bài này thực ra không khó lắm nhưng giải ra cứ bị âm với cả có người giải ra số quá lẻ, mọi người giúp mình với nak. thanks nhìu:
:matcuoi (
Hòa tan hoàn toàn 37,2 gam hỗn hợp gồm oxit nhôm và sắt trong 350 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dich A và V lít Hidro ( đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dich NaOH dư được kết tủa B. Lọc kết tủa B đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 2,4 gam chất rắn.
Xác định khối lượng từng chấttrong hỗn hợp ban đầu.
Tính V lít hidro ( đktc ) và C% các chất trong dung dich A
Hoà tan 33g MnO2 trong 400cm3 dd HCl chưa biết nồng độ. Sau phản ứng thấy có V1 lít H2 thoát ra ở (đktc) đồng thời còn m gam kim loại không tan. Trộn m gam kim loại này với 20g Fe rồi đem hoà tan trở lại trong 500cm3 dd HCl nói trên, lần này có V2 lít H2 (đktc) thoát ra và cũng còn 3,2g kim loại không tan. Xác định V1, V2
Bài 2:
Dẫn luồng khí CO đi qua ống sứ có chứa m gam hỗn hợp rắn X gồm CuO và Fe2O3 đun nóng. Sau một thời gian trong ống sứ còn lại n gam hỗn hợp chất rắn Y. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn bằng dd Ca(OH)2 dư thu được p gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra và lập biếu thức liên hệ giữa m, n, p
Bài 3:
Hỗn hợp gồm Fe và FexOy có khối lượng 16,16g. Hoà tan hết X trong dd HCl thu được dd A và 0,896 lít khí H2 (đktc). Cho dd A tác dụng với dd NaOH dư rồi đem đun sôi trong không khí được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 17,6g chất rằn
a. Xác định công thức FexOy
b. Biết rằng Cm của dd HCl là 1M, tính V dd HCl tối thiểu để hoà tan hết hỗn hợp X
Bài 4:
Cho 2 thanh kim loại M hoá trị II có khối lượng như nhau. Nhúng thanh 1 vào dd Cu(NO3)2 và thanh 2 vào dd Pb(NO3)2. Sau thời gian, khối lượng thanh 1 giảm 0,2% và khôí lượng thanh 2 tăng 28,4% so với ban đầu. Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong cả 2 dd đều giảm như nhau
a. Xác định tên kim lọai M
b. Nhúng 19,5g thanh kim loại M vào dd chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol Pb(NO3)2. Sau một thời gian thành kim lọai hoàn toàn. Tính khối lượng chất rằn được tạo ra và khối lượng muối trong dd sau phản ứng.[/b]
:welcome (
Hỗn hợp khí A gồm Clo và oxi.A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8g magie và 8,1g nhôm tao ra 37,05g hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loai.Xác định thành phần % theo khối lượng và thể tích.:welcome (
n HCl = 0.4 mol
Giả sử cái thèng kim loại A không tác dụng với H2O thì bảo toàn KL với cái A tìm ra đc nó là Cs tức là 3 thằng này nhóm I. Vì axit vừa đủ nên hợp lí.
Trường hợp sau có 2 rắn thì phải gồm muối Clorua và hidroxit , trường hợp cuối thì thêm kim loại dư. Vậy là giải quyết xong mấu chốt bài toán rồi. Tự làm tiếp nhé
Cho phản ứng:
PCl3 (K) + Cl2 (K) <–> PCl5 (K) (1)
Có Kp -1 = 1,85 ở 525K
Thí nghiệm 1: Cho 1 mol PCl5 vào bình chân không dung tích không đổi. Nâng nhiệt độ đến 525K xảy ra sự phân hủy PCl5 theo phản ứng ngược với phản ứng (1). Áp suất lúc cân bằng là 2atm
Thí nghiệm 2: Làm như thí nghiệm 1 nhưng cho thêm 1 mol khí hiếm agon, giữ ở nhiệt độ 525K. Khi cân bằng ở thí nghiệm 2 được thiết lập duy trì nhiệt độ không đổi và tăng thể tích bình lên cao cho áp suất khi cân bằng là 2atm
Tính số mol PCl5 còn lại và số mol Cl2 được tạo thành trong mỗi trường hợp trên khi cân bằng
Nghiên cứu động học của phản ứng:
NO2 + CO –> CO2 + NO
Người ta thấy ở nhiệt độ trên 500 độ C phương trình tốc độ phản ứng có dạng: v = k[NO2][CO]
Còn ở nhiệt độ dưới 500 độ C phương trình tốc độ phản ứng có dạng: v = k[NO2]2
Hãy giả thiết cơ chế thích hợp cho mỗi trường hợp
Ở 820 độ C các hằng số cân bằng của các phản ứng:
CaCO3 = CaO + CO2 K1 = 0,2
C + CO2 = 2CO K2 = 2,0
Trong một bình chân không thể tích 22,4 lít và được giữ ở 820 độ C, người ta cho vào 1 mol CaCO3 và 1 mol C. Xác định thành phần của hệ lúc cân bằng. Sự phân hủy CaCO3 sẽ hoàn toàn khi thể tích bình bằng bao nghiêu ?
Bài 2:
Hợp chất M tạo nên từ 7 nguyên tử của 2 nguyên tố A, B; có khối lượng phân tử là 144. Biết nguyên tử nguyên tố A có 1 electron độc thân; ở chu kì 3; MA > MB; A, B không cùng chu kì và nhóm. Xác định công thức phân tử của M.
Đốt hoàn toàn 4,4g một sunfua kim loại MS trong lượng oxi dư. Chất rằn thu được sau phản ứng hoà tan vừa đủ trong dd HNO3 37,8%. Thu được dd muối có nồng độ 41,72%. Làm lạnh dd muối có 8,08g muối rằn thoát ra. Nồng độ dd muối còn 34,7%. Xác định công thức muối rằn.[/b]
Tiến hành phàn ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và FexOy thu được dd C, hần không ta D và 0,672 lít khí H2. Cho từ từ dd HCl vào dd C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1g chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng với dd H2SO4 đun nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dd E chứa 1 muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2. Các Vkhí đo ở đktc, hiệu suất = 100%
Xác định CTPT của sắt oxit và tính m
Nếu cho 200ml dd HCl 1M, tác dụng với dd C đến khi phản ứng kết thúc thu được 6,24g kết tủa thì số gam NaOH có trong dd NaOH lúc đầu là bao nhiêu ?
Bài 2:
Để xác định lượng nitơ có trong thép dưới dạng nitrua N3- người ta hoà tan 5g thép trong dd HCl. Ion NH4+ tạo thành được phân hủy bằng NaOH đặc. Khí NH3 bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng 10cm3 dd H2SO4 5.10^-3M. Lượng dư H2SO4 được xác định bằng một lượng KI và KIO3 dư. Iot giải phóng được chuẩn độ bằng dd Na2S2O3 0,012M và đã dùng hết 5,14cm3. Tính phần trăm khối lượng nitơ có trong thép
Bài 3:
a. So sánh độ tan của CO2 trong các dd sau:
KCl; NH4Cl; Na2S
b. Những kim loại nào có khả năng phản ứng với CO ? Sản phẩm của phản ứng là gì ? Các sản phẩm này tác dụng với axit vô cơ như thế nào ? Giải thích sự hình thành liên kết trong các hợp chất đó.
Bài 4:
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của halogen có giá trị như sau:
Nhiệt độ nóng chảy (Độ C): F2: -223; Cl2: -101; Br2: -7,2; I2: 113,5
Nhiệt độ sôi (Độ C): F2: -187; Cl2: -34,1; Br2: 58,2; I2: 184,5
Hãy nhận xét và giải thích[/b]
Dạ các pro hoá ở đây làm hộ cái bài này. Cho 0,025mol Na2SO3 phản ứng với 0,05mol HCl đc dung dịch X. Tính pH của dung dịch này biết H2SO3 phân lii 2 nấc và K1=1,7.10^-2 và K2=6.10^-8. Bài này làm trắc nghiệm đc hok ???
Sau pứ, dd gồm: NaCl: 0.05 mol và H2SO3: 0.025 mol. Khi này pH dd được xem như là pH của dd H2SO3 (vì pH dd NaCl = 7) —> pH dd chính là pH của acid yếu H2SO3 phân ly 2 nấc.
Do Ka2 <<< Ka1 —> [H+]gần dúng = căn bậc 2 (Ka1Ca) —> pH = 1/2 (pKa1 + pCa)
em xin xửa lời anh TNT một chút là Ca(HCO3)2 không phải giống như một axit yếu mà nó là muối axit
trong trường hợp này là nCO2 : nCa(OH)2 là 2 : 1
mong anh TNT thông cảm
Bài tập của GIRL_PRO_CHEMISTRY
pro gì đâu lớp 9 mà không làm được bài này
vì NaOH dư nên kết tủa sau cùng chỉ là Fe(OH)2 thôi. Nung Kết tủa trong không khí sẽ tạo ra Fe2O3.=> n Fe2O3 = 0.015 mol.
Fe + 2HCl = FeCl2 + H2 (1)
Al2O3 + 6HCl = 2AlCl3 + 3H2 (2)
FeCl2 + 2NaOH = Fe(OH)2 + 2NaCl (3)
AlCl3 + 3NaOH = Al(OH)3 + 3NaCl (4)
Al(OH)3 + NaOH = NaAlO2 + 2H2O (5)
4Fe(OH)2 + O2 = 2Fe2O3 + 4H2O (6)
0.03 <= 0.015
(3) => n FeCl2 = 0.03 mol
(1) => n Fe = 0.03 mol = n H2
=> m Fe = 0.03 . 56 = ““1.68 g””
=> m Al = 3.72 - 1.68 = ““2.04 g””
**** lưu ý là đề có sai ở số thập phân ****
**** mấy câu còn lại tự làm giùm ****
xin vui lòng cho công thức hóa học viết thường
gọi a(mol) là số mol fe => m fe = 56a(g)
—b---------------fexoy – m fexoy = (56x + 16y)b(g)
fe + 2hcl = fecl2 + h2
a 2a
bài tập số 3 của chemistryqueen
xin vui lòng cho công thức hóa học viết thường
gọi a(mol) là số mol fe => m fe = 56a(g)
—b---------------fexoy – m fexoy = (56x + 16y)b(g)
=> 56a + (56x + 16y)b = 16.16(g)
fe + 2hcl = fecl2 + h2
a 2a a a
fexoy + 2yhcl = xfecl2y/x + yh2
b 2by bx by
fecl2 + 2naoh = fe(oh)2 + 2nacl
a 2a a 2a
fecl2y/x + 2y/xnaoh = fe(oh)2y/x + 2y/xnacl
bx 2by bx 2by
fe(oh)2 => feo + h2o (vì chỉ nung chứ không nói nung ngoài không khí)
a a
ai làm tiếp dùm, em bí rồi
nhất là cân bằng phương trinh fe(oh)2y/x nhiệt phân ra fexoy
thank you
Trước tiên đề nghị bạn phát ngôn cẩn thận , theo nội quy diễn đàn đã ghi rõ là không được xúc phạm hay khiêu khích người khác
Cái này thì tính ngay được số mol Fe từ số mol H2. Sau đó bảo toàn nguyên tố theo cái Fe thôi là ra . Chú ý ở đây đun sôi trong không khí thì kết tủa thu đc chỉ là Fe(OH)3 thôi vì Fe(OH)2 rất nhạy , chuyển thành Fe(OH)3 ngay trong dung dịch khi có mặt oxi. Đáp số ra là Fe3O4
Bạn quá lạm dụng forum này rồi, đây không phải là nơi giải toán hộ bạn, nếu mọi người giải thì chẳng cái gì là của bạn cả, chỗ nào thắc mắc trong quá trình giải thì bạn hỏi, chứ chẳng ai ngồi giải hộ toàn bộ cho bạn đâu
Anh chị vào giúp em làm bài hoá này với ah.
Học ban xã hôị nên ko bít nhiều về hoá ạ ^^
Bài 1: Cho 4,48 l khí CO ở đktc từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8g oxit sắt đến khi pứ xảy ra hoàn toàn . Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđrô bằng 20. Viết công thức của oxit sắt và tính phần trăm thể tích khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng.
Bài này minh co huong làm là dùng ĐLBTKL, áp dụng cho CO2, số mol CO2 tính theo CO, rút ra mối quan hệ giữa x và y ( thức oxit là FexOy) rồi thay các giá trị, nhưng ko làm ra được.
Bài 2: Hoà tan 75,9g hỗn hợp 2 muối MgCO3 và RCO3 ( tỉ lệ mol 1:1,5) vào 200ml dd H2SO4 loãng thấy có 2,24 lít khi (đktc) CO2 thoát ra, dd A và chất rắn B. Cô cạn dd A thu được 8g muối khan. Nung chất rán B đến KL không đổi thu được chất rắn B1 và 8,96 lít CO2(đktc). Tính nồng đôj mol của dd H2SO4, khối lượng của B, B1 và xác định nguyên tố R.