Hóa đại cương: Cấu tạo chất

Có bác nào có thể nói rõ hơn về lai hóa được không ạ. Thế nào là lai hóa? lai hóa kiểu Sp3 với Sp2 là gì :-?? Em đi tìm mà ít thấy tài liệu nói rõ về cái này quá. Mong các bác chỉ giúp. Em xin chân thành cảm ơn. Em đang học lớp 11 :smiley:

minh xin man phep tra loi ban nhu sau, co ji sai sot dung choc we minh nha *LAI HOA SP3: Mot orbitan ns to hop voi ba orbitan np cho bon orbitan hoan toan dong nhat, huong ve 4 dinh cua 1 tu dien VD: CH4 *LAI HOA SP2 : Mot orbitan ns to voi 2 orbitan np cho 3 orbtian hoan toan dong nhat, cung nam tren 1 mp, trong do goc giua 2 truc orbitan la 120 VD: C2H4 *LAI HOA SP3: Mot orbitan ns to hop voi 1 orbitan np cho 2 orbitan hoan toan dong nhat, co truc thang hang voi nhau va trai chieu nhau VD: C2H2

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=1166 vào đó tham khảo đi anh ^^ còn lý thuyết thì cụ thể thế này :smiley: sơ sơ tìm sách lớp 10 coi được rồi còn không dùng sách tham khảo nhiều lắm mà? mô hình VSEPR ? Là mô hình của thuyết lực đẩy electron : Nội dung chính <luận điểm> là :

  • các phân tử tương tác với nhau sau cho giảm thiểu lực đẩy giữa các lk và các cặp electron <nguyên lý năng lượng cực tiểu>

  • năng lượng và khả năng tương các theo thứ tự cặp e klk > cặp elk > 1 e klk…

  • và dựa vào thuyết lai hoá ~~> cấu tạo hình học . gọi công thức chung của phân tử là AExFy

với A là nguyên tử trung tâm <thường là nguyên tử ít nhất trong phân tử vd SO2 thì S là nguyên tử trung tâm>

Ex là số liên kết mà nguyên tử trung tâm thực hiện với các nguyên tử khaá <phối tử - ligan>

Fy là số CẶP ELECTRON chưa liên kết . vậy nhé ta sẽ có

x+y=2 ~~> A lai hoá sp ~~> pt dạng thẳng

x+y=3 ~~> sp2 ~~> dạng tam giác phẳng

x+y=4 <bắt đầu có vấn dề> ~~> lai hoá sp3 nếu y =0 ~~> tứ diện đều<CH4> , y=1 tháp đáy tam giác<SO3 2-> y=2 ~~> dạng góc <H2O>

x+y=5 ~~> sp3d nếu y=0 luỡng tháp tam giác <PCl5> y=1 dạng bập bênh <BrF5> y=2 là dạng chữ T<IF3> <tạm thời thế>

tới x+y=6 thì ~~> sp3d2 y=0 <SF6>bát diện đều y=1 tháp vuông<BrF5> y=2 vuông phẳng <XeF4>

Ban đầu có thể học thuộc tụi này để dùng sơ luợc … khi nắm chắc phần cấu tạo chất rồi thì nó là cái dễ ~~> chỉ cần suy luận ^^

[COLOR=DarkRed]1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau: [/COLOR]
a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

  • Quy tắc tính số oxy hóa.
  • Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.
  • Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).
  • Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện. b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); SChỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ. c) Cấu tạo nguyên tử - Bảng hệ thống tuần hoàn:
  • Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.
  • Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.
  • Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.
  • Sự tạo thành ion. [COLOR=DarkRed]2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau: [/COLOR]
    a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly. b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu). c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;…) d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted: Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:
  • Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,…) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.
  • Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,…) được xem là bazơ.
  • Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.
  • Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính. e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch. f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11). g) Các phản ứng của hydrocacbon:
  • Phản ứng cracking. - Phản ứng đề hydro hóa - Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. - Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su. Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren. [COLOR=DarkRed]3. Các nội dung của chương trình 12: [/COLOR] a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit. b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua. c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:
  • Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.
  • Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.
  • Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.
  • Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.
  • Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).
  • Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon - 6,6; tơ caprôn. d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca. e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.
  1. Năng lượng ion hóa là gì?
  2. Độ âm điện và mức oxi hóa của 1 nguyên tố là gì?

Hợp chất hữu cơ có chứa liên kết cacbon kim loại gọi là gì?

nếu ý bạn hỏi hchc có chứa lk giữa cacbon và kloại thì hợp chất đó gọi là hợp chất cơ kim.

Đây là câu TL cho loccachua : 1/ Năng lượng ion hóa của một nguyên tử hay một phân tử là năng lượng cần thiết để tách một điện tử từ nguyên tử hay phân tử đó ở trạng thái cơ bản. Một cách tổng quát hơn, năng lượng ion hóa thứ n là năng lượng cần thiết để tách điện tử thứ n sau khi đã tách (n-1) điện tử đầu tiên.

2/ Độ âm điện :http://vi.wikipedia.org/wiki/Độ_âm_điện Mức oxi hóa thì xem trong sách có đó bạn ^^

Uhm, gọi là kim loại hữu cơ, mình đã post bài Kim loại hữu cơ ở phần KTH Hữu cơ rùi đó.

cái câu nài linh ko chắc lém nên mới hỏi mọi người ( trí nhớ linh…), nhưng bi giờ thì nhớ hay gọi là cơ kim ^^

Em vừa tham gia diễn đàn, vì gấp quá…Em xin post bài tạm vào Mục này. Có gì sai sót, xin bỏ qua…và hướng dẫn thêm cho em. Em vừa chính thức học lớp 10, mà lại là lớp chuyên Toán - Lý - Hóa. Trong khi đó, các năm học trước vì lơ là học tập nên rất dốt môn Hóa, bây giờ quyết tâm cố gắng. Có bài toán này, mong các anh chị giải giúp em:

Bài tập 5 - trang 9 - SGK lớp 10.

[b]Nguyên tử kẽm có bán kính r = 1,35.10 (mũ -1) nm và có khối lượng nguyên tử là 65 u a/ Tính khối lượng riêng của nguyên tử kẽm b/ Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r = 2.10 (mũ -6) nm. Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm.

Cho biết V (thể tích) hình cầu = 4/3.pi.r (mũ 3)

pi = 3,14 :24h_031:

Đưa luôn bài giải để em nghiên cứu càng tốt, không thì nêu cách giải thôi cũng được. Cám ơn mấy anh chị trước nha [/b]

Có hết rồi đó, klg riêng bằng klg chia cho thể tích a) Thể tích của nguyên tử là 4/3.pi.r^3, thế số zô… Klg là 65u tức là 651.660510^-27 (kg) câu b) Tự làm cho hiểu

Chào bạn: Mình cũng học lớp 10, khối A nâng cao, mình nêu cách giải cho bạn nha. Mình hcoj bình thường nhưng dạng này hình như mình đã ôn qua rồi.Tuy không phân ra từng bước nhưng đại loại như thế này: Trước hết bạn đổi bán kính từ “nm” ra “m”: 1 nm=10^-9 m. Rồi thay vào công thức: V=(4pir^3)/3 để tìm ra thể tích Sau đó bạn tính khói lượng của nguyên tử: 1u=1.6738*10^-27 tính theo khối lượng của 1 nguyên tử đồng vị cacbon. Từ đó bạn thay m và V vào công thức:D=m/V. Chúc bạn học tốt.

câu a : cái r = 1,35.10 (mũ -1) trong sách ghi là 1,35.0,1 sách tái bản mới ghi tân cách rùi r=0,135.10^-9 V=4/3 .3,14 .(0,135.10^-9)^3=0,5652 .10^-27 m=1,6605.10^-27 => k/lg riêng của kẽm là D=m/V=(…)=2,94 câu b tương tự rùi mà bạn kêuEm vừa chính thức họclớp 10, mà lại là lớp chuyên Toán - Lý - Hóa ák
thế mà lại dùng sách cơ bản à :24h_120:

Câu 1: Thực nghịêm xác định được momen lưỡng cực của phân tử H2O là 1,85D, góc liên kết là 104,5o, độ dài liên kết O–H là 0,0957 nm. Tính độ ion của liên kết O–H trong phân tử oxy (bỏ qua momen tạo ra do các cặp electron hóa trị không tham gia liên kết của oxy). 1D = 3,33.10-30 C.m. Điện tích của electron là -1,6.10-19C ; 1nm = 10-9m. Câu 5: Bằng phương pháp quang phổ vi sóng người ta xác định phân tử SO2 ở trạng thái hơi có: . a. Tính điện tích hiệu dụng của nguyên tử O và nguyên tử S trong phân tử SO2 b. Tính độ ion của liên kết S-O chỗ nào có công thức tính thì chỉ rõ giúp em nha!nhất là chỗ công thức liên hệ giữa các đại lượng đó:24h_027:

Cám ơn mấy bạn. Hi, mình dốt quá. Năm lớp 9, cô cho bài mẫu rồi cả lớp làm theo, không để ý và cũng không học công thức gì hết. Sau khi post bài này, mình vừa nhớ được công thức và đã làm được từ hôm qua rồi. @vanpro95: Cũng không biết nữa, mình học 10a1. Trường mình, khối nào cũng xài sách cơ bản…chắc tại trường cùi nên mới như vậy:018:

Vào đề luôn nha, bài này mình và thằng bạn vừa giải, giờ đang tranh luận. Các bạn giải thử xem sao ( sẵn post bài góp vui ) ^^

[b]Tính bán kính nguyên tử đúng của Fe và Au ở 20 độ C. Biết khối lượng riêng của Au là 19,32 g/cm3 với giả thiết:

Trong tinh thể của các nguyên tử Fe hay Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng, Khối lượng nguyên tử Fe là 55,85 và Au là 195,97[/b]

thể tích 1 mol nguyên tử Au: 10.195x75/100x1/(6.023x10^23)=12.7x10^-24 cm^3 do đó bán kính nguyên tử của Au tính theo công thức: VAu=4/3x3.14xr^3=>rAu=căn bậc ba của 3VAu/(4x3.14):24h_080: bán kính của Au=1.44x10^-8

Hoàng Phúc ơi các bài trên đều giải sai hết rùi mình làm lại và kết quả đúng phải làm như sau : r=1,35.10^-8 cm theo ct ta có V=4/3 . 3,14 .(10^-8)^3=10,300.10^-24cm3 thể tích mol của ng tử kẽm là V=10,300.10^-24 .(6,023.10^23)= 6,20369 cm3 khối lượng ng tử kẽm là 65u tức 65 g khối lượng riêng của kẽm là D=m/V=65/6,20369=10,5 g/cm3 câu b:thì i sì rùi bạn giải nốt nhé :24h_057: trường nào mà chả là trường bạn học quyết tâm là ok hết chúc bạn học tốt ,tớ cũng mới lên 10 và cũng học ban A có gì cứ post lên bạn bè trên chem sẽ giúp đỡ cậu

Lạ nhỉ… À mà, mình đã giải bài này trước khi xem kết quả giải của các bạn. vanpro95, chắc bạn có nhầm lẫn. V = 4/3 X 3,14 X (1,35 X 10^-1)^3 =… m = 65 X 1,6605 X 10^-25 =…

D = m/V =…

Đáp án trên là chính xác nhất, mình đã làm và cô mình đã sửa.:kinhbu ( 65u = 65g…Không đúng đâu :suytu ( Câu b tương tự