Hoá đại cương: Tốc độ pứ, Cân bằng hoá học

ngc lại bạn ak ái lực/r càng lớn thì I càng lớn…mình nghĩ thế…(vì lực hút càng mạnh mà):014:

em có đọc qua 1 số sách của NNA, có chỗ mà mãi chả hiểu, mối quan hệ giữa 4 số lượng tử là gì mà người ta có thể suy ra được nguyên tố đó là nguyên tố gì từ 4 loại lượng tử đó?? Họ cũng có giải nhưng là đi giải kiểu nhảy luôn đến đáp án, ko bận công giải thích gì nên em ko hiểu ạ.:014:

n: số lượng tử chính => lớp e: n=1,2,3,4,… l: số lượng tử momen góc => phân lớp e l=0,…(n-1) ml: số lượng tử từ => AO của e: ml = -l , …, l ms: số lượng tử spin => chiều quay của e

anh có thể nói rõ 1 vd ko?

vd: n=3, l=1, m=0, ms=-1/2 –> 3p5 phân lớp cuối, rồi viết cấu hình ra –> nguyên tố p, nhóm VII(7e cuối cùng) chu kì 3(có 3 lớp e), , dựa vào cấu hình Z= 17, vậy đó là Cl

trùi, ý mình là hỏi ở cái dấu –> của Molti là quá trình suy luận ntn í? cậu giải y như trong sách nên tớ ko hiểu gì sất

cái này bạn phải đọc sach thôi nói mồm có khi bạn cung ko hiểu huống hồ thế này

thật sự là khó nói đến thế hả bạn??

nói 1 cách đơn giản thì nó là thế này: -n ứng với chu kỳ, chu kỳ 1 - n=1, chu kỳ 2 - n=2, chu kỳ 3 - n=3… -l ứng với orbital, orbital lớp s - l=0, lớp p - l=1, lớp d - l=2, lớp f - l=3 -m ứng với vị trí trong orbital của e cuối cùng, nếu e ở ô trung tâm của orbital thì m=0, đi dần qua 2 bên thì giá trị tuyệt đối của m tăng dần thành 1, 2, 3… tùy tài liệu mà quy ước bên trái âm hay dương (bên phải ngược lại), mà trong sách cấp 3 thì ng ta hay cho bên trái âm, bên phải dương -ms ứng với số e trong 1 ô orbital, ms=+1/2 thì trong ô đó chỉ có 1e, ms=-1/2 thì trong ô có 2 e, nghĩa là e sau khi đc điền lần lượt từ trái qua phải 1 lần rồi tiếp tục điền lần thứ 2 ko bít bạn có hiểu ko, xài từ hơi rườm rà

thanks nhiều, bạn nói dễ hiểu hơn rồi :smiley: ^^

bạn có thể tham khảo trong một số sách chuyên đề cho hs lớp 10 ban co’ thể hiểu đơn giản la`: n=số lớp electron=chu kì l= phân lớp gồm l=0:flớp s, l=1:flớp p, l=2:flớp d …có n giá trị l từ 0 đến (n-1) ml chỉ ô lương tử mà e cuối điền vào, số ô lương tử = 2l-1 ms chỉ trạng thái của e cuối gồm 2 giá trị là ms=+1/2và ms=-1/2 vd:n=2, l=1, ml=0, ms=-1/2 ứng với e ngoài cùng cấu hình 2p5

theo qui tắc Hun 2 thì ô lượng tử p~ dc xếp theo qui tắc từ dương dến 0 rồi dến âm chứ ko p~ nhu bạn bên trên nói

để mình tổng hợp lại lần nữa n=số lớp electron=chu kì l= phân lớp, số phân lớp từ 0–> n-1 ; l=0:flớp s, l=1:flớp p, l=2:flớp d ml chỉ ô lương tử mà e cuối điền vào, số ô lương tử = 2l-1, ml có giá trị từ -l –> +l ms chỉ trạng thái của e cuối: ms = +1/2(độc thân); ms=-1/2(ghép đôi) ngoài ra theo quy tắc Hun thì bạn điền làm sao cho tổng số ms(spin) là lớn nhất, hay số e đôc thân là lớn nhất, sau khi điền e độc thân, nếu hết ô còn e, thì lại tiếp tục điền ghép đôi, e cuối cùng ban điền chính là e lớp ngoài cùng. vd: như bạn quang huy đã nêu

Cái cách sắp xếp không phải là do qui tắc Hund gì ở đây cả. Qui tắc Hund chỉ phát biểu là các e sắp xếp sao cho số e độc thân là tối đa và các e này cùng spin. Còn cách sắp xếp từ dương tới âm hay âm tới dương là do qui ước. Thế thôi.

xin hỏi các anh theo thuyết VB thì các phântử sau có tồntại hay không SF6,ClF7,BrCl7,IF7… dựa vào dau có thể kết luận như thế:4:

chỉ có IF7 là tồn tại dc.vì chỉ có I có orbital d để tạo thành lai hóa sp3d3 tham gia tạo thành lk

BrCl7, ClF7 vẫn có AO d đấy thôi,… dựa vào thuyết VB thì theo mình tất cả những chất trên đều có thể tồn tại. SF6 lai hóa sp3d2

BrCl7 và ClF7 không tồn tại vì lý do bán kính nguyên tử trung tâm nhỏ, lực đẩy nội phân tử (giữa các liên kết) là lớn - Giải thích như trường hợp BCl3 với Al2Cl6 ấy.

Theo mình thì bạn Molti trả lời hoàn toàn đúng. Do S, Cl, Br và I đều còn phân lớp d nên ở trạng thái kích thích các e sẽ nhảy sang lớp d tạo số e độc thân lớn nhất. S kết thúc ở 3s(2)3p(4)3d(0) —>S**(trạng thái kích thích): 3s(1)3p(3)3d(2): 6 e độc thân này sẽ kết hợp với 6 e độc thân của 6 nguyên tử Cl tạo SCl6. Hoàn toàn tương tự với các chất còn lại.

:012: anh minhduy ơi, em chỉ biết giải thích theo kiểu VB, còn về bán kính nguyên tử. nó có mức nào đó để mình nhận biết không ah… Tuy biết bán kính nhỏ, nhưng nhỏ làm sao để nó không tồn tại ah… anh chỉ em với để còn xác định với nhiều hợp chất khác ah !!:012: