Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

HgCl2, Hg chu kỳ lớn nhưng vẫn xét lai hóa. !!!

cái này mình nghĩ do kích thước nguyên tử trung tâm quyết định,do đó goc liên kết NH3<PH3<AsH3<SbH3

ý của anh trai là do kích thước nguyên tử trung tâm càng bé thì góc lk càng lớn hả ??? em đọc sách thầy Nhâm thấy không có nói đến điểm này !!.. ghi là: sự giảm góc là do khả năng lai hóa sp3 giảm từ N –> Bi, sự tham gia AO s vào lai hóa giảm .

uhm, mình đồng ý với ý kiến của dkh90 NH3,PH3,AsH3,SbH3 đều có cấu trúc dạng hình chóp tam giác, mối ng tử ng tố trung tâm trong phân tử đêu còn một cặp e chưa liên kết, bán kính càng nhỏ thì lực đẩy càng mạnh nên góc liên kết càng nhỏ=> SbH3 có góc lớn nhất!

anh trai nói hơi bị thiếu suy nghĩ !!!. NH3 :107*… PH3 :93*… AsH3:92*… SbH3:91*… em đã trích cả câu trong sách thầy Nhâm luôn rồi đấy…xem lại !!! :24h_058:.:24h_058:

Chú em Molti nói đúng rồi đấy. Ở đây có đến 2 quan điểm có thể dùng để giải thích được. 1- theo lai hóa - như đã nói, khỏi bản. Càng về sau góc lk càng gần 90 độ - góc giữa các orbital p không lai hóa. 2- Dựa vào VSEPR với lực đẩy giữa các cặp e liên kết trên N đẩy nhau mạnh hơn Sb. Vì bán kính N nhỏ và độ âm điện lớn nên xảy ra chyện này.

Nếu không phục thì mình có thể tìm số liệu góc lk thực tế để support =.=

Vấn đề này có khá nhiều trong các sách cấu tạo, có thể tìm đọc 1 cuốn bài tập của thầy Đào Đình Thức, mình quên tên rồi _ đại loại là bài tập Hóa học đại cương gì đó.

tui là chị ko phải anh em lấy mấy số liệu đó ở đâu vậy?

vâng sách thầy Nhâm cả chị àh. Em tự học qua phần này rồi… em nhớ rất rõ… thầy chỉ ghi là do sự đóng góp của AO s vào lại hóa sp3 giảm nên góc liên kết và momen lưỡng cực giảm!!!

“Dựa vào VSEPR với lực đẩy giữa các cặp e liên kết trên N đẩy nhau mạnh hơn Sb. Vì bán kính N nhỏ và độ âm điện lớn nên xảy ra chyện này.” em ko hiểu lắm, nếu nó đẩy mạnh thì góc liên kết phải bé chứ

=.= Cặp e liên kết đẩy nhau càng lớn, thì góc càng lớn chứ sao!

ko em lại ko nghĩ như vậy, NH3 có cấu tạo hình học chóp tam giác, khoảng ko gian e chiếm càng lớn thì sẽ đẩy H khiến góc HNH càng nhỏ, vẽ hình thử đi,em ko biết có đúng ko nưa!

đẩy thì nó cũng đẩy lại vậy ^^!..hehe… thôi chị ơi… em thấy những lý giải trên đã hết sức thỏa đáng rồi… nên stop ở đây, không thì mod del bài hay band nick1 đấy… Bây giờ cho em hỏi 1 vấn đề gà 1 tí !!!, ở N và P thì NH3, PH3 giảm khả năng lai hóa nhưng vẫn có lai hóa và góc lk không giảm nhiều. còn H2O, H2S thì góc liên kết giảm rất nhiều và khả năng lai hóa cũng giảm rất nhiều… cô em dạy nói H2S cũng không có lai hóa…!!! vì sao vậy ah!!!

Thứ nhất là đô âm điện càng xuống dưới càng giảm, Và cặp e lk lệch về N nhiều, trong khi đó lệch về Sb ít. các cặp e lk này càng gần nguyên tử trung tâm thì đẩy nhau càng mạnh.

Thứ 2, câu này là không đúng:

khoảng ko gian e chiếm càng lớn thì sẽ đẩy H khiến góc HNH càng nhỏ,

e ở đây ý muốn nói là cặp e tự do phải không? Ở các chất phía dưới, cặp e liên kết càng xa nguyên tử trung tâm, và do đó, sự lấn át của cặp e không lk của ng/tử trung tâm là càng đáng kể và càng làm góc hẹp lại. Còn ở NH3, cả 4 cặp e đều gần N, do đó cặp không liên kết chiếm ít ưu thế và nó chỉ có thể làm giảm từ 109,5 độ về còn 107 độ mà thôi.

Các số liệu đã có, còn suy nghĩ làm gì cho mệt.

Khả năng lai hóa tăng từ dưới lên trên, từ phải sang trái trong bảng tuần hoàn đấy :smiley: Thế nên nói gì thì nói, khả năng P tham gia lai hóa vẫn lớn hơn S! Ngoài ra, theo như bài post trên của anh, chú có thể suy ra như sau: Ở H2S có tới 2 cặp e chưa tham gia lk, trong khi đó ở PH3 chỉ có 1. Sự biến đổi bán kính và độ âm điện từ O –> S khiến cho sự chiếm lĩnh không gian của 2 cặp này là rất nhiều. Còn ở N–> P, chỉ có 1 cặp, nên sự chiếm lĩnh của cặp này, biến thiên ko bằng 2 cặp được :slight_smile:

“Dựa vào VSEPR với lực đẩy giữa các cặp e liên kết trên N đẩy nhau mạnh hơn Sb. Vì bán kính N nhỏ và độ âm điện lớn nên xảy ra chyện này.” anh minhduy nói thế.

nên chị nghĩ là do sự chênh lệch độ âm điện thôi. còn vụ lai hóa của S thì chị cũng chịu, thầy giáo chị nói lai hóa thường chỉ xét ở chu kì nhỏ, chu kì lớn cũng có nhưng rất ít khi xét, chị đọc sách của gs trần thành huế cũng chỉ thấy nói tới các nguyên tố chu kì 2,3 thôi ko đả động gì đến mấy phần kia cả.

chu kỳ lớn vẫn xét đây chứ… em gặp rất nhiều chất ở chu kỳ lớn : vd: HgCl2, SnCl2, AlI3, AsH3, XeF2, XeO4, … ý em muốn hỏi tại sao lai hóa đi từ N ->P thì góc lk giảm , nhưng từ O->S góc lk giảm mạnh hơn nhiều, 104 –> 92 , dù biết rằng khả năng lai hóa giảm nhưng tại sao ở CK VI nó lại giảm nhanh đến thế ???

Không đọc cái này à!

Ngoài ra, theo như bài post trên của anh, chú có thể suy ra như sau: Ở H2S có tới 2 cặp e chưa tham gia lk, trong khi đó ở PH3 chỉ có 1. Sự biến đổi bán kính và độ âm điện từ O –> S khiến cho sự chiếm lĩnh không gian của 2 cặp này là rất nhiều. Còn ở N–> P, chỉ có 1 cặp, nên sự chiếm lĩnh của cặp này, biến thiên ko bằng 2 cặp được :slight_smile:

có ai có tài liệu gì về mô hình Vsepr hong cung cấp y.Mình đang rất cần Thank nhìu nha !:tutin (

cái này mình có dc hc rùi nhưng nếu bạn hc phổ thông bạn có thể tím sách của thầy Cao Cự Giác có tên là ‘bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học’ còn nếu bạn là sinh viên bạn có thể tìm trong các giáo trình của các trg đại hc về hóa hc đại cương tập 1:24h_069:

nhưng có ai mà có thể nói sơ về cái này có được hong zay ?:24h_090: