Bài tập tổng hợp hữu cơ

Anh chị nào có bài tập hay về hóa hữu cơ (nhất là phần este ) thì cho em tham khảo tí nhé ( nhưng đừng kiến thức cao wé , em mới lớp 10 thui a`)

bài này kq là 1,175g

Hòa tan hoàn toàn 63g 1 hỗn hợp 2 axit CnH2n+1COOH và CmH2m+1COOH vào 1 dung môi trơ thu được dung dịch X. Chia X làm 3 phần đều nhau P1 :tác dụng vừa đủ với NaOH thu 27.6g muối P2 : Thêm a g rượu etylic vào phần 2 ,rồi cho tác dụng ngay với lượng dư Na P3 : Thêm a g rượu etylic vào phần 3 rùi đun nóng 1 thời gian,sau đó làm lạnh rùi cho tác dụng với Na dư.Thể tích H2 thoát ra ở P3 nhỏ hơn P2 là 1.68 l (ĐKTC) Giả thiết hiệu suất tạo thành các este là = nhau. Tính m este tạo thành?

m este là 14.7g

Hỗn hợp A gồm 1 số các chất đồng đẳng liên tiếp của các hydrocacbon mạch hở.Tổng số phân tử lượng của chúng là 252. Trong đó khối lượng phân tử của hdrocacbon nặng nhất = 2 lần khối lượng phân tử của hydrocacbon nhẹ nhất. Tìm CTPT các hydrocacbon?

C3H6 -> C6H12, dùng đại số giải sẽ nhanh è

bản chất của pu An vào nhóm C=O là gì

Thực sự là kô hiểu ý của bom lắm vì bản chất của AN là pứ cộng Nu, cộng hợp fần mang điện tích âm vào C dương

theo p2 MO đi u

1.chất nào sau đây phản ứng nhanh nhất với HNO3/ H2SO4: A.Nitro ben zen B. Axit benzoic C. Brôm benzen D.Metoxi benzen

( mà cho tơ shỏi luôn cái chất cuối là cái gì nữa nhá, tại thấy sách nó viết thế nên tớ cọp luôn vào đâu thôi, hì):24h_125:

2.trong số các chất sau chất nào dễ thủy phân nhất: a. cloêtan b.clo benzen c.benzyl clorua d.brom xiclo hexan

3.tại sao nếu chiếu sáng thì toluen lại phản ứng thế với brôm dễ dàng hơn là mêtan??

metoxi benzen là CH3-O-C6H5.

câu 3 mình nghĩ là do trong toluen có vòng benzen hút e ,còn metan có gốc metyl đẩy e nên ngtử H trong nhóm CH3 của toluen linh động hơn –> phản ứng dễ hơn. câu 2 thì mình nghĩ là C6H5-CH2-Cl Câu 1 thì mình không chắc nhưng đoán là C6H5-NO2 do nhóm -NO2 hút e mạnh nhất

câu 1 có thể là C6H5Br thì đúng hơn.

1/ Metoxibenzen ( do mấy bọn kia phản hoạt hóa ) 2/ Benzyl clorua 3/ Do gốc tạo ra bền do có sự liên hợp của nhân benzen

cái câu 3 ấy ý tớ hỏi là vì sao mà lại có nhiệt độ ở đây cơ?

ê thế câu 2 là vì sao ý nhỉ?

còn câu 1 ý thì metoxi benzen là đúng roài:welcome (

Câu 2 là do vòng benzen làm bền cho trạng thái chuyển tiếp của gốc benzyl trong phản ứng thế nucleophin SN.

Mọi người ui giúp tui với Hãy so sánh tính Bazo của các chất sau và giải thích: 1 o-metoxianilin, p-metoxianilin,m-metoxianilin,anilin. 2 o-nitroanilin,p-nitroanilin,m-nitroanilin,anilin

1/ m-metoxianilin < o-metoxianilin < anilin < p-metoxianilin Vì cứ có nhóm thế ở Ortho thì tính bazo yếu đi, ở meta Oxi hút e theo -I và ở para thì CH3O- đẩy e theo +C. 2/ o-nitroanilin < p-nitroanilin < m-nitroanilin < anilin Vì ở para có -I, -C còn ở meta chỉ có -I, ở ortho vừa yếu do cảm ứng, lại yếu do không gian.

cho hh X gồm 3 rượu đơn chức đều có thể loại nước để tạo thành olefin. a) dehidrat hóa m1 (g) hh X ở 170’‘‘C (có H2SO4 đặc dư), PỨ xong thu được V1 lít khí chỉ gồm 2 olefin mạch hở. Còn khi cho m2 (g) X tác dụng hết với Na thì nhận được V2 lít khí H2. Mặt khác, khi đốt cháy hết m1 (g) X cần 4,032 lít O2 (đo ở đktc): sản phẩm cháy sinh ra cho hấp thụ từ từ vào bình đựng đ Ba(OH)2 đặc dư. Khi PỨ kết thúc, khối lượng của bình này tăng thêm m2 (g). (1) Tính các giá trị m1 và m2: biết V1 + V2 = 1,344 lít (đo ở 0’’'C và 1,05 amt). (2) xác định công thức phân tử của 3 rượu trên. b) Khi oxi hóa hết lượng rượu bậc một có trong m1 (g) X bằng oxi kk ở nhiệt độ cao, xúc tác Cu, thu được 7,56 (g) Ag kim loại. Tính khối lượng của mỗi rượu có trong m1 (g) X.

bakelit la cai j thì mình hok bít nhưng ppf là poli phenolformandehit thì đúng rùi, dựa vài cách liên kết phân tữ nó còn là nhựa novolac(cái này cấu tạo khá khó nhớ) và nhựa rezol nữa(cái này thì dễ hon 1 chút)