Hóa đại cương: Cấu tạo chất

@anh Horizon: phối tử vẫn có ảnh hưởng tới màu của phức chất. Điều này vẫn được giải thích theo thuyết trường tinh thể (phối tử): áp dụng các Qui tắc lọc lựa Spin, lọc lựa Laport…

  • Ví dụ: -Với ion Fe3+ thì FeF6 3- không màu, trong khi FeCl4- lại có màu vàng. -Hoặc ion Co2+ thì Co(H2O)6 2+ có màu hồng nhạt, còn CoCl4 2- lại có màu xanh đậm…

Anh/chị Sakura1234 nếu muốn hiểu rõ hơn về màu của phức chất thì có thể tham khảo thêm ở các giáo trình đại cương phần Thuyết trường tinh thể ( hay trường phối tử). Hiện nay trên mạng cũng có rất nhiều bài viết về vấn đề này ( có thể search google).

có mem nào rảnh thì giúp mình giải bài này zới!!!:017: " [i][b]từ CHE của He là 1s2 hãy:

  1. Tính năng lượng của He theo eV
  2. Tính giá trị năng lượng của He theo phương pháp Slater rồi so sánh với kết quả câu 1 và giải thích tại sao lại có sự sai lệch như vậy? 3.Xdd năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của He rồi so sánh với giá trị thực nghiệm: EHe=24.6eV[/b][/i]" nếu câu 1 không dùng công thức Slater thì dùng công thức nào ạ ??? (mấy câu sau mỳnh giải đc rồi)

cho mình hỏi 4 số lượng tử là j?và có bài toán này nhờ các bạn chỉ dùm.X là nguyên tố thuộc nhóm A,hợp chất với hidro của X có dạng XH3.electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử=4,5.xác định nguyên tố X:24h_012:

Bốn số lượng tự là gồm có n,m,ml,ms…

  • n đại diện cho lớp K,M,N,L…
  • m đại diện cho AO s,p ,d,f
  • ml đại diện cho vị trí của e cuối cùng
  • ms là chỉ trạng thái e cuối cùng, gồm có hai trạng thái là +1/2 ( e đi lên), -1/2( e đi xuống ) Bạn cần hiểu đơn giản như thế nhé, còn muốn tìm hiểu sâu về bốn số lượng tử thì bạn đọc sách

Về bài tập này, mình giúp bạn nhé X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với H có dạng XH3 =>X nằm ở chu kì 3 Vậy ta có n = 3 ( vì nằm ở chủ kì 3) => m + ml + ms = 1.5 BIện luận : m chỉ có thể nhận giá trị nhỏ nhất là 0 hoặc 1 ** Với trường hợp m=0( AOs) thì ta đc ml + ms = 1.5 Ta có ms có hai trường hợp là ms = 1/2 hay = -1/2 *** ms = 1/2 thì ml = 0.5 ( loại, mì ml luôn là số nguyên) *** ms= - 1/2 thì ml = 1 ( lại vì AOs chỉ co 1 AO trống ) => Mg ( chọn) ** với trường hợp m=1(AOp) thì ta đc ml + ms = 0.5 Tượng tự có hai trương hợp => ms = -1/2 thì ml = 1 => là Ar ( loại, vì đây là khí hiếm )

Vậy đó là MgH2

Ai vào giúp em mấy bài hóa này với , em cần gấp mong được giúp đỡ , em xin cảm ơn Tải Tại Đây Hoặc Ở Dưới Font là .vntime

Em gõ bằng font gì thế! chuyển sang time new roman đi, anh giải cho!

Font là .vntime ạ , anh giải giúp em nhé , em xin cảm ơn

Ai giúp em từng bài được không ạ , mỗi người một bài thôi ạ . Em xin cảm ơn

các bt 8,9,17,32,33 liên quan đến momen lg cực. Theo mình: BT8:hơi lạ là vì clobenzen có mmlc=1,53D,trog khi đó các đồng phân của diclobenzen lại có chất có mmlc=1,53D? BT9:Các chất có mmlc tg ứng là:A=0;B=1,89;C=1,97;D=1,71;E=2,13.Gt dựa vào hiệu ứng I để gt BT17:đp có mmlc=0 là 1,3,5-triclobenzen;đp có mmlc lớn nhất là 1,2,3-triclobenzen.tính toán dựa vào công thức và theo qui tắc cộng vecto. BT14:cấu trúc tương tự NH3,góc SiNSi>CNC(do hư KG của SIH3 và sự đẩy nhau giữa chúng).Tính bazo thì ngc lại cũng dựa vào hưkg(hix buòn ngủ rùi)

Làm thử vài bài:

  • Bài 4: thực chất là xét độ bền liên kết trong phân tử Halogen, Cl2 > Br2 > I2 > F2. Giải thích là do Flo không có AOd trống, các Halogen kia đều có AOd trống tạo thành liên kết pi p-d làm bền hơn. Tính bền giảm Cl > Br > I vì sự tăng bán kính.
  • Bài 8: Tổ hợp vecto, thấy ngay là đồng phân para có momen = 0 vì 2 nguyên tử Cl ngược hướng, phân tử đối xứng. Đồng phân meta có momen = 1,53 vì góc momen C-Cl là 120 độ nên khi tổ hợp sẽ cho một vecto có độ dài bằng 2 vecto ban đầu.
  • Bài 9: xem tại đây Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông - Page 237 - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học
  • Bài 14: Góc liên kết của hợp chất Si lớn hơn, vì nhóm SiH3 có thể tích lớn hơn. Tính bazo cũng vậy, vì nhóm SiH3 đẩy e mạnh hơn.
  • Bài 17: tương tự bài 8, với momen = 0 thì phân tử đối xứng nên đó là 1,3,5-triclobenzen

Ai giúp em các bài còn lại , em xin cảm ơn ạ . File ở dưới ạ

các bạn cho tôi hỏi :Cặp electron liên kết là gì ?.Trong công thức CS2 tổng số đôi electron ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là bao nhiêu được không? Và các bạn hướng dẫn luôn cách tìm ra số đôi chưa tham gia liên kết đó.! muy

Hi you! mình có một số ý kiến nho nhỏ, nếu có sai thì xin bạn và các thành viên khác gớp ý! Các nguyên tố như C O2 S điều muốn có cấu hình 8electron ngoài cùng bền giống khí trơ, nhưng bản thân chúng không làm đc điều đó, muốn làm đc thì chúng phải hợp tác với các đối tác xung quanh để hình thành liên kết, một liên kết là sima được hình thành từ sự gớp chung electron, cặp e này là của chung và tạo thành một liên kết (hay một liên kết thì đc hình thành từ 1 cặp e). Ngoài ra còn có kiểu liên kết phối trí (liên kết mà cặp e chỉ do một nguyên tố đưa ra), về nguyên tắc thì liên kết này cũng có sự hợp tác của 2 bên, 1 bên có cặp e 1 bên có vân đạo trống kết quá 1 liên kết hình thành từ 1 cặp e. Nói chung muốn tạo thành một liên kết thì phải có 2e, nếu có thêm 1 liên kết pi nửa thì phải có 2e => 4e để tạo thành 2 liên kết.

CS2 có cấu tạo : Xung quanh C có 4e nhưng điều đc dùng để liên kết với 4e của 2 lưu huỳnh, kết quả là 4 e của S cũng là của C, và C đã có cấu hình 8e của 1 khí trơ, xung quanh C ko có e nào chưa liên kết. Còn 2 S điều còn 2 cặp chưa liên kết, Xung quanh S cũng có đầy đủ 8e cấu hình của khí trơ

Mình nói đơn giản thế này cho bạn nhé…cặp e liên kết được tạo thành nhờ 1 e của nguyên tố trung tâm, và 1 e của phối tử để tạo thành liên kết cộng hóa trị. Ngoài ra còn có trường hợp tạo thành liên kết cho- nhận khi nguyên tử đưa hản 1 cặp e cho nguyên tử khác tham gia liên kết để tạo thành bát tử

Về phân tử CS2, mình nghĩ là xác định công thức Lewis để biết đc số e đã liên kết của phối tử và nguyen tử trung tâm, từ đó suy ra số e ko liên kết

  • Ban đầu mình có công thức giả định là S : C : S n = 4 + 62 = 16e n2 = 4e n3 = 16 - 4 = 12e n4 = 62 = 12e => n5= 0e Ta tính diện tích hình thức S = 6 - 6 - 1/22 = -2 C = 4 - 0 - 1/24 = 2 Vậy thì C cần 2 cặp e để tạo thành bát tử => Công thức Lewis là S :: C :: S Tính điện tích hình thức C = 4-0- 1/28 = 0 S = 6- 4-1/24 = 0

Công thức Lewis đúng là : S :: C :: S Nhìn vào công thức thì C đã góp chung 4 e để tạo cặp e liện kết => C ko còn e riêng S góp 2 e trong lk => S còn dư 4 e

Các anh chị ơi giúp em giải bài tập này với nhé: Cho biết E(N-N)=-163 kj/mol E(N liên kết 3 N)=-945 kj/mol Từ 4 nguyên tử N có thể tạo ra phân tử N4 có cấu trúc tứ diện hoặc 2 phân tử N2. trường hợp nào thuận lợi hơn?Giải thích? Em cảm ơn trước nha!

Ta xét 2 quá trình:

  1. 4N–>N4 Delta H1= 4E(N)- E(N4) = 0 - 6*163= -978 kJ
  2. 4N–>2N2 Delta H2= 4E(N)- 2E(N2)= 0 - 2*945= -1890 kJ

Vậy phản ứng tạo ra N2 thuận lợi hơn!

Cho em hỏi công thức nào sau đây có 2 liên kết ion đa nguyên tử? (NH4)2SO4 hay Na2CO3… Mong được giải đáp!! Thanks nhìu:welcome (

2 chất trên đều có liên kết ion. (NH4)2SO4–> NH4+ +SO42- ( đây là 2 ion đa nguyên tử, chứ không có khái niệm liên kết ion đa nguyên tử nhé bạn?)

Thanks Naruto nhá! Tui viết nhầm chút…

có phải tất cả các muối amoni đều có lk ion ko ạ? Nếu ko thì làm sao phân biệt muối nào là ion