Bài tập tổng hợp hữu cơ

:welcome ( Bác nào có bài tập về cơ chế hay hay thif post lên đây cho anh em cùng làm cho vui nhé! Mở đầu tui có vài bài hidrocacbon cũng đơn giản thôi mọi người làm thử nhé : 1/Cho HC==C-CH3 và CH2=CH-CH3 pư với H2 xúc tác Ni-B , nhiệt độ thì chất nào pư trước?Giải thích ! ( == là nối ba ) 2/Viết phương trình pư và nêu cơ chế của pư : Xiclopentadien-1,3 + CHCl3 --(hv)–> ??? 3/Ankin nào có số C nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện sau : là chất quang hoạt nhưng khi tác dụng H2 ( xúc tác Ni-B , nhiệt độ ) cho chất A quang hoạt nhưng khi tác dụng với Na/EtOH thì cho hợp chất B - đồng phân của A. B không quang hoạt. CÓ 3 BÀI THẾ THÔI ! MONG CÁC BẠN ỦNG HỘ CHO TOPIC NÀY !!!

  1. CH==C CH3 phan ung truọc De giai thich dieu nay chung ta dung Nhiet dong de tinh toan ra ket qua phu hop.
  1. theo mình là 3_metylpenta_1_in

Hic,thấy bài này của chienthan lâu wá ko thấy giải đáp:D Để Gold giải thử nhé! 1/chỉ có ankin mới pư,do B làm Ni bị thụ động hóa(“chất xúc tác bị đầu độc”) 2/PTPƯ: xiclopentadien-1,3+CCl3H–>5,5-điclo[2.1.1]bixiclohexen-2+ HCl

Cochế :CHCl3H–(hv)-> :CCl2+HCl :CCl2+xiclopentadien-1,3,(đóng vòng)–>sản phẩm là:

Xin nói thêm,cơ chế đóng vòng tương tự như kiểu đóng vòng Diels-Alder.

3/Ankin đó là: Hic,bỏ wa cho mình phần đọc tên nhé! Khi A+H2 xt Ni-B thì –>sản phẩm cộng Cis–>(có tính wang hoạt) Khi A +H2 xt Na/C2H5OH–>sản phẩm cộng Trans–>(ko có tính wang hoạt)

Bạn Rồng Vàng ơi, cho mình hỏi là sao mà B thụ động được Ni vậy bạn. Còn nữa, nếu thụ động rồi thì sao mà xúc tác cho pư của alkyn được.

PS. bạn sửa lại link mấy file image nhé.

Píu píu, cho em hỏi cái: tại sao phản ứng Ae của ankin lại xảy ra kém anken. Liệu đây có phải là câu hỏi chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh như thầy Trần Quốc Sơn nói không???

Theo như thầy Trần Quốc Sơn (và một số thầy khác như thầt Tĩnh…) thì nguyên nhân mà Ankin phản ứng Ae kém hơn Anken đó là do Csp của Ankin có độ Âm điện cao , giữ e rất chặt nên khó có thể nhưởng 1 phần e vào obitan trống của tác nhân Electrophinn để tạo ra phức Pi ( khả năng kém hơn Ankan ) Có lẽ lí do thật sự còn sâu xa hơn nữa nhưng riêng mình thì chỉ biết đến đó thôi :nguong (

Em đã sửa rồi:D

Còn về phần B thụ động được Ni,sao khi tham khảo ý kiến của bậc tiền bối mà em wen:DThì em xin nói như sau,có gì sai thì anh chỉ giáo thêm:do pư hidro hóa xảy ra trên bề mặt của xúc tác Ni,cụ thể là xảy ra sự cho nhận e .(H cho e và anken hoac ankin nhận lấy e) B là chất bán dẫn loại p,thiếu e,nên sẽ giữ lấy e sinh ra khi H thuc hien cho e tren be mat xuc tac. Do đó anken sẽ khó có khả năng lâý e,còn ankin thì do Csp có độ âm điện cao hơn,lấy e sẽ dễ dàng hơn nhiều

Sao tui thấy người ta làm thực nghiệm nó pư ngon ơ nè (dù có biến tính chút xíu).

Journal of the Chemical Society, Chemical Communications, 1982, 964 - 965

Hydrogenation of olefins over amorphous Ni–P and Ni–B alloys prepered by the rapid quenching method

Satohiro Yoshida, Hiromi Yamashita, Takuzo Funabiki and Teijiro Yonezawa

Amorphous Ni–P and Ni–B alloys pretreated successively with dilute nitric acid, oxygen, and hydrogen are highly active for the hydrogenation of olefins; mono-olefins are more readily hydrogenated than diolefins, but the former are not hydrogenated in the presence of the latter, reflecting the stronger adsorption of the latter.

Anh ơi,thực nghiệm thì đối với học sinh THPT như bọn em thì khó có điuề kiện làm những thí nghiệm nhu thế . Chủ yếu là tham khảo sách và hỏc hỏi người khác thộiNếu anh nói thế thì em cũng đành “bóa tai” chứ biết làm sao .

Thế em tham khảo sách nào mà nó nói tầm bậy thế?

Cho em hỏi,“prepered” la nghia nhu the nao?Nếu nó ở dạng V-ed thì có nghĩa gì,em tìm trong từ điển mà ko thấy? Câư ở trên em hiểu nôm na là: sự hidro hóa olefin với hợp kim Ni-B và Ni-P ko định hình bằng pp làm lạnh nhanh. Thế thì chỉ khi làm lạnh nhanh,pư mới cho kết wả khả wan.Còn điều kiện pư mà đề cho là :Ni-B thôi,ko kèm theo điều kiện mà người ta đã làm TN. Và trong sách của cô Ngô Thị Thuận thì nói rằng với xúc tác Ni-B thì anken sẽ ko pư được . Vì thế em nghĩ,với điều kiện của đề thì pư hidro hóa anken sẽ ko xảy ra.

prepare á. Cái hợp kim Ni-B dạng vô đinh hình được điều chế bằng phương pháp nguội nhanh, sau đó thực hiện pư hydro hóa olefin, và nó xảy ra rất tốt…

Cơ chế được đông đảo mọi người thừa nhận hiện nay là cơ chế hydro hóa theo thuyết electron về xúc tác. Theo đó hydro đến bề mặt xúc tác, phân hủy thành nguyên tử và nguyên tử sẽ nhường 2e lên bề mặt xúc tác, sau đó hydrocacbon “đói” sẽ đến nhận 2e để chuyển thành dianion rồi cuối cùng chuyển thành hydrocacbon “ít đói” hơn. Về lý do tại sao Ni - B lại ko thể hoạt động trong phản ứng hydro hóa anken thì em đã nói ở trên rồi. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại là Ni - B vẫn hoạt động tốt, thì như vậy bài tập số 1 có vấn đề. Yêu cầu tác giả làm rõ. Nói tóm lại, dựa theo cơ chế này thì ankin phản ứng trước anken (do ko có nhiều thời gian nên em ko thể đưa lên hình vẽ minh họa, mọi người thông cảm), và anken vẫn tham gia phản ứng với hệ xúc tác này. Em mong nhận được thêm nhiều sự chỉ bảo của mọi người

Tài liệu tham khảo:

  1. Hydrogenation method - Paul N. Rylander - Academic press, 1985
  2. IChO 36th preparatory problems 7 - Kiel Germany - Jan 2004.

Hì hì…post thêm thí nghiệm này cho em coi nè, xem coi có thấy sự khác biệt gì không?

Journal of the Chemical Society, Faraday Transactions 1, 1984, 80, 1435 - 1446

Catalysis by amorphous metal alloys. Part 1.—Hydrogenation of olefins over amorphous Ni–P and Ni–B alloys

Satohiro Yoshida, Hiromi Yamashita, Takuzo Funabiki and Teijiro Yonezawa

Amorphous Ni–P (Ni81P19) and Ni–B (Ni62B38) alloys have been prepared by the rapid quenching method. The untreated alloys are inactive for the hydrogenation of olefins, but successive pretreatments of the alloys with the dilute HNO3, oxygen and hydrogen bring about greater catalytic activity than that possessed by the crystalline alloys. Measurements of the ESCA spectra of the surfaces of the alloys have indicated that the alloys become active by the partial oxidation of the nickel and phosphorus or boron on the surface. Buta-1,3-diene is hydrogenated to give isomeric butenes of constant composition, and butenes isomerise rapidly to give a similar composition to that obtained on the hydrogenation of buta-1,3-diene. The hydrogenation of buta-1,3-diene is first and zeroth order with respect to the partial pressures of hydrogen and buta-1,3-diene, respectively. These results are explained by assuming that the hydrogen and the olefins are not competing for adsorption on the same sites and that hydrogen is activated on electron-deficient nickel atoms formed by electron transfer from nickel to the oxidised species.

Theo em thì nó có khác nhau ở chỗ giải thích : Đây là TN trước:

Còn đây là TN sau:

Theo em thì ta nên chờ tác giả của cái đề này là chienthan cho ý kiến:D Mà sao mấy ông làm TN này toàn là người Nhật ko thế anh:))

cái này thì aqhl không đúng rồi. Đã biến tính thì không còn đúng vấn đề ở đây rồi. Lập luận như em rồng vàng là tốt cho việc phát triển suy luận ở THPT. Tuy nhiên rồng vàng để ý 1 điểm là, trong Hóa Học, lập luận chỉ đúng nếu thực nghiệm đúng (tại thời điểm nào đó thôi), nếu thực nghiệm chứng minh điều ngược lại, cho dù lập luận có logic thì vẫn là sai. Rồng vàng nên tiếp thu ý của aqhl.

Có thêm bài nữa đây, Pà con ủng hộ:

Cho HBr phản ứng với vinylcyclohexane dười dk thích hop thu duoc 1-bromo-1-ethylcyclohexane. Hãy đề nghị cơ chế cho phản ứng tạo sản phẩm trên, dự đoán có sản phẩm phụ nào nữa không?, vì sao?

Ha ha, bác Rồng vàng hơn em 1 tuổi mà học ác thật, toàn chơi sách TA. Em có in mấy quyển BT chuẩn bị IChO,vẫn vứt trong tủ, chưa học tí gì :noel7 ( :treoco (

EM nghĩ cơ chế pư như sau: Đầu tiên H(+) cộng vào tạo cacbocation bậc 2,sau đó có sự chuểyn vị hidrua tạo cacbocation bậc 3,rồi Br(-) cộng vào tạo sản phẩm! Vẫn còn sản phẩm nữa,đó là 1-brom-1-xiclohexyletan. Ý em là thế,mong các anh góp ý!