Hóa đại cương: Cấu tạo chất

theo đb ta có 2Z+N=58 <=> N=58-2Z (1) dễ thấy Z<=58/2=29 áp dụng Z<=N<=1,5Z (2) thế 1 vào 2 ta được Z<=58-2Z<=1,5Z <=> 58/3,5 <= Z <= 58/3 hay 16,6<=Z<=19,3 lấy Z là 17;18;19 với Z=17->N=24 ->A=41(loại) với Z=18->N=22->A=40(loại) với Z=19->N=20->A=39 ™-> X là kali(K) bảo hướng dẫn cho bạn ý tỉ mỉ kinh quá cứ như bạn ý tù mù ý :24h_096:

Mình vừa đọc bài giải của các bạn xong. Cảm ơn các bạn đã giải giúp mình. Nhưng bạn nguyenquocbao1994 có thể đưa ra vài cách giải khác cho mình tham khảo được không…hihihi:023:

Bài này, tìm Z vs A của NTố X. Sao có thể loại 2 NTố kia ra dc ???

Theo mình, đáp số gồm cả 3 loại X1 X2 X3 :24h_035:

Vì đề bài cho n gần bằng p nên mình thấy đáp án p=19, n=20 là phù hợp rồi :smiley: Đáp án Z = 17(Cl) chỉ có đồng vị có số khối cao nhất là 37 nên loại đc 1 đáp án :smiley: Còn lại Z=18 (Ar) thì số p và số n chênh lệch tới 4 đơn vị nên theo mình là loại luôn :smiley:

mình thấy hay nhắc đến 2 dạng thù hình của P là P đỏ và P trắng hôm nọ phát hiện ra còn có P đen nữa. ai biết chi tiết cụ thể về cấu trúc, tính chất (có ảnh thì càng tốt) về P đen không, thanks trước nha! :24h_091:

Bạn xem ở đây nè: Phosphor – Wikipedia tiếng Việt Còn muốn tìm hiểu rõ hơn về Photpho đen, bạn mua quyển sách Hoá vô cơ của Glinka.

Em có đc đọc 1 bài này nhưng không hiểu ý nghĩa của nó là gì, mọi người đọc thử, nếu ai bít thì post lời giải thích cụ thể giùm em: 1, Theo quy luật của tự nhiên đối vs các vật hữu hình: “Hễ có sinh là phải có diệt”. Proton và nơtron là các hạt cơ bản hữu hình, vậy proton và nơtron có “chết” hay ko?Nếu có thì thời gian sống của nó là bao lâu?

:4::4::4::4:

thật ra thì hạt proton hay nơtron cũng “chết” hay nói cách khác nó bị phá vỡ thành hạt khác. nhưng thời gian sống của proton khá lớn, bạn xem những số liệu về nó nhé

Cấu trúc quark của proton. Phân loại : Baryon Cấu trúc: 2 lên, 1 xuống Loại hạt :Fermion Nhóm ;Hadron Tương tác: hấp dẫn, điện từ, yếu, mạnh Phản hạt :phản proton (\bar{p}) Lý thuyết: William Prout (1815) Thực nghiệm : Ernest Rutherford (1919) Ký hiệu : p, p+, N+ Khối lượng 1.672621637(83)×10^−27 kg 938.272013(23) MeV/c2 Điện tích : 1.602 176 53(14) × 10^−19 C Spin : ½ Mômen từ: 2.792847351(28) μN Thời gian sống 10^32 năm [1]

Cấu trúc quark của neutron. Cấu trúc : một quark trên, hai quark dưới Loại hạt : Fermion Nhóm : Hardon Tương tác : hấp dẫn, điện từ, yếu, mạnh Phản hạt : phản neutron(antineutron) Thực nghiệm : James Chadwick[1] Ký hiệu : n, n0, N0 Khối lượng: 1.674 927 29(28) × 10^−27kg 939.565 560(81) MeV/c² 1.00727646677(10) u 1.008665 u Điện tích: 0 C Spin: ½

1.00727646677(10) u [1] thời gian sống: 885,7 giây

proton, electron hay nơtron còn có thể “chết” nếu gặp phải phản hạt của nó Positron là phản hạt của electron với khối lượng bằng khối lượng của electron, nhưng có điện tích dương Phản Proton là phản hạt của proton, nó có khối lượng bằng khối lượng proton nhưng mang điện tích âm Và tương tự nơtron cũng có phản hạt là “phản nơtron” … bạn có thể google để tìm thêm thông tin về các phản hạt này !!

hehe, bài này đáp án Z=19 là đúng nhật:kham (

Bài này mình cũng đã từng hỏi qua 4r này rồi và có nhiều cấu trả lời khác nhau, bây giờ thầy đã dạy cách làm và mình đã biết rồi: Ta luôn có: 2Z+N=58=>N=58-2Z(1) Vì Z<40 => Z=<58-2Z=<1.5Z(2) Từ (1) và (2) có: 16.57<=z<=19.3

Có 3 giá trị tìm được:17,18,19. Z=17=>N=24 và A=41(L) Z=18=>N=22 và A=40(L) Z=19=>N=20 và A=39™ Nguyên tố này là K.

Theo đề bài ta có: mZn=651.660510^-27kg=107.932510^-27kg Và : V=4/33.14r^3=9.050410^-30m^3 Thay “m” và “V” vào CT: D=m/V=107.932510^-27/9.050410^-30=11925kg/m^3. Câu b tương tự .

Cho mình hỏi: Obitan nguyên tử có giới hạn không?Tại sao? Nhờ mọi người giải thích sôi nổi giúp nha? hihihi…:24h_065:

Theo như định nghĩa obitan nguyên tử ( AO ) là khoảng không gian quanh hạt nhân mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở khoảng không gian khác thì không tìm thấy electron. Vậy nên ta có thể kết luận rằng AO là không có giới hạn.

AO là 1 hàm sóng nên chuyện kích thước và giới han của nó cũng đâu có ý nghĩa gì…

1 hợp chất N đước tạo thành từ cation X^+ và anion Y^2-.Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo thành.Tổng số hạt p trong X+ là 11.Tổng số hạt e trong Y^2- là 50.Hãy xá định công thức của hợp chất N biết 2 nguyến tạo thành ion Y^2- thuộc cùng 1 cột và thuộc 2 hàng ngang liên tiếp

các bạn giúp mình đi Nghĩ mãi không ra :(:batthan ( :4::treoco (

sao mình thấy mọi người ít đề cập đến công thức Lewis nhỉ. Mình đang học đến vấn đề này đây. Anh chị nào hiểu sâu chỉ em với. Thanks cả nhà chemvn

ý bạn muốn nói tới thuyết liên kết cộng hóa trị theo lewis? nếu đúng như vậy thì bạn có thể tham khảo tại http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/3253929 :24h_059:

Em có 2 câu hỏi muốn tham khảo ý kiến mọi người : 1/ Tại sao phức của 1 hợp chất mà nguyên tử trung tâm không có vân đạo d trống thì không có màu, còn nếu nguyên tử trung tâm có vân đạo d trống thì có màu? Vd: Cu+ : 3d10 thì không màu còn Cu2+ : 3d9 thì có màu 2/Màu của 1 phức có phụ thuộc vào phức đó liên kết với các ligand khác nhau. Tại sao vậy?

Mình chỉ nêu ý kiến cá nhân, có thể đúng hoặc sai Màu sắc của các nguyên tố d có thể giải thích theo thuyết trường phối tử (bên vật lý gọi là trường tinh thể) hoặc thuyết MO. Nếu mình nhớ không lầm là các e trong phân lớp d nhận năng lượng kích thích chuyển lên mức năng lượng cao hơn (trạng thái kích thích). Sau đó nó sẽ phát xạ 1 năng lượng khác (bé hơn năng lượng hấp thu) và năng lượng này dưới dạng sóng với bước sóng khác nhau. Ứng với mỗi bước sóng ta có màu khác nhau. Vậy chắc bạn đã hiểu được vì sao Cu+ không màu còn Cu2+ có màu rồi. Nếu theo thuyết trường phối tử thì ligand là các chất điểm không kích thước, khối lượng mà chỉ có điện tích. Do đó ligand không ảnh hưởng tới màu mà do nguyên tử trung tâm quyết định. Thân ái.