Hóa đại cương: Cấu tạo chất

hi`, theo mỳnh thỳ làm thế này, bạn xem thử ha!!:24h_038:

CTPT của N là X2Y *Xét ion X+: gồm 5 ngtử của 2 ng tố có tổng số p là 11
Có một ng tố có số p<= 11:5=2,2 suy ra nguyên tố này là Hiđrô (H) Nếu số H=1 thì nguyên tố còn lại có số p=10/4 loại Nếu số H= 2 thì … … p=9/3=3 loại …=3… p=8/2=4 loại …=4… p=7 ( N) chọn Vậy công thúc của X+ là NH4+

  • Xét ion Y2-: tổng số p trong Y2- bằng 50-2=48 CT Y2-:AxBy (x+y=5) A và B thuộc 1 nhóm & 2 chu kì liên tiếp nên số p hơn kém nhau 8 hoặc 18( giả sử ZA>ZB TH1 ZA-ZB=8 suy ra ZA=ZB+8 ta có x.ZA+ y.ZB=48 (x+y)ZB +8x = 48 5ZB +8x = 48 Lần lượt thử chọn với x từ 1 tới 4 tìm đc Y2- là (SO4)2- TH2 tương tự ta đc pt 5ZB + 18x = 48 không tìm đc cặp nghiệm nào thỏa mãn Vậy công thức của N là (NH4)2SO4

Mình đọc cuốn Hóa đại cương của N.L.Glinka về Hidro thì thấy có đoạn sau không hiểu, mong các bạn giải đáp thắc mắc giúp mình: "… Nguyên tử hidro khác với các nguyên tử nguyên tố khác: không có e ở khoảng giữa e hóa trị và hạt nhân. kích thước Ion hidro nhỏ hơn tất cả các cation nguyên tố khác một số bậc. Vì vậy tác dụng phân cực của proton rất lớn, do đó hidro không có khả năng tạo thành hợp chất ion trong đó nó đóng vai trò cation. Hợp chất của nó, ngay cả với các phi kim hoạt động nhất, vd flo, là chất có lk cộng hóa trị có cực. " Vậy theo mình hiểu trong HF, e chung nghiêng về Hidro ha cac ban? Cho mình hỏi thêm vai trò của cation là gì mà sao hidro không đóng vai trò của cation được ? cám ơn.

Theo mình hiểu thì là do có khả năng phân cực proton lớn nên nó dễ tách ra dưới dạng ion H+ và khi liên kết với các phi kim hoạt động như F thì tạo liên kết CHT có cưc trong đó cặp e liên kết lệch về phía F

Tác dụng phân cực của cation, hay bị phân cực của anion ảnh bởi các yếu tố nào? và ảnh hưởng của nó đến tính liên kết ra sao? Bạn có thể tham khảo Tại Đây Chúc Vui!

Cam on Các bạn đã trả lời mình.

mình cũng vừa học phần này.áp dụng với phân tử B1:bạn đưa ra công thức giả định hợp lí nhất B2:tính số e hóa trị của các phân tử trong phân tử(n1) B3:tính xem còn lại bao nhiêu e sau khi bạn dùng cho các liên kết trong CT giả định.đem số e (n2)đó đi octet cho nguyên tử có độ âm điện lớn nhât.n3=n1-n2 n3=0 tính điện tích hình thức=(điện tích lõi)-(tổng e riêng của nguyen tử)-(số lk nguyên tử đó tham gia) n3khac0 dùng số e này octet cho nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.sau đó tính lại điện tích hình thức con nhiều thiếu sót mong mọi người giúp đỡ

xin hỏi công thức lewis của NO2 !

Vấn đề này trong Forum đã có trả lời nhiều lần rồi, bạn tự tìm hiểu sẽ hay hơn. Gửi bạn hình vẽ cấu trúc cộng hưởng Lewis của NO2, lưu ý là trong NO2 có liên kết pi không định chỗ.

Theo mình biết, có 3 điều kiện để một phức chất có màu là:

  1. NTTT có e ở vân đạo hạ năng
  2. NTTT có vân đạo thượng năng d còn chỗ trống (chưa bão hòa) để có sự nhảy điện tử khi có năng lượng kích thích.
  3. Năng lượng phức hấp thu phải nằm trong vùng khả kiến (VIS)- đối với các phức có vân đạo d trống thì năng lượng này đã nằm trong vùng khả kiến rồi. Đó là lý do vì sao Cu+ không có màu, vì nó hấp thu năng lượng ko nằm trong vùng khả kiến nên bạn ko quan sát được màu sắc. Năng lượng kích thích e di chuyển từ vân đạo hạ năng lên thượng năng là năng lượng tách trường phối tử ∆ (là điện trường tác động của ligand lên các vân đạo d của NTTT - ko phải là trường đối xứng cầu) . Vậy màu sắc của phức liên quan tới ∆(∆E=∆=hc/λN. Mà ∆ phụ thuộc vào 4 yếu tố:
  4. cấu hình phức, ∆ tứ diện < ∆ bát diện < ∆ vuông phẳng.
  5. điện tích NTTT
  6. bán kính của NTTT ( q và r càng lớn thì ∆ càng lớn )
  7. trường của ligand ( ligand trường mạnh thì có tương tác đẩy mạnh làm ∆ càng lớn). Nhưng trong 4 yếu tố trên thì yếu tố cấu hình quyết định nhất thì phải. Cô mình cũng có nhắc :Chúng ta ko nên quá lưu ý đên ảnh hưởng của ligand mà bỏ quên các yếu tố khác dù ligand cũng có ảnh hưởng.( Chỉ so sánh ảnh hưởng của ligand khi cùng NTTT(nguyên tố cho) và cùng cấu hình nữa- như vậy sẽ chính xác hơn). Khi giải thích màu sắc thay đổi thì nên giải thích do các yếu tố ảnh hưởng đến ∆ thay đổi là được rồi. Nếu mình viết sai chỗ nào các bạn hãy góp ý cho, mình sẽ sữa chữa.

cho e hỏi là có phải tất cả muối amoni đều có lk ion ko? Có kinh nghiệm nào trong việc xác định lk ion ko? E nghĩ là: 1 chất khi thủy phân trong nước thì sẽ tan tốt(vì coi như đã có phản ứng vs nước), nhg trường hợp của muối NaHCO3 thì ngược lại :expressionless: Xin giải thik giúp e

Hầu hết các muối amoni đều có liên kết ion, liên kết ion thường được xác định dưa vào 2 yếu tố: bán kính ion và điện tích nguyên tử, hợp chất nào mà các nguyên tử có điện tích càng lớn và bán kính càng nhỏ thì có bản chất ion càng lớn ( và ngược lại ) Còn độ tan của một chất phụ thuộc vào 2 yếu tố: năng lượng mạng lưới và khả năng hidrat hóa,năng lượng mạng lưới càng cao và lực ion hóa càng thấp thì càng khó tan (và ngược lại), ít ai dựa vào sự thủy phân lắm vì thực tế các ion bị thủy phân mạnh như Al3+ đều có lực sonvat hóa rất mạnh, nên tan rất tốt rồi, không cần xét đến việc thủy phân hay không, còn như Al2O3 lại không tan được trong nước vì có năng lượng mạng lưới rất lớn, ở NaHCO3 cũng vì có năng lượng mạng lưới cao nên ít tan. :art (

nếu mà năng lượng mạng lưới cao thì sao nó thủy phân đc? a giải thik sự quan hệ giũa năng lượng mạng lưới và khả năng thủy phân đi

Năng lượng mạng lưới thì không liên quan gì tới quá trình thủy phân cả, vì đây là 2 quá trình hoàn toàn khác nhau, nhưng từ năng lượng mạng lưới ta có thể suy đoán phần nào tính chất của ion, và từ đó suy ra được khả năng thủy phân, ví dụ NaCl, vì có điện tích không lớn nên năng lượng mạng lưới thấp, và khả năng thủy phân rất kém, còn AlCl3 thì có Al3+ có điện tích lớn hơn, năng lượng mạng lưới cao hơn, và khả năng thủy phân của Al3+ cao hơn. Nói chung, khi cần xét đến năng lượng mạng lưới hay khả năng thủy phân thì người ta luôn phải dựa vào bản chất của ion đó, chứ không cần biết mối quan hệ giữa năng lượng mạng lưới và khả năng thủy phân là gì.

Cho hỏi, mấy hôm nay thành viên dark có vào diễn đà này nữa không, có ai có tin tức gì của cậu ta nữa không?

Ai viết cấu tạo CuCl cho mình được không ? Giải thích kiểu liên kết giữa chúng ?

Em xem ở đây đi: Copper(I) chloride - Wikipedia