Bài tập Hoá vô cơ

Tất nhiên là không đúng rồi! H+ dư đi đâu bạn? Với chương trình phổ thông thì có thể chấp nhận H+ dư nên tạo muối NaHSO4 (do nH+ dư 0,15 < nNa+ nên toàn bộ H+ bị giữ lại luôn). Vậy m muối = mNaOH + mBa(OH)2 + mH2SO4 - mH2O = 400,25 + 0,2171 + 0,498 - 0,6518 = 71,7 gam. Đáp án A. Thân! (Với trình độ cao hơn thì khi cô cạn NaHSO4 -> Na2S2O7…Đọc thêm sách thầy Hoàng Nhâm - phần Lưu huỳnh)

herher, đây là 1 trong số bài thi HK, trong barem thì là A nhưng khi mình hỏi cô dạy thêm thì cô nói D sẽ chuẩn hơn, cũng làm theo pt ion, nhưng mình ko hiểu tại sao axit dư mà ra muối trung hòa cô nói ji` mà do hằng số phân li của HSO4- quá lớn—> ko tạo muối đc mình chưa hiểu rõ lắm, các bạn có thể nói rõ thêm cho mình, lỡ đâu thi ĐH học có dạng này

Chào bạn, đúng là trong dung dịch thì sự tồn tại ion HSO4- còn tùy thuộc vào nồng độ H2SO4 ban đầu, vì nấc 2 của H2SO4 cũng phân li khá mạnh. Nồng độ này càng lớn khi nồng độ H2SO4 càng lớn… Vì vậy khi cô cạn thì lượng HSO4- tăng lên theo, do H2O mất thì dung dịch càng đặc… Khi đó sẽ có xu hướng sau: H2SO4 + Na2SO4 <-> 2NaHSO4 Vì vậy thường người ta có thể dùng KHSO4 hoặc NaHSO4 thay cho H2SO4 đặc khi tách H2O của ancol (Ví dụ quen thuộc là tách H2O của Glixerol tạo acrolin). Thi ĐH thì những vấn đề này chắc sẽ không có, vì nó có thể gây tranh cãi! Hihi:24h_102: Thân!

Hãy chứng minh Định luật bảo toàn khối lượng là không chính xác, nhưng vẫn áp dụng được trong phản ứng hoá học? Lưu ý: Nếu không biết thì cũng đừng nói là tôi nói bậy nhé, hãy chờ người khác nhận xét rồi hãy nói nhé! Mong được hợp tác! Hihi Mời các bạn!

Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn khối lượng. Đây là 1 ví dụ chứng mình.

Đúng vậy! Kuteboy hãy phát triển thêm đi! Ở trên tôi cũng nói là có thể áp dụng cho phản ứng hóa học mà thôi (vì phản ứng hạt nhân được xem không phải là phản ứng hóa học mà, đúng không?)

Đa số các phản ứng hóa học đều xảy ra kèm theo sự thu hoặc tỏa nhiệt.Theo pt E=mC2 thì như vậy phải có thay đổi khối lượng nhưng sự thay đổi là rất nhỏ nên DLBTKL vẫn dùng được.

Chính xác, bạn làm ơn nói rõ hơn để anh em hiểu nhé! Bạn nói như thế thì anh em cũng ít người mà hiểu được! Thân!

theo mj`nh là k=nNaOH/nCO2(đối với kiềm hóa trị I) k<=1 => muối axit k>=2 => muối trung hòa trong khoảng từ 1->2 thì là hốn hợp 2 muối

k=nCa(OH)2/ nCO2 (đối với kiềm hóa trị II) k<=1 => muối trung hòa k>=2 => muối axit trong khoảng từ 1->2 thì là hốn hợp 2 muối còn bài tập thì cậu tự xem trong các quyên sách nâng cao ý

cho em hỏi nồng độ của HNO3 sẽ như thế nào nếu chất khử lần lượt là N2O, NO và NH4NO3:24h_054:

Với axít loãng nhé. Cái này thì tuỳ thuộc kim loại bạn ạ:

  • Nếu Mg, Al, Zn thì khả năng về N2O, N2, NH4NO3
  • Nếu Fe-Cu: Chủ yếu NO. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng vì đề bài sẽ cho đủ dữ kiện để bạn xác định. Vì vậy không cần biết khoảng nồng độ nào thì tạo ra cái gì mà quan trọng là bạn phải biết khai thác đề để tìm được sản phẩm, từ đó giải quyết bài toán! Chúc bạn học tốt! Thân!

Bạn nên post cụ thể bài luôn, như thế thì việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn, vì việc tạo sản phẩm nào thì còn phụ thuộc vào kim loại! Thân!

cho KL Al vào các lọ đựng HNO3 lọ 1 cho khí N2O lọ 2 cho khí NO lọ 3 cho NH4NO3. Sắp xếp nồng độ tăng dần

Hihi, như vậy thì có phái dễ dàng hơn k? Về nguyên tắc thì nồng độ HNO3 càng loãng càng bị sản phẩm khử xuống càng thấp. Vậy nồng độ HNO3 trong lọ 3 < lọ 1 < lọ 2. Lí do thì cũng có nhiều, nhưng có lẽ do sản phẩm khí NH4NO3 (hay NH3), N2O… có tính khử, nên nếu HNO3 dư sẽ phản ứng với sản phẩm khử tạo ra sản phẩm có số oxi hoá cao hơn! Thân!

Ý của bạn này chính xác rùi. Vì delta(m) = deltaE/C2, tức là khối lượng thay đổi -> ĐLBTKL là không chính xác. Nhưng delta m là rất nhỏ so với khối lượng của hệ pứ hoá học. Vì việc thay đổi khối lượng do sự toả, thu nhiệt là không đáng kể nên có thể áp dụng. Trong pứ hạt nhân, do năng lượng toả ra rất lớn nên không thể bỏ qua sự thay đổi khối lượng, vì vậy ĐLBTKL không có trong pứ hạt nhân! Với năng lượng thì quá phức tạp! hihi

điên phân dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl điện cực trơ đến khi PH của dung dịch không đổi thì ngừng điên phân. Dung dịch thu được có thể hòa tan tối đa 0.81g ZnO tình khối lượng muối ban đầu biết tai anot có 2.24l khí đo(dktc)

Bài này xét 2 trường hợp:

  • CuSO4 dư -> điện phân tạo H2SO4, có thể hoà tan ZnO -> tính ra.
  • KCl dư -> điện phân tạo KOH, có thể hoà tan ZnO -> tính ra. Chú ý: Nói pH không đổi là không chính xác, vì điện phân nước thì V sẽ giảm, khi đó nồng độ axit hoặc kiềm sẽ tăng -> thay đổi pH. Hihi

mình nhớ đã gởi bài trả lời rồi mà. Theo pt trên:deltaE= delta(m).c2 như vậy phản tỏa nhiệt thì tổng khối lượng chất sau phản ứng sẽ giảm,còn pư thu nhiệt thì tổng khối lượng chất sau pư sẽ tăng.Pư không thu ko tỏa thì ko có sự thay đổi khối lượng Đối với những phản ứng mà năng lượng tỏa ra rất lớn vd như pư hạt nhân chẳn hạn thì delta(m) giảm lớn -tức định luật bảo toàn m không dùng được. Còn những pư hh bình thường năng lượng thu hoặc tỏa khoảng 10^2 đến 10^3J thì delta(m)=10^3/C^2 khoảng 10^-10 rất bé nên bỏ qua.Vậy đlbtkl vẫn áp dụng được. Thân:24h_058:

Được rồi hen, mình công nhận rằng khối lượng có liên quan tới năng lượng, cả với electron. Mình lấy pư hóa học làm ví dụ cho dễ. Đối với 1 phản ứng tỏa nhiệt chẳng hạn, hệ từ năng lượng cao chuyển sang năng lượng thấp do các e chuyển từ trạng thái kích thích cao sang trạng thái ổn định hơn. Sự giảm mức năng lượng của mỗi e này kèm theo sự phát xạ photon. Mặt khác ta biết rằng photon lại có khối lượng. Dễ chứng minh được: ánh sáng bị bẻ cong khi đi qua gần các sao nặng do lực hấp dẫn -> m(photon) > 0. Như vậy thì độ hụt khối của e chính là khối lượng của các photon bị mất đi (điều này có liên quan gì tới biểu thức E = mc^2 không nhỉ, c là vận tốc photon, m tổng là khối lượng các photon mất đi, chỉ thiếu 1/2 so với W = 1/2mv^2). Như vậy, với 1 phản ứng: TG —> SP + photon m(TG) > m(SP) () nhưng: m(TG) = m(SP) + m(photon) () Như vậy định luật bảo toàn khối lượng vẫn đúng đấy chứ (), chỉ có cách chúng ta dùng nó không đúng thôi ().:24h_081: Mong nhận được ý kiến trao đổi của các bạn.

Thân!

Bạn chỉ cần viết 2 quá trình oxi hóa khử là thấy ngay mà: I2 + 2e = 2I- 2S2O3(2-) = S4O6(2-) + 2e Rõ ràng trong quá trình khử ở trên, 2 ion S2O3(2-) giải phóng 2 e => 1 ion S2O3(2-) giải phóng 1 e!!!