Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

BH3, lai hoá sp2… giống với lai hóa nguyên tử TT của BCl3,BF3

BH3 không tồn tại trong điều kiện thường ở dạng đơn lẻ, mà nó tồn tại dưới dạng B2H6 - với liên kết 3 tâm gần giống với Al2Cl6, và ở cấu trúc này nó có lai hóa sp3.

Từ thực nghiệm người ta mới chỉ tìm ra được IF7, còn các cái kia người ta chưa điều chế được, tạm công nhận là nó không tồn tại ở đk thường. Nên cần tìm cách giải thích tại sao nó lại thế, do đó mình chọn cái yếu tố đó để giải thích. Chứ cũng không hẳn cái đó là chuẩn để xác định cái nào là tồn tại, cái nào không. - Giải thích trên lý thuyết thì là thế.

minhduy nói đúng đấy,ở các phân tử BCL3,BBr3… có mặt lk pi làm cho lớp vỏ hóa trị của B lẫn các halogen đều đủ 8e;các phân tử đều bền vững. ở BH3,liên kết pi không có dc.quanh B chỉ có 6e lớp ngoài cùng,chúng có xu hương dime hóa thành B2H6 để dc cấu trúc bền vững.phân tử B2h6 có cấu trúc tương tự như ở Al2Cl6,tại đó xuất hiệnhai liên kết ba tâm do sự xen phủ cua 2 orbital sp3 của B với orbital s cua H

với Al2Cl6 thì em đã biết hình dung được, Nhưng với B2H6 em chưa hình dung nổi cấu trúc không gian nó thế nào ah ?? . Với Al2Cl6 thì 2Cl phối trí vào 2 Al… em có search được tấm hình thế này , Nhưng em vẫn chưa hiểu cái liên kết của H với B khi dimer là như thế nào ah… H có 1e lk hết rồi. còn gì nữa mà xen phủ anh,… hay là cái AO 1s ấy vừa lk 1e vừa xen phủ với AO của B ?? anh thông cảm… em mới lơp 10 biết sơ sơ… anh giải thích kĩ kĩ tí để em hiểu !!

Thế thì người ta mới gọi nó là liên kết 3 tâm. 3 nguyên tử chung nhau 2e.

zay giai thich gium tui lai hoa trong phan tu C2H2 di . Co hinh minh hoa cang tot . thank :2one:

C2H2 lai hóa sp…

trước khi post câu hỏi này mình đã biết là lai hóa sp2 ở nguyên tử tung tâm, vấn đề là lai hóa sp2 thì hình dạng nguyên tử là tam giác phẳng. thế thì không có phù hợp lắm, các bạn có hiểu ý mình không?

Mình nghĩ là sp3 chứ nhỉ, không hiểu ý you lắm. Có lẽ you có sách khẳng định là sp2. nếu thế thì you nên trích dẫn gì đó trong sách cho mọi người cùng tham khảo với.

ưhm, đúng thật vậy. nếu ở dạng đơn lẻ thì em nghĩ nó lai hóa sp2 , nhưng thực tế anh minhduy đã nói “BH3 không tồn tại trong điều kiện thường ở dạng đơn lẻ, mà nó tồn tại dưới dạng B2H6 - với liên kết 3 tâm gần giống với Al2Cl6, và ở cấu trúc này nó có lai hóa sp3.”

Sẵn đây cho em hỏi 1 ít về boran ah!!.. B5H9 có 4 lk 3 tâm và có 1 Bo ở trên đỉnh lk với 4 Bo còn lại ở dưới bằng liên kết gì thế ah??? Trong Hoàng Nhâm ghi là trong các Boran bậc cao thì có nhiều lk nhiều tâm hơn nữa, vậy lk, các lk nhiều tâm đó như thế nào ah ??

cho các chất NH3,PH3,AsH3,SbH3 chất nào có góc liên kết lớn nhất? vì sao? giúp mình nhé! thanks trước!!!

góc liên kết giảm dần từ NH3 –> SbH3 do sự giảm của khả năng lai hóa sp3… các nguyên tố sao N có AO d trống!!

zị cách tính góc liên kết như thế nào hả bạn

cách tính góc liên kết thì chịu… chắc phải nhớ nhiều thui… có 1 CT thế này : trạng thái lai hóa sp(n) công thức 1+ ncosA = 0 –> n=1–>180*, n=2 –>120, n=3 –>109*47, còn với mấy trường hợp có e không lk thì chịu… ngoài ra với phần đóng góp của p vào lai hóa thì mình nghĩ sẽ suy ra được góc liên kết …hehe… đó là suy nghĩ chủ quan thui, chứ chẳng biết gì nhiều!!

Còn có trường hợp là một góc nào đó bị lệch,hok giống như các góc còn lại,do cặp e chưa tham gia liên kết đẩy nữa chứ nhả ???

hehe… chính vì trường hợp đó nên em mới bảo ngay từ đầu là chắc phải học thuốc đấy ^^!.. em cũng có nghe nói đâu đó về cách tinh góc liên kết, dựa vào lực đẩy, độ dài lk, rồi hàm sóng v…v… em không hiểu!!!. mà hỏi giáo viên thì cũng ko ai trả lời cả, nếu anh Trunks bik thì chỉ giúp đàn em ^^!

Anh chỉ bít cái dụ đẩy,độ dài liên kết còn hàm sóng thì anh pó tay,anh hok học trường chuyên nên chả được học mấy thứ đó,mà chắc có học cũng chả hiểu(đọc sách cũng chả hiểu,cái này nghe mấy anh nói mún hiểu được thì phải học toán cao cấp) !!!

tui nghe nói các ng tố chu kì nhỏ mới xét lai hóa có đúng ko vây?