Bài tập Hoá vô cơ

Bài 1: Gọi công thức của oxit sắt là FexOy. Ta có phản ứng yCO + FexOy ----> xFe + yCO2 Gọi số mol CO phản ứng là a thì số mol CO sau phản ứng là 0,2 - a và số mol CO2 sinh ra là ay (mol) Từ trị số tỉ khối ta thu được biểu thức 12a + 4ay = 2,4 () Mặt khác với số mol oxit sắt = 8/(56x + 16y) thì ta suy ra được a = 8y/(56x + 16y) . Lắp giá trị a vào phương trình () thu được phương trình bậc hai có dạng 32y^2 + 57,6y - 134,4x = 0. Giải phương trình này với điều kiện coi x là một hằng số đã biết thu được hai kết quả là y = 1,33x ==> x/y = 3/4 (Oxit Fe3O4) y = -3,13x (loại

Bài 2: Có các phản ứng sau: MgCO3 + H2SO4 = MgSO4 + H2O + CO2

RCO3 + H2SO4 = RSO4 + H2O + CO2

Gọi x là số mol MgCO3 thì số mol RCO3 sẽ là 1,5x. Từ đó suy ra 2,5x = 0,1 ==> x. Từ đó suy ra R. Từ đó suy tiếp các giá trị cần thiết

Đứng trên phương diện cá nhân thì em đừng nên hỏi những bài này ở đây, vì khả năng có số người trả lời là vô cùng thấp. Anh chỉ là hôm nay đang có hứng nên mới reply chứ bản thân anh rất ghét làm toán Hóa, thấy toán Hóa là ghét khủng khiếp

:24h_053:các bác có tài liệu về phức chất ko send cho em với… hiện em đang làm bài tập về phần phức chất… nhưng tìm mãi ko thấy tài liệu phứ chất nhân vòng thơm:nguong (

Đối với bài toán cho m (g) Fe để trong không khí thu được m’ (g) hỗn hợp oxit rồi đem hỗn hợp đó cho vào HNO3 hoặc H2SO4 cho ra khí thì ta nên quy về hai chất như Fe và Fe2O3, hoặc Fe2O3 và FẹO NHư vậy bài toán sẽ rất đơn giạn Bạn hãy thử xẹm Chúc bạn thành công!!!
ban co the noi ro pp nay ko.tai sao lai quy doi ve 2 chat la Fe va Fe2o3. nhu the hoa tri cua sat nhu the nao???

Nhằm mục đích trao đổi,học hỏi và nâng cao kiến thức của mình.Vì vậy,mình đã mở ra topic này.Mong các anh chị và các bạn sẽ đóng góp những câu hỏi hay cũng như là giải đáp những câu hỏi khó. Mở đầu cho mình gửi 1 câu hỏi: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự nhiệt độ nóng chảy tăng dần:H20,LiF,LiI,BaO,SiCl4,H2.Giải thích rõ lý do của sự sắp xếp đó

Sao lại quy đổi về nhiều chất thế hả bạn, chỉ quy đổi về 1 chất là Fe thôi chứ :010:

http://www.huse.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=79&Itemid=195

Mình nghĩ trang này sẽ rất hữu ích cho bạn,

Chào bạn.Nếu là SV của trường KHTN thì mình nghĩ bài tập phức chất mà GV cung cấp cho bạn khá là đầy đủ,mình cũng tham khảo rất nhiều ở trường bạn.Nếu chưa ưng ý thì bạn chịu khó đến Thu Viện Khoa học Tổng hợp nhé.Chào bạn

theo mình là thế này H2 _ SiCl4 _ H2O _ LiI _ LiF _ BaO kok bik đúng hok nữa

Ta chỉ cần xét theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Kiểu kết tạo ( tinh thể loại nào, nguyên tử, phân tử …)
  • Khả năng tạo liên kết phụ
  • Nguyên(phân) tử khối Ngoài ra trong các trường hợp đơn giản ta thường có sự liên hệ như sau: Uml tỉ lệ thuận với tích điện tích ion dương và ion âm, tỉ lệ nghịch với bản kính của các đơn phân tạo thành phân tử. Còn các trường hợp phức tạp thì … vô vàn kiểu, phải tùy lựa mà giải thích thôi! :ngu (

LiI và Lì không có thông tin về mạng tinh thể >> vô phương so sánh bằng lý thuyết

Sao lại không? Nó rơi vào trường hợp đơn giản. Ta nói một cách gần đúng (về cách nói) rằng bán kính của I lớn hơn của F nhiều, vì vậy khoảng cách của liên kết giữa Li và I lớn, mà độ dài liên kết càng lớn thì liên kết càng kém bền. Vậy thôi mà! Nếu không tin tưởng thì ta chỉ cần tính Uml theo chu trình Born-haiber ^^ ( và còn 2 phương pháp định lượng khác nữa để dùng!)

Quá trình nóng chảy là phá hủy mạng tinh thể, nếu so sánh khoảng cách liên kiết thì chưa đủ. Ở đây ko chỉ xét khoảng cách 1 Li với 1 F hay 1 I, mà xét liên kết giữa các Li với các ion âm. Dù rằng khoảng cách LiF ngắn hơn, nhung nếu xung quanh Li có ít F hay ngược lại thì khi đun nóng, việc tách cái ion Li và F sẽ dễ dáng và nhiệt nóng chảy sẽ thấp. Còn dùng chu trình Born-Haber thì là bán thực nghiệm rùi…

LiF và LiI kết tinh kiểu lập phương tâm diện. Vì vậy việc so sánh như em đã trình bày là khả dĩ và có thể đơn giản hóa vấn đề nhiều! Với lại những bài tập định tính kiểu này, muốn so sánh ta phải có cơ sở là một vài thông số đặc trưng của cái chất bị mang ra “dò xét”, đó mới là logic khoa học chính xác, chứ mà lôi hai thằng ra rồi so sánh thì hơi mơ hồ, và lúc đó thì tha hồ cho tư duy bay bỏng … :24h_015:

Không thấy ai phát triển box này vậy nhỉ? Thôi thì mạn phép đưa ra vấn để đơn giản(và không đơn giản) sau để bàn.

  1. Xét tinh thể NaCl, có khoảng cách của ion Na+ với ion Cl- có khác gì khoảng cách giữa ion khí Na+ và Cl- bình thường hay không, giải thích.
  2. Hãy so sánh và giải thích độ bền của các phân tử (ion) sau, giải thích : (CN)2,CO, CN-. (Dùng thuyết gì thì tùy).
  3. Có tồn tại ion O 2- trong các hợp chất ion hay không? Hãy giải thích. (đã từng bới ở box phổ thông nhưng chưa đủ đô). Tương tự, giải thích tự tạo thành phân tử O4, viết công thức lewis. :012: Post xong mới thấy nó đã bị move đến box phổ thông … Hố nặng ><

đây là trường hợp ssanh rất đơn giản,vì I va F cùng phân nhóm ma I có bán kính lớn hơn F,nên độ dài liên kết trong LiI > LiF mà liên kết càng dài thì càng kém bền:nhau (

các bạn cho mình hỏi cái . Màu của phức [Mn(CN)6]4- với phức tứ diện [(H2O)4]2+. Nêu theo thuyết trường tinh thể thì nó không màu, còn cái kia màu đen , mà hình như là không đúng/ Mấy pác làm nhanh giùm em ạ!

bạn ơi phương pháp ghép ẩn phụ và pp quy đổi nó như thế nào vậy bạn mỗi phuong pháp áp dụng cho truònghợp hợp và cho mình ví dụ dc ko minh dang lam bai tap trong sách trắc nghiệm khó wá. cảmơn các bạn nha!:thohong(:thohong(

cậu cứ đánh vào google phương pháp ghép ẩn phụ và pp quy đổ rồi search .Trên mạng có tất mà chi tiết lắm:nhamhiem

các bài về sơ đồ đường chéo thật khó.Có bạn nào cho mình bài học và bài tập liên quan đến chúng :nhacto (