗi dãy hợp chất, giải thích: a) CrO, Cr2O3, CrO3 b) Al2O3, AlCl3, Al(NO)3

  1. Cho biết một số hợp chất (đơn chất) có khả năng polimer hóa, một số khác không có khả năng này, ví dụ: a) Các hợp chất dưới đây chỉ tồn tại ở dạng phân tử đơn giản ở cả 3 trạng thái khí, lỏng, rắn: CO2, HBr b) Các hợp chất dưới đây có khả năng polimer hóa: BeCl2, FeI2 Giải thích nguyên nhân vì sao như vậy? Cảm ơn thật nhiều sự giúp đỡ của các bạn!

Câu này quen, có vẻ đã gặp ở 4rum nào đó gần đây 1/a/Giải thích do điện tích của Cr tăng làm tăng tác dụng cực hoá lên anion, nên điện tích nào lớn thì phần CHT lớn b/ Có cùng cation Al, nên xét anion thì O2- bị cực hoá mạnh nhất, còn lại thì anion nào kích thước lớn hơn thì cực hoá lớn hơn

2/ polime hoá là khả năng phối trí của cặp điện tử nguyên tử này vào AO không lk nguyên tử kia a/CO2, có thể hoá lỏng, rắn chính là băng khô, với 2 hợp chất trên thì khả năng polyme hoá khôg xảy ra do NTTT không còn AO trống b/giải thích thì đầu bài đã nêu ^^

  1. mạng nguyên tử thường có cấu trúc là mạng tinh thể tâm diện, còn mạng kim loại có cấu trúc mạng tinh thể tâm khối. mà ta đã biết mạng tâm diện có độ đặc khít nhỏ hơn mạng tâm khối! thế nên mạn nguyên tử có khõi lượng nhỏ hơn mạng kim loại. mình chỉ biết thế thôi! hj2. có gì thiếu sót xin góp y!

đúng vậy, đặc trưng của mạng kim loại là các nguyên tử kim loại sắp xếp sao cho độ đặt khí lớn nhất

Nói rõ, ý là sao ? Nói rõ chỗ nào

1/ Hì cái này mình nghĩ cứ cho tan vào nước, mắc điện cực vào rồi gắn nguồn điện cùng ampe kế, cho dòng điện đi qua, ampe kế nhảy số là ion ^^! 4/ Liên kết hiđro là tương tác tĩnh điện yếu giữa phần tử hiđro mang điện tích dương với phần tử mang điện tích âm (thường là cặp electron tự do của nguyên tố có độ âm điện lớn như (F, O, N, Cl , S…)… ngoài ra các lk trên phân cực mạnh, vì vậy theo nguyên tắc âm dương hút nhau, Hidro trong lk này sẽ lk vs nguyên tử mang điện tích âm của lk kia :slight_smile:

Hix… hình như có nhiều topic được lập ra bàn về đại cương, sao các bạn không post chung vào 1 cái cho dễ xem, hình như có những câu hỏi giống nhau nữa =.= .Mod trộn lại cho dễ xem với :vanxin( http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=55515#post55515 http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=55514#post55514

nhưng mà bản chất liên kết là gì hả bạn

Khi tăng áp suất của hệ lên 2 lân thì tốc độ của phản ưng thuận nghịch sau sẽ biến đổi như thế nào:

4HCl(K) + O2(k) = 2H2O + 2CL2 (Phản ứng thuận nghịch)

Cảm ơn mhé!!!:24h_001:

Còn phụ thuộc vào bậc phản ứng thực nghiệm của mỗi chất nữa. Tăng áp suất hệ lên 2 lần - tương đương việc nén hệ giảm thể tích đi 2 lần –> nồng độ mỗi chất tăng 2 lần.

Nếu bậc phản ứng trên vừa bằng hệ số tỉ lượng thì vận tốc phản ứng thuận tăng 2^5 lần.

bạn ơi, ở đây mình xét vận tốc thuận nghịch chứ không xét vận tốc thuận thôi đâu!!!

Vì không được mang bảng tuần hoàn vào phòng thi nên việc viết cấu hình và định vị nguyên tố là cũng cần thiết.

1.Quy tắc Kleckowski: Thứ tự mức năng lượng từ thấp đến cao của các phân lớp electron: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p 6f 7d 7f.

Để cho dễ nhớ thì viết theo hàng dọc và đọc theo chiều mũi tên chéo :

1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 4d 4f 5s 5p 5d 5f 6s 6p 6d 6f 7s 7p 7d 7f

Và vẽ các mũi tên chéo đề biết phân mức năng lượng.

2.Cách viết cấu hình e:

  • 20 nguyên tố đầu tiên có cấu hình phù hợp với mức năng lượng
  • Từ nguyên tố 21 trở đi có sự chèn mức năng lượng nên cấu hình viết theo quy tắc 1 rồi sắp xếp lại theo số thứ tự từ 1 đến hết.
  • Khi gặp cấu hình d4 và d9 phải chuyển thành d5 và d10 (bán bào hoà và bão hoà)

3.Định vị nguyên tố trong bảng tuần hoàn: -Số thứ tự chu kì ứng với số lớp e; số thứ tự nhóm ứng với số e hoá trị. -Nếu cấu hình e theo quy tác 1 kết thúc là s hoặc p thì nguyên tố thuộc phân nhóm chính A và số e hoá trị = số e ngoài cùng.Nếu kết thúc là d hoặc f thì nguyên tố thuộc phân nhóm phụ (B) -Những nguyên tố có phân lớp d chưa đạt bão hoà 10e thì phân lớp d cũng được kể như lớp e ngoài cùng.