Anh ơi cho em biết các ion sau lai hoá như thế nào [PtCl4]2- và [PtCl6]- và cho biết dạng hình học của nó :liemkem ( :doivien(
Cái này xác định ngay đây là phức chất vô cơ, và đương nhiên nếu số phối trí là 4 và 6 thì ko xa lạ mấy, số phối trí 4 có thể có hai dạng tồn tại ko gian là tứ diện và vuông phẳng, Còn thằng phối trí 6 thì phối trí bát diện. Về phối trí 4, ta xét thêm các yếu tố như kích thước ion trung tâm (ở đây ion trung tâm có kích thước lớn) nên ưu tiên ở dạng vuông phẳng. Cl- tuy là một phối tử trường yếu nhưng theo BM nếu chỉ đánh giá định tính cấu trúc ko gian thì yếu tố bán kính ion trung tâm vẫn ưu tiên hơn. Còn nếu supergoat nếu muốn biết trạng thái lai hoá của ion trung tâm trong những trường hợp trên thì rất dễ, BM chỉ hướng dẫn hướng và bạn tự làm nhé ! Đầu tiên, bạn viết cấu hình lớp (n-1)d ns ra, sau đó, với phối tử trường yếu như Cl- mà đính vào một ion trung tâm có bán kính ko lớn thì sẽ ko xảy ra hiện tượng lai hoá trong (có nghĩa là các e sẽ sắp xếp cặp đôi trước khi điền hết tất cả các AO), còn nếu ion trung tâm có bán kính đủ lớn như trường hợp này thì có lẽ sự tách mức năng lượng trong orbital d là đủ lớn, và sẽ xảy ra sự lai hoá trong. Các cao thủ có ý kiến khác ko ạ !? :nhacto ( Chúc vui ! :noel2 (
Lưu ý bạn một chút… thuyết lai hoá chỉ là một cách người ta đưa ra nhằm đáp ứng nhu cầu giải thích sự tồn tại hình học của một phân tử cụ thể nào đó thội có các kiểu lai hoá thường gặp như sau: sp sp2 sp3 sp3d sp3d2 sd3 dsp2(Ni(CO)4 2-) d2sp3(Fe(CO)6 4-) sp3d2f(IF7) sp3d3(XeF8) và một dạng lai hoá phức tạp nữa là sp3d2f2 (PbO8 6 - :suytu ( ) Điều kiện để lai hoá bền là các nguyên tố tham gia lai hoá có mức năng lượng chênh lệch nhau không lớn lắm và các xen phủ là xen phủ truc. (lk xích ma) Bạn có muốn hỏi cách xác định lai hoá không? :ungho (
Đối với phân tử có từ 3 nguyên tử trở lên, để khảo sát sự tạo thành liên kết trong phân tử ta thường xem xét sự lai hóa obitan nguyên tử : -Xem phân tử AXnEm, trong đó A là nguyên tử cần xác định lai hóa( được gọi là nguyên tử trung tâm), X là ký hiệu nguyên tử liên kết với A, n là số nguyên tử X, E là ký hiệu cặp e(hoặc e độc thân) chưa tham gia liên kết( thường là e lớp ngoài cùng). m là số cặp e( hoặc số e độc thân) chưa tham gia liên kết.
- Nếu m+n=2 thì A lai hóa sp( 2 obittan lai hóa định hướng ngược chiều nhau trên một đường thẳng )
- Nếu m+n =3 thì A lai hóa sp2(3 obitan lai hóa định hướng về 3 đỉnh của một tam giác đều)
- =4 thì A sp3(4 obitan lai hóa định hướng về 4 định của một hình tứ diện đều). ngoài ra còn có các kiểu lai hóa khác ở phổ thông ta không cần quan tâm Chú ý các obitan lai hóa là đồng nhất, và có hình dạng giống như obitan p không cân xứng( đầu to đầu nhỏ).Các obitan lai hóa chỉ xen phủ tạo thành liên kết sich ma.
- Vẽ sự xen phủ tạo liên kết xich ma giữa obitan lai hóa của nguyên tử trung tâm(A) và obitan của nguyên tử tạo liên kết(X).
- Nếu nguyên tử trung tâm(A) và nguyên tử tham gia liên kết(X)còn chứa e độc thân chưa tham gia liên kết trên obitan p ở lớp ngoài thì sẽ có sự xen phủ giữa các obitan này để tạo liên kết pi. -xác định được lai hóa ta sẽ xác định được hình dạng của phân tử
Ví dụ phân tử BF3. Bo có 3 e lớp ngoài tạo 3 liên kết với 3 nguuyên tử F nên nó không còn e chưa tham gia liên kết ở lớp ngoài nên m=0. Vì có 3 F nên n=3. TA thấy tổng n+ m= 3 nên B có lai hóa sp2. Sau đó bạn vẽ obitan lai hóa sp3 xen phủ với 3 obitan p của 3 nguyên tử F tạo ra 3 liên kết sich ma. Phân tử này có dạng tam giác đều : 3 nguyên tử F ở 3 đỉnh của tam giác, B ở tâm của tam giác đều.
Đây là những kiến thức cơ bản nhất về lai hoá... không nhất thiết phải post tuy nhiên mình muốn làm rõ cho mọi người thấy :sangkhoai còn bạn muốn thì cứ tìm lại trong box này có bài mình đã hỏi về lai hoá cách đây vài tháng ^ ^ :die (
Các hợp chất có hai kiểu lai hoá này nè ^ ^ tham khảo nha ^^ :sangkhoai NaSbBrF3.H2O (sp3d4) TiC14(sp3d4)
:ungho ( lai hoá kinh đời quá :sangkhoai
Với X là số nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm; E là số cặp e tự do. Ta có một số nhóm hay gặp như sau
- n + m = 2: lai hóa sp. Dạng: AX2E0 (BeH2; BeCl2; CO2; HCN…): đoạn thẳng.
- n + m = 3: lai hóa sp2
- Dạng: AX3E0 (BF3; AlCl3; SO3; HClO2…): tam giác đều
- Dạng: AX2E1 (SnCl2; SO2…): gấp khúc
- n + m = 4: lai hóa sp3
- Dạng: AX4E0 ( CH4; POCl3…): tứ diện
- Dạng: AX3E1 (NH3; SOBr2…): tháp đáy tam giác
- Dạng: AX2E2 (H2O; OF2…): gấp khúc
- n + m = 5: lai hóa sp3d
- Dạng: AX5E0 (PCl5; SOF4…): tháp đôi ba phương (longrai bổ sung chút sách mới gọi là lưỡng tháp tam giác)
- Dạng: AX4E1 (TeCl4; IOF3…): tứ diện lệch
- Dạng: AX3E2 (ClF3; PhICl2…): chữ T
- Dạng: AX2E3 (XeF2…): đường thẳng
- n + m = 6: lai hóa sp3d2
- Dạng: AX6E0 (SF6…): bát diện
- Dạng: AX5E1 (BrF5…): tháp đáy vuông ( hay nói tắt là tháp vuông) :ho (
- Dạng: AX4E2 (XeF4…): vuông phẳng (bài của anh Nhân mang tính khái quát cao)
Ai giải thích và so sánh giùm em góc liên kết trong phân tử OF2 và OCl2 ; OCl2 và SCl2
Góc liên kết trong phân tử OF2 và OCl2 : nguyên tử trung tâm O ở trạng thái lai hóa sp3 , phân tử co dạng chữ V. Do liên kết O-F phân cực về phía F nên 2 đôi e liên kết cách xa nhau con liên kết O-Cl phân cực về phía O nên 2 đôi liên kết gần nhau do đó lực đấy giử các đôi e này mạnh hơn làm cho góc liên kết trong phân tử OCl2 lớn hơn góc liên kết trong phân tử OF2
À mà quên con OCL2 và SCl2 : nguyên tử trung tâm là O và S đều ở trạng thái lai hóa sp3 , phân tử co dạng chữ V. Do liên kết O-Cl phân cực về phía O nên đôi e liên kết gần nhau , con liên kết S-Cl phân cực về phía Cl nên 2 đôi e liên kết xa nhau. Do đó lực đẩy giữa các đôi e này yếu hơn làm cho góc liên kết trong phân tử SCl2 bé hơn góc liên kết trong phân tử OCl2 ( góc liên kết trong các phân tử OF2 , OCl2, SCl2 lần lượt là 105* , 111*, 103* )
Cho thêm bài tập làm nè <làm đi cho rành tay rành chân> dạng hình học của SO3 2- CO2 2- PO4 3-
Và hãy cho biết hai sơ đồ công thức cấu tạo của NH4NO3… giải thích tại sao cả hai cách viết đều đúng <cũng tương đối dễ… làm đi…>
Cho bài tương đối… xét các trạng thái lai hoá của RnF2 RnF4 và RnF6… :sacsua (
Cho bài khó… dựa vào thuyết trường tinh thể hãy giải thích sự hình thành của phức [Ni(NH3)2(rn)2]2-… cái này là cơ bản về thuyết này…
Mọi người tìm giúp mình các hình ảnh về các kiểu lai hóa obitan (chất nào cũng được, càng lạ, nhiều càng tốt, mà loại ảnh gì cũng dược (kể cả ảnh 3D, mà có mầu thì quá tôt):cuoimim ( .Thêm cả hình ảnh một số mạng tinh thể nữa. Vài ngày nữa là mình phải thuyết trình về môn Hóa trước lớp rồi, mình rất cần các hình ảnh minh họa. Giúp mình với. :ngu (
http://www.jergym.hiedu.cz/~canovm/orbital/orbit/sp3dteor.htm#sp3d
http://www.chem.ox.ac.uk/icl/heyes/LanthAct/A9.html
Có thể tham khảo trong các sách tham khảo phổ thông rồi mang sách đi scan vào máy rùi in ra… hình sẽ đẹp hơn phần nào. Mà lai hoá có gì phải thuyết trình nhỉ… Chỉ nói về khái niệm là chủ yếu mờ?
Cứ Google là ra cả rổ: :biggrin: VD: http://images.google.com.vn/images?svnum=10&hl=vi&lr=&q=orbital+s+p
Cảm ơn mọi người.Mình cần thêm cả tờ nháp của Men-de-le-ep nữa (SGK 10 năm nay có bài này í mà) Mình phải làm về chủ đề này nên mới cần.Vả lại mình gõ những từ như “lai hóa” hay “obitan” có ra cái gì đâu, mình đoán phải dùng Tiếng Anh nhưng có biết gì đâu.Giúp mình nhé.Cảm ơn rất nhiều
hix… chuyễn qua chế độ tìm ảnh rùi đánh vào là sp sp2 sp3 sp3d sp3d2 sp3d3 sp3d2f… d2sp3… để tìm. Còn bản nháp đó thì scan ra cho nhanh đi. :liemkem (
Ai giải thích giùm tại sao năng lượng liên kết đôi C=C (614 kJ/mol ) ko lớn gấp đôi năng lượng liên kết đơn C-C(347 kJ/mol ) và tại sao năng lượng liên kất ba lại ko lớn gấp 3
Đơn giản thôi… Liên kết hai hay ba còn được gọi là liên kết bội nó được hình thành bởi một liên kết xích mà và một hoặc hai liên kết pi… Mà liên kết xích ma xen phủ trục nên mật độ xen phủ lớn còn pi xen phủ bên nên mật độ thấp hơn… năng lượng liên kết C-C là năng lượng cần cung cấp để phá vỡ liên kết xích ma đó ra… cònC=C là một xích ma và một pi bằng tổng hai năng lượng cần thu vào của xích ma và pi lk pi ko bền bằng xích ma nên năng lượng liên kết bé hơn vì vậy KHÔNG bao giờ có chuyện gấp đôi gấp ba
Khi nào thì phối tử trong phân tử ở trạng thái lai hóa
thì bạn ơi… trong hợp chất C2H4 cacbon vừa là phối tử vừa là nguyên tử trung tâm ý :hun (
Phối tử lai hoá khi các nguyên tố trong cái HỢP CHẤT ĐÓ có mức năng lượng chênh lệch không quá lớn hoặc cùng loại và có từ hai ba nguyên tố như dzỵ trở lên… thường thấy ở các hợp chất hữu cơ đó :ngu9 (
Sổ tay kiến thức Hóa học PTTH
Cuốn e-book này tổng hợp lại toàn bộ nội dung lý thuyết của chương trình môn Hóa PTTH, gồm Hóa đại cương, Hóa vô cơ và Hóa hữu cơ. Mỗi phần gồm nhiều chương, từng chương gồm nhiều bài. Cách sắp xếp bài viết rất bài bản giúp học sinh có thể ôn tập một cách tốt nhất phần lý thuyết hay giáo viên có thể hệ thống lại bài giảng của mình.