Bài tập Hoá vô cơ

em muốn hỏi các anh chị về phương pháp giải tóan “qui đổi”. Em đọc được pp này trong cuốn "hóa học và ứng dụng’ nhưng cũng không nắm vững lắm. với đề sau : “nung nóng m (g) hh a gồm Al và Fe2O3 trong môi trường không có không khí Được hỗn hợp B. hòa tan B trong dd H2SO4 lõang dư thu được 1,12(l) khí(đkc), nếu hòa tan B trong NaOH dư thì còng lại 4,4(g) chất rắn. Tính m?”,có thể sử dụng phương pháp trên được không?và để làm nhanh bài này với 1 đề trắc nghiệm thì nên giải với phưong pháp nào? Mong các anh chị giúp em

bạn ơi , cho mình hỏi , phản ứng nhiệt nhôm có sảy ra hoàn toàn không,sản phẩm khử Fe203 chỉ là Fe thôi chứ?

đề không ghi gì hết , đó là đề trắc nghiệm,cho 4 đáp án: A. 13,9(g) B.11,2(g) C.6,95(g) D.5,75(g) Bạn có biết pp ’ qui đổi’ không? nếu biết thì chỉ mình với

Bạn ơi bạn đọc bài này ở số mấy vậy? Mình tìm trong các số từ 6-07 đến 1-08 mà ko thấy** hic Bạn có thể nói qua mấy vấn đề mà báo nói được ko? Tiện thể cho Linh biết luôn về pp này

hì , nếu phản ứng không sảy ra hoàn toàn hoặc sản phẩm khử oxit sắt tạo ra nhiều oxit khác nhau thì bài toán này vượt khả năng của mình. còn nếu có đủ 2 điều kiện của mình thì lại không phức tạp lắm.Mình không biết phương pháp quy đổi, nhưng nếu có đk trên thì làm nhanh lắm(đặt ẩn là ra,mình nghĩ chỉ khoảng 5’).bạn thử làm nhé.dạo này mình lười lắm. có ý kiến gì đưa lên nhé thân

mình đọc được pp này trong ‘hóa học và ứng dụng’ số 4 năm 2006

Ông thầy em có cho bài chuỗi pứ có cái này thắc mắc nhờ mấy bác pro giúp NaOH —> CaSO3 em nghĩ là cho tác dụng với CaHSO3 ko biết đúng ko

2NaOH + Ca(HSO3)2 = Na2SO3 + CaSO3 + H2O

Ca(HCO3)2 gióng như một axit yếu vì thế tdụng với NaOH sinh ra muối và nước Còn pt thì amour viết quá chính xác rùi

Phương pháp quy đổi là một phương pháp rất hay va hiệu quả trong việc giải toán hoá nhất là trắc nghiêm. Đối với phương pháp này ta quy đổi hỗn hợp nhiều chất về hai hay thậm chí là một chất để giại Việc này rất đơn giạn Các bài toán về Fe và hỗn hợp oxit của nó thường làm bạn đau đầu thì giờ đây thật đơn giản

Đối với bài toán cho m (g) Fe để trong không khí thu được m’ (g) hỗn hợp oxit rồi đem hỗn hợp đó cho vào HNO3 hoặc H2SO4 cho ra khí thì ta nên quy về hai chất như Fe và Fe2O3, hoặc Fe2O3 và FẹO NHư vậy bài toán sẽ rất đơn giạn Bạn hãy thử xẹm Chúc bạn thành công!!! :dracula (

Đúng là cũng có dễ hơn và nhanh hơn nhưng khi làm trắc nghiệm phương pháp này không hẳn đã an toàn và chắc chắn 100% như những bài có Fe3O4 thì lại là cả vấn đề lớn đấy

CO THE GUI CHO EM MOT VI DU VE PHUONG PHAP QUY DOI VA CACH QUY DOI KHỎNG

Đây là 6 bài tập mình mới được giao về để làm đề cương. Nó hơi khoai, mong các bạn ở diễn đàn giúp

  1. Đốt 33,4g hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 41,4g hỗn hợp 3 oxit. Đem hòa tan hỗ hợp các oxit trong dung dịch H2SO4 20% vừa đủ . Tính thể tích axit đã dùng biết d=1,14g/ml

  2. Hỗn hợp X gồm Zn và S. Đun nóng X cho tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn C. Biết C tan hết trong dung dịch HCl dư giải phóng 4,48 lít khí E. Tỉ khối của E so với H2 bằng 9. a) Viết các phương trình phản ứng b)Tính khối lượng mỗi chất trong X c) Tính thể tích khí Oxi để đốt cháy hết hỗn hợp E.

  3. Cho 5,67g Na2SO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, toàn bộ lượng khí SO2 sinh ra được hấp thụ hết trong 50 ml dung dịch NaOH 1,5M tạo thành dung dịch X. a) Tính khối lượng từng muối trong dung dịch b)Lượng khí SO2 ở trên làm mất màu vừa hết 20ml dung dịch nước Brom. xác định nồng độ mol/lít của dung dịch nước Brom.

  4. Chia hỗn hợp A gồm Fe và Fe3O4 thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: tác dụng vừa đủ với 180ml dung dịch H2SO4 Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 1,12 lít khí SO2 Tính % khối lượng các chất trong A.

  5. Hỗn hợp X gồm Fe và FeO. Cho X tác dụng với HCL dư thu được 4,48 lít khí. Nếu cho X tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 8,96 lít SO2. Tính % khối lượng các chất trong X

  6. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,002 mol FeS và 0,003 mol FeS vào lượng dư H2SO4 đặc nóng thu được Fe2(SO4)3, SO2 . Hấp thụ hết SO2 bằng một lượng vừa đủ V lít dung dịch KMnO4 0,2M . Tính V

những bài này đâu đến nổi giải ko ra đâu bạn, cố gắng lên một chút nhé, giải ra sớm!!! người ta có thể giúp bạn đi hết con đường bạn chọn nhưng họ không thể thay bạn đi hết con đường đó chỉ vì một lý do rất đơn giản “họ không phải là bạn”

Mình hoàn toàn đồng ý với bạn TNT. Các b/tập trên ko quá khó (nếu ko muốn nói là quá dễ :mohoi (), chịu khó ngồi si nghĩ 1 chút sẽ giải được thôi, dạng bài này tương tự như các dạng bài tập trong sách bài tập của Bộ —> ko khó lắm! :mohoi ( Mong bạn Football_9X hãy cố hết sức mình để giải vì như thế khi đi thi kỹ năng giải bài của bạn sẽ tốt hơn, kết quả sẽ khả quan hơn. Good luck! Thân!

Hòa tan 60g hh gồm 2 oxit của 2 kim loại hóa trị II vào 1 lít dd chứa HCl và H2SO4 có nồng độ lần lượt là 2M và 0,76M được dd X. Để trung hòa X cần dùng 58,1g hh (NH4)2CO3 và BaCO3. Sau khi trung hòa (hết axit dư trong X) được dd Y. Điện phân Y cho đến khi ở catot có khí bay ra thì dừng. Khi đó có 16g kim loại bám vào catot và có 5.5 lit khí thoát ra ở anot.

  1. Tính % khối lượng hỗn hợp muối để trung hòa.
  2. Tính khối lượng mỗi oxit và xác định CTPT của oxit.

Cho các chất:Al, Fe3O4, HCl, Ba(OH)2, CO2. Nếu cho các chất phản ứng với nhau từng đôi một thì số phản ứng xảy ra là ?

Tui đoán là 6 ^^

Hix, em nghĩ nếu tính pứ nhiệt nhôm không hoàn toàn, pứ Ba(OH)2 với CO2 có 2 trường hợp thì nhiều hơn 6 đấy anh TLTH

Mình cũng chọn 6 nhưng đáp án là 8.