Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

các quyển sách về chuyên đều có nói về mô hình vsepr … tìm đọc và tham khảo!!! có thể tham khảo link sau … http://chemed.chem.purdue.edu/genchem/topicreview/bp/ch8/vsepr.html

http://en.wikipedia.org/wiki/VSEPR_theory

cảm ơn nhiều nha nhưng mà toàn là tiếng anh không hà, hong hiểu gì hết:bann (

Bạn nên tìm cuốn sách của thầy Đào Đình Thức, tập 1 phần cấu tạo chất! Bạn là học sinh chuyên nên chăm tìm sách như thế là tốt!

http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/304314:24h_048: http://portal.hnue.edu.vn/portal/page/portal/dhsphn/khonoidung/71828/97987/108046/108067 hok bít có giúp ik j cho bạn hem?tui chỉ tìm đc zậy thui

Em mới chỉ được học viết giản đồ MO cho Nguyên tố chu kì 1 và chu kì 2 (dạng X2) và Phân tử AB ( A và B là các nguyên tố chu kì 2 ) . Vậy : các nguyên tố ở chu kì 3 ; 4 thì mình xét cấu tạo như thế nào , và các phân tử gồm từ 3 nguyên tử trở lên thì mình vẽ giản đồ như thế nào ? Em rất cần sự trợ giúp của các anh chị ^^

tiện thể mấy anh chị chỉ cho em cái thuyết MO cái cái này em đọc sách cahr hiểu gì cả

Những phân tử nhiều nguyên tử viết MO rất khó tổ hợp phức tạp lắm… mình nghĩ với trình độ lớp 10 thì học như trên là ổn rồi… Đọc tài liệu lk của Đào Đình Thức… có nói sơ về vd của BeH2 có 3 nguyên tử. Đi sâu thuyết MO bạn còn phải biết cách giải các bài toán hàm sóng để giải các hàm sóng đối xứng , phản đối xứng v…v… khó lắm… Mình có 1 số hình ảnh về MO của H2O bạn xem qua thử nhé

Còn ông Nhượng quyvuong :24h_070:…ông đưa vd cụ thể về phân tử nào đó lên rồi mọi người làm rồi nói chỗ nào ông không hiểu chứ!!!

cảm ơn các bạn nhiều lắm :gaucon(

chả hiểu tất cả lun

Em đang học 1 số kiến thức như : Thuyết MO hay nhiệt động lực học . MO thì có phần tổ hợp , em chưa học tổ hợp thì làm sao để học được cái này ?? Còn NDLH , có 1 số công thức chứa tích phân , em cũg chưa được học , mà em mún vững kiến thức từ h = cách làm bài tập thì làm thế nào ạ

Bài tập về nhiệt độg lực học , khi tiến hành các công thức cần chú ý điều gì ? VD về công thức tính biến thiên entropi , cần có điều kiện gì thì mới thực hiện được phép tính : dentaS = Q/T

Các bác trình bày cho em đầy đủ bài sau nhé " Dùng phương pháp MO để xác định cấu tạo phân tử H2O" Các bước ghi rõ hộ em nha :smiley: Em rất cần :smiley:

Tổ hợp 2 AO 1S của hidro tạo ra 2 MO đối xứg và phản đối xứng Tổ hợp Ao 2s và 2Px của Oxi ra 2 MO sp có dạng thẳng… tổ hợp thằng MO đối xứng ở lần 1 với sp ra 2 MO Tổ hợp 2Py với Mo* (phản liên kết) H2 cho ra 2 MO còn Obitan 2Pz và 1 có dạng giống Sp là MO không lk chứa các e không lk của H2O Mình sưu tập dc 1 hìh ảnh MO cùa H2O… Đây là 1 vài ý kiến của em… có gì sai sót các đàn anh sửa lỗi giúp em ạh ??

Có cơ sở gì khi làm những cái này ko bạn ?? Mình ko hiểu cho lắm ? Bạn lấy ảnh về MO phân tử ở đâu vậy ???

việc điền vào AO tuân theo các qui tắc và nguyên lí như pauli, vữg bền v…v. MO của phân tử mới hình thành bằng cách tổ hợp tuyến tính các AO tham gia liên kết ban đầu … từ n AO tổ hợp cho ra n MO có năng lượng gần bằng nhau có mức độ xen phủ rõ rệt có tính đối xứng giống nhau với trục nối tâm 2 nguyên tử

Đó là vài ý cơ bản để viết MO của các nguyên tố chu kì 2 hay các phân tử nhị hạch ở chu kỳ 2 thôi… bạn học cao quá làm gì :24h_062:… Để xác định MO của các phân tử khác còn phải xác định rất nhiều yếu tố … khó lắm… :notagree:notagreeH2O này cũg là khó với hs lớp 10 rồi… Ngay cả phân tử ở chu kì 2 như HF chẳng hạn cũng đã khó khăn … F có độ âm điện lớn so với hidro nên MO cũg khác so với các phân tử nhị hạch ở chu kì 2 rồi !!!

Mình đang chờ câu trả lới của một thành viên diễn đàn cho câu hỏi của mình nhưng mãi không thấy, đành góp chuyện với các bạn vậy. Bạn Molti xây dựng MO mà lại đem cả vân đạo lai hóa vào đây là sao vậy nhỉ (thuyết lai hóa gộp với MO???), không những vậy mà còn là lai hóa sp nữa chứ. Trong phân tử nước, O có lai hóa sp3 bạn ơi.

Tuy nhiên, nguyên tắc chung để xây dựng MO cho phân tử H2O (cũng như NH3, PF5, SF6…mà các bạn hay thấy trong sách) thì như thế này: -xác định point group của phân tử. ví dụ H2O thì là C2v,viết bảng point group của C2v ra -Tách làm hai hợp phần là 2 nguyên tử hidro và O -Xác định symmetry của 2 nguyên tử H, sẽ là a1 + b1 (đói xứng với trục chính và phản đối xứng với trục chính) (hình vẽ của bạn không biết từ đâu nhưng a1+b2 là không đúng) -O có các orbitals sau: 2s, 2px, 2py, 2pz. 2s và 2z: a1, có thể overlap với a1 của hai H tạo thành 3 orbitals a1. Phần đóng góp của 2s khá yếu vì chênh lệch năng lượng lớn. orbital 2px là b1 có thể overlap với b1 của hai H tạo thành hai orbital pi và Pi* như hình vẽ. 2py là b2 không có cùng symmetry với hai H nên không overlap, trở thành nonbonding orbital.

Với các phân tử lớn hơn cũng làm tương tự các bước như trên.

tks mod nhiều ạh !!.. ý em chỗ đó là ra MO có dạng giống với sp nên kêu sp cho dễ thôi ạh… chứ em ko nói lai hoá gì ở đây đâu ạh !!! Có lẽ những kiến thức mod cung cấp rất hay nhưng em còn kém đọc chỉ mường tượng sơ sơ chứ cũng không hiểu nổi ạh ^^!..phổ thông mà mod …hjhj !!

không hiểu bạn đang học lớp mấy nhưng nghe thì có vẻ vẫn là học sinh thì phải. Mình là Sv và cũng được học về Mo cách đây 1 năm. Thấy nó thực sự là rất khó. – Phần quan trọng của Mo đó chính là giản đồ năng lượng phân tử, cấu hình e phân tử từ đó tính được bậc liên kết, giải thích tính thuận từ và tính nghịch từ, cm được sự tồn tại của ion hay phân tử mà thuyết VB chưa giải thích được. Mình thấy đâu có dùng gì đến tổ hợp nó chỉ nói là tổ hợp các Ao nguyên tử để tu được cácMo phân tử thì phải. Khi mình học thì có rất nhiều phần không hiểu nổi. – Còn về phần nhiệt động học phản ứng thì khi dùng công thức thì nên chú y đến điều kiện của công thức và khi tính toán thì chú y đến đơn vị. Như denta S = Q/ T chỉ được sử dụng khi quá trình đó là đẳng nhiệt vD bay hơi hay ngưng tụ, đông đặc. Nói chung phần nhiệt động học thì không khó chỉ cần nhớ đúng công thức và không nhầm đơn vị là ok.

Lên diễn đàn mới thấy bất ngờ toàn các em học sinh hỏi về Mo trong khi đó đến năm thứ 2 đại học mình mới biết về nó. Theo thầy giáo dạy có bảo là Mo chỉ đúng cho các nguyên tố thuộc chu kì 1 và 2. Việc viết Mo cho phân tử nhiều e thì rất phức tạp tại nó phải xét đến tính đối xứng và năng lượng của các AO từ đó biết được các Ao nào tổ hợp với nhau để tạo ra các Mo tương ứng. Với khả năng của em vậy là khá tốt rồi.

Ta đã biết là chỉ có các AO có năng lượng gần nhau mới có thể tham gia tổ hợp . Vậy khi thiết lập giản đồ MO cho những phân tử được cấu tạo từ các nguyên tố khác nhau , ta làm sao biết cái nào có năng lượng gần cái nào ??? Và , khi vẽ giản đồ MO , sắp xếp các mức năng lượng , làm thế nào để biết liên kết nào tạo thành có năng lượng cao hơn ??