Bài tập Hoá vô cơ

sơ đồ đường chéo thực chất chỉ là biến đổi toán học của biểu thức và đưa ra công thức tổng quát thôi. em cứ lấy bài toán hổn hợp khí (hoặc dung dịch) mà tính dùng làm phương pháp chung để giải loại toán này. chúc em vui!

http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=7665&highlight=đường+chéo bạn thamkhảo cái này

Hic, chắc phải cập nhật lại kiến thức, từ nhỏ đến giờ chưa hề biết đến cái này. Post vô box phổ thông nhé Thân

có ai giải thick dùm e và cho hộ cái công thức tính Kp khi đề cho độ phân hủy , nhiệt độ áp suất của 1 pt ko???:24h_001:

cái này bạn qua bên chuyên ngành hóa lý đó bạn ơi, mình thì ngu hóa lý nhất nên ko giúp bạn được, mà chắc trong chuyên ngành vô cơ cũng có người giúp đc bạn thôi, đừng lo. Chỉ là chờ đợi thôi. Hihi

Hằng số cân bằng được tính trong những điều kiện nhất định VD: Kc là tính théo nồng độ cân bằng khi nhiệt độ ko đổi, KC thường dung cho phản ứng có chất khí hoặc lỏng. Kp tính theo áp suất cân bằng khi nhiệt độ ko đổi, thường dùng cho chất khí VD: 3H2 + N2 <–> 2NH3 Kc = [NH3]^2 : ([H2]^3 . [N2]) ( khi hệ đạt cân bằng ) Kp = (pNH3)^2 : (pH2^3 . pN2) (nt)

tìm độ pH của dung dịch HCl 2M!!! hehehehehehehe:24h_008:

Văn phạm nào khẳng định là pH không có giá trị âm cũng như không có giá trị > 14 ?

“Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ 0 đến 14, mặc dù các chất cực axít hay cực kiềm có thể có pH < 0 hay pH > 14.” –> cái này là của wiki.

pH chỉ là 1 thang đo người ta đặt ra theo 1 biểu thức tính hoạt độ của ion H+ thôi, có phải là đại lượng có thứ nguyên dạng như chiều dài hay thời gian đâu mà không được phép có trị số âm :sep (

pH=-log[H+]=-log2

ban oi theo cô mình nói những axit ma co PH <0 là những siêu axit trong thành phần của chúng có chứa Flo vây mình nghĩ bazo ma co PH >14 là những siêu bazo co chứa kali trong đó:ngap (

về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại dịa chỉ này Siêu base – Wikipedia tiếng ViệtSiêu acid – Wikipedia tiếng Việt trong day có nhưng dinh nghĩa và lời giải cặn kẽ:ngap (

Có một bài tập trong sách bài tập hóa học nâng cao 11 như thế này: Cho 1 hh khí gồm CO, CO2 và SO2. Bbiết tỉ khối hh so với H2 la 19.8, khi cho 10 lít hh trên đi qua dd nước vôi trong thì thể tích còn lại 4 lít. Hãy tính % thể tích từng khí

Mình thì biết cách giải trong sách. Nhưng theo thầy Vũ Khắc Ngọc thì HH như thế này có thể giải bằng phương pháp đường chéo. Nhưng mình giải hoài ko ra theo cách này vậy ai có thể giải bài này bằng 2 pp dường chéo dc giúp em với thank:ngap (

mình xin làm bài này như sau: wa dữ kiện bài toán ta tính đc CO=40 tính M của hh=39.6 xét 10l hh(hay muốn nhiu cũng đc,khỏi cũng đc) 4l M(CO)=28 a-39.6
39.6
6l M(trung bình của CO2 và SO2)=a 39.6-28=11.6 ta có: (a-39.6):11.6=4:6 tính đc a rồi tiếp nha V(CO2)=b M(CO2)=44 64-a a V(SO2)=c M(SO2)=64 a-44 (64-a):(a-44)=b:c và b+c=10 giải đc b và c rồi tính % xong, ra.mừng wa’

Thế thì vẫn chủ đạo là của phương pháp kia rồi,còn mình thấy nếu dùng như thế này thì vẫn giải hệ pt 3 ẩn,chưa chắc đã nhanh hơn cách kia(mình cũng hok bít cách nhanh hơn,góp ý thôi)!!!

à ko phải pt 3 ẩn,tại vì ko có máy tính ,nên phải gọi số tính đc là a.chẳng wa là pt 2 ẩn thui.hãy lấy giấy ra làm thử,ra nhanh hơn đấy

Bạn tìm lần lượt ra a trước rồi tìm b,c thông qua.Nếu mình để gộp lại tính lúc 1 lúc thì hok phải ra pt 3 ẩn là rì???

anh Trunks có đọc báo hóa học vá Ứng dụng mà .Sô11 của năm 2009 có phần nói về cái nì đó anh(họ giải theo quy tắc đường chéo)

Ừh!!!Anh có lẻ tẻ mấy tập của bạn cho,nhưng hok có số 11,đường chéo thì anh áp dụng được rồi nhưng mà làm bài có hỗn hợp nhiều chất dạng như thế này thì anh hok bít áp dụng đường chéo để sử dụng nhanh nhất,em đọc thấy thì post lên anh tham khảo !!!:24h_048::24h_048::24h_048:!

Các bước cơ bản giải bài toán hóa học

  1. Các bước giải

Bài toán hóa học trong chương trình hóa học phổ thông có thể được giải bằng nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản ta thực hiện theo 4 bước sau:

  • Bước 1:

Chuyển các dữ kiện sang số mol nếu có thể.

  Để giải quyết được bước này ta phải nhớ được các công thức có liên quan đến số mol (n).
  • Bước 2:

Viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

  Để giải quyết được bước này ta phải nhớ được tính chất hóa học của các chất.
  • Bước 3:

Tính số mol các chất tham gia và tạo thành theo phương trình phản ứng hóa học.

  Lưu ý: số mol chất tham gia và tạo thành trong phản ứng hóa học phải được tính theo chất đã phản ứng hết.
  • Bước 4:

Chuyển số mol các chất đã tính toán được về khối lượng, thể tích khí, hoặc nồng độ mol, … theo yêu cầu của đề bài.

  1. Ví dụ

Ví dụ 1:

Cho 5,6 gam Fe tác dụng với lượng dư dd HCl. Hãy tính khối lượng của muối và thể tích khí (ở đktc) thu được sau phản ứng?

Giải

  • Bước 1: Chuyển 5,6 gam Fe sang số mol.

Áp dụng công thức: n = m/M

  → nFe = 5,6/56 = 0,1 mol
  • Bước 2: Viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

        Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
    

Nhận xét: Vì dd HCl dư → Fe đã phản ứng hết, do đó số mol các chất được tính theo Fe.

  • Bước 3: Tính số mol các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng theo số mol Fe đã xác định được ở trên.

        Fe       +     2HCl    →   FeCl2   +    H2↑
    

Tỷ lệ: 1 2 1 1

Pư: 0,1 mol 0,2 mol 0,1 mol 0,1 mol

  • Bước 4: Chuyển số mol các chất về các đại lượng mà đề bài yêu cầu.
  • Khối lượng của muối FeCl2

Áp dụng công thức: m = n.M

  → mFeCl2 = 0,1.127 = 12,7 gam
  • Thể tích khí H2 ở đktc

Áp dụng công thức: V = n.22,4

  → VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Kết luận:

Khối lượng muối thu được là 12,7 gam

Thể tích khí thu được ở đktc là 2,24 lít


Ví dụ 2:

Cho 5,6 gam Fe tác dụng với 100 ml dd HCl 1M. Hãy tính khối lượng của các chất sau phản ứng?

Giải

  • Bước 1: Chuyển 5,6 gam Fe và 100 ml dd HCl 1M sang số mol.
  • Tính số mol Fe

Áp dụng công thức: n = m/M

  → nFe = 5,6/56 = 0,1 mol
  • Tính số mol HCl

Đổi 100 ml = 0,1 lít

Áp dụng công thức: n = V.CM

  → nHCl = 0,1.1 = 0,1 mol
  • Bước 2: Viết và cân bằng phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

        Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
    

Nhận xét: Theo ptpư số mol Fe phản ứng = 1/2 số mol HCl. Số mol HCl = 0,1 mol → số mol sắt đã phản ứng = 0,05 mol. Do đó sau phản ứng Fe còn dư, HCl phản ứng hết.

  • Bước 3: Tính số mol các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng theo số mol HCl (là chất đã phản ứng hết) đã xác định được ở trên.

              Fe       +     2HCl    →   FeCl2   +    H2↑
    

Tỷ lệ: 1 2 1 1

Ban đầu: 0,1 mol 0,1 mol

Pư: 0,05 mol 0,1 mol 0,05 mol 0,05 mol

Sau pư: 0,05 mol 0 0,05 mol 0,05 mol

Các chất sau phản ứng gồm các sản phẩm FeCl2 (0,05 mol); H2 (0,05 mol) và chất còn dư là Fe.

Số mol Fe dư = nFe(ban đầu) - nFe(phản ứng)

                  = 0,1 - 0,05 = 0,05 mol
  • Bước 4: Chuyển số mol các chất về các đại lượng mà đề bài yêu cầu.

Áp dụng công thức: m = n.M

Ta có:

  • Khối lượng FeCl2: mFeCl2 = 0,05.127 = 6,35 gam

  • Khối lượng H2: mH2 = 0,05.2 = 0,1 gam

  • Khối lượng Fe dư: mFe(dư) = 0,05.56 = 2,8 gam

Mình có vài vấn đề như thế này: Bước 1: hok phải bài toán nào cũng cần phải chuyển qua số mol.mệt thêm,hoặc có thể hok tính được(hỗn hợp,chưa tìm được M,…) Bước 2: nhiều bài ta có thể hok cần viết pt pứ,dài dòng và phức tạp thêm,ví dụ như có nhiều sp khử từ 1 chất chả hạn Mg + HNO3 ra NH4NO3,NO2,N2,N2O .viết ra là chít đuối lun!!! Bước 3 : nhiều cái hok tính số mol,như tính K,pH… Bước 4 : Đâu phải toán hóa chỉ có tìm mấy nhiu đó,K,rồi CTPT,CTCT để đâu nữa??

oh,chịu,tùy bạn thôi,mỗi ng có 1 cách giải riêng và 1 cách đánh gía riêng.:022: