Hóa đại cương: Cấu tạo chất

Mình nghĩ bạn nên xem lại đi có khi cô giáo nhầm 1 chút đó bạn hỏi lại cô xem
àk mà cái phép tính in đậm của bạn còn sai sót nữa đó ,phải đổi r ra m hoặc cm chứ và cái phép tính dưới nữa cũng có vấn đề (nếu theo như bạn là 65u tính như thế thì phải nhân với 10^-27 chứ )

Mình sinh giải như sau : u=đơn vị khối lượng nguyên tử = 1.6605.10^-27 kg Khối lượng nguyên tử Zn = 65u= 1.097.10^-25 kg Thể tích một nguyên tử Zn=4/3.pi.(1.35.10^- 10)^3=1.0306.10^-29 m3 Khối lượng riêng nguyên tử Zn = m/V=10644,28 kg/m3=10,644 g/cm3. Thân ái !

Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10^-10 m, có nguyên tử khối = 65đvC. a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Zn. b. Hầu hết khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán kính r’= 2.10^-15 m. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn.[HIDE][/HIDE]

a. m< Zn >= 65 x 1,66 x 10^-27 (kg) V< Zn >= 4/3 x Pi x r^3 = 4/3 x 3,14 x (1,35x10^-10)^3 D=m/V≈10469,63 (kg) b. bạn làm tương tự với thể tích hạt nhân :24h_094:

:012:1) Tổng các loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố M là 58. Xác định nguyên tử khối, số hiệu nguyên tử của M biết số khối A<40. 2) Cho một dd chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 thu được 20,09g kết tủa. a. Tìm nguyên tử khối và gọi tên X ? b. X có hai đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lấn số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 nơtron . Tìm số khối mỗi đồng vị ?:24h_052:

[QUOTE=solitary_star2206;67029]:012:1) Tổng các loại hạt trong nguyên tử của nguyên tố M là 58. Xác định nguyên tử khối, số hiệu nguyên tử của M biết số khối A<40. Ta có 2p+n=58 (số hạt) p+n<40 -> p=19. Đến đây thì biết xác định rồi nhỉ.

  1. Cho một dd chứa 8,19g muối NaX tác dụng với một lượng dư dd AgNO3 thu được 20,09g kết tủa. a. Tìm nguyên tử khối và gọi tên X ? b. X có hai đồng vị, giả sử số nguyên tử của đồng vị thứ nhất nhiều gấp 3 lấn số nguyên tử của đồng vị thứ hai. Hạt nhân đồng vị thứ nhất có ít hơn hạt nhân đồng vị thứ hai 2 nơtron . Tìm số khối mỗi đồng vị ?:24h_052:[/QUOTE]

a) NaX + AgNO3 -> NaNO3 + AgX 23+X…108+X 8,19…20,09 Nhân lên tìm X.

bài 1 giải rõ dzùm đ.c k ạk…>.<…e giải ra là p>18 ; n<22 àk…TT_TT

1)A/3.5<z<A/3=>Z(A=n+2p)chỉ có thể nhận giá trị là 19 =>p=19;n=20 là Kali 2)NaX+AgNO3---->NaNO3+AgX 23+X____________________108+X 8.19________________________20.09 =>X=35.5 gọi a=số nguyên tử đồng vị thứ hai =>số nguyên tử đồng vị nhất=3a A=đv1;B=đv2 ta có:A+2=B mặt khác ta lại có:[aA+a[A+2])/4a=35.5 =>A=35;=>B=37 :24h_052:

Mọi ng` cho em hỏi AlCl3 có dạng đime ( Al2Cl6), vậy còn BCl3 tại sao lại ko? Em cần câu trả lời gấp ạ

Đáp án cụ thể cho bạn:

Bài trên là đáp án đề HSG QG 2008… Hỏi bạn 1 câu ở đáp án, tại sao Al lại không có khả năng tạo lk pi nội phân tử, lẽ ra sự đồng mức năng lượng ở các AO p cùng chu kỳ 3 giữ Al và Cl thì sự tạo lk pi p-p càng thuận lợi hơn chứ !! Vấn đề ở đây là do bán kính B nhỏ, việc dimer hóa để tạo các lk phối trí là kém bền hơn do sức căng nổi phân tử nên việc tạo liên kết pi torng phân tử là bên hơn cả Còn Al, bán kính lớn hơn, diện tích xen phủ cũng lớn hơn dẫn tới mật độ e có thể lớn hơn nên việc tạo dimer sẽ ưu tiên hơn tạo liên kết pi nội phân tự !!

Anh em cho em hỏi vài cái nhé

Trong bảng tuần hoàn hóa học, Thầy nói với em là chỉ có Cr và Cu là hai trường hợp đặc biệt chuyển từ không bên về bền( hay là không bão hòa về bán bão hòa hay bão hòa ấy mà)

Cu ( Z = 29 ) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4s1 ( Bão hòa)

tương tự ta có Cr cũng vậy

Nhưng khi em làm bài tập thì em cũng thấy một số trường hợp xãy ra như vậy là gồm có Ag và Pd Hai nguyên tố này cũng chuyển e để đạt đc trạng thái bền

Như vậy là sao, Anh chị giải thích cho em

Đúng vậy Bảo ơi, không chỉ có Cu, Cr đâu. Nhưng thầy của em nói vậy cũng hợp lý đấy, vì khi học về cấu hình electron thì người ta chỉ quan tâm đến các nguyên tố có Z = 1 - 30 và các nguyên tố phân nhóm chính có Z > 30 thôi. Các nguyên tố phân nhóm phụ có Z>30 thường rất phức tạp, có nhiều ngoại lệ nên em đừng quá quan tâm nhé! Chúc em học giỏi!

Nguyên tố X có 2 đồng vị. Nguyên tử khối trung bình là 79,9 Hạt nhân nguyên tử đồng vị 1 kém hạt nhân nguyên tử đồng vị 2 là 2 nơtron. Đồng vị 1 chiếm 55% ; đồng vị 2 chiếm 45%. - phần này em vừa giải ra, chính xác tuyệt đối. Còn phần này, nhờ cả nhà giúp đỡ:

Tính số khối của mỗi đồng vị…:012:

tớ làm thử nhá gọi số khối của đv1 là x thì số khối đồng vị 2 là x-2 ta có Xtb=[55x+45.(x-2)]/100=79,9 từ đó =>x=78.8 vậy số khối đv1 là 78,8 - đv2 là 80,8 mà làm zì có số khối lẻ thế mình thấy sai đầu bài rùi hay sao ý cái chữ “hơn” phải là chữ “kém” mới đúng nếu đổi "hơn"thành “kém” thì nó sẽ ra là số khối đv1 là 79 số khối đv2 là 81

Đúng rồi đấy. Mình sai đề:24h_099: Thanks nhá, hèn gì giải không được… - !:012:

Bài là như thê này : Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 58, số hạt p gần bằng số hạt n. Tính Z và A của nguyên tố X. Cách làm bài này mình biết nhưng có đôi chỗ còn vướng mất. Mong các bạn giải thích cách làm bài này giúp mình. Cảm ơn nhiều nha .:phuthuy (

dùng công thức 1<= N/Z<=1.5 rồi rút N hoặc Z từ phuơng trình tổng 2Z+N = 58 thay vào ta giải bất phuơng trình suy ra khoảng của Z hoặc N. thế là ok thôi bạn ạ :smiley:

Bài này đơn giản thôi bạn, mình hướng dẫn bạn nhé

Để làm đc bài này thì tất nhiên bạn cần phải biết kiến thức tổng quát về p,n,e Trong nguyên tử p là số proton ; n là số nơtron và e là số electron Trong đó chỉ có p và e là những hạt mang điện và n thì ko mang điện Một điểm đặc biệt là p = e

Thứ 2 : bạn cần biết là Z = p ; A = Z + N = p + n

Rồi bây giờ mình giải nhé

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số p, n, e là 58 nên p + e + n =58 mà p = e ( như mình đã nói ) => 2p + n = 58

Đọc tiếp dữ kiện thứ 2 nhé : số p gần bằng số hạt n mà trong nguyên tử p < n ( cái này trong sách có nè ) 3p <= 58 <=> p <= 19.3 (*)

Măt khác : n < 1.5p nên 3.5p > 58 <=> p > 16.5 (**)

Từ(*)(**) ta có đc bất đẳng thức : 16.5 < p <= 19.3

Vậy ta có p lần lượt có 3 giá trị thõa mãn 17 ; 18 ; 19

Xét lần lượt tình giá trị của p vs biểu thức 2p + n = 58 Ta thấy chỉ có giá trị p = 19 là thõa mãn với n =20 Vậy Z = 19 và A = 19 + 20 = 39 (K)