Bài tập Hoá vô cơ

Darks làm đúng rồi, nhưng các bạn có thể tổ hợp các phương trình để có 3 ptpứ sau: NaOH + HCl -> NaCl + H2O a…a NaAlO2 + HCl + H2O -> NaCl + Al(OH)3…(1) NaAlO2 + 4HCl -> NaCl + AlCl3 +2H2O…(2)

  • Nếu dùng b mol HCl -> chỉ xảy ra (1): nAl(OH)3 = (b-a) mol. NaAlO2 + HCl + H2O -> NaCl + Al(OH)3…(1) a…b-a…b-a
  • Nếu dùng 2b mol HCl -> xảy ra cả 2 pư, trong đó: NaAlO2 + HCl + H2O -> NaCl + Al(OH)3…(1) b-a…b-a…b-a NaAlO2 + 4HCl -> NaCl + AlCl3 +2H2O…(2) 2a-b…4(2a-b) Ta có 2b = b + 4(2a-b) -> 8a = 5b. Vậy a/b = 5/8.

các bác cho em hỏi còn phản ứng này thì sao ạ? 2Al(OH)3 + 2NaOH +2H2O –> 2NaAlO2 + 3 H2 sẽ có thêm NaAlO2 để phản ứng thì số mol xẽ thay đổi chứ

Bạn ơi .Chỉ có phản ứng : 2Al+2NaOH+2H2O–>2NaAlO2+3H2 này thôi.Hoặc là : NaOH+Al(OH)3–>NaAlO2+2H2O … :24h_048:Không xảy phản ứng như bạn viết đâu.

em ơi.các ban ở trên giải đều đúng cả.hồi xưa anh thi đại học thì anh có kinh nghiêm giai là vì tính tỉ số nên em cứ cho là số để giải.nhớ là phản ứng trung hòa là ưu tiên nha. chúc em thành công

Em thử làm nhé : Khối lượng của chất khí B là :m(B)=8.08-1.6=6.48 (g) Khối lượng muối tạo thành là : m(C)=(200+6.48)*2.47%=5.1 (g) n(NaOH)=0.06 (mol) . Gọi n là số nguyên tử Na trong C , Ta có M(C)=85n Ta thấy n=1 –>C:NaNO3 n=2 … … Vậy hỗn hợp B gồm có NO2 ,O2 ,H2O Phương trình hóa học của phản ứng : 2M(NO3)x.yH2O–>M2Ox+2xNO2+x/2O2+2yH2O Từ đây ta có hệ PT :4.04/(M+62x+18y)=1.6/(2M+16x) –>M=16/3x+40/9y Ta thấy có cặp nghiệm phù hợp là :M=56,x=3,y=9 Vậy CTPT của muối x là Fe(NO3)3.9H2O. Rất mong mọi người góp ý :24h_031:

làm như bạn vậy thì nNO2=0.06 mol nO2=0.015 mol n H2O=0.09 mol tổng khối lượng khí B là 4.86g<6.48g:notagree

2M(NO3)x.yH2O–>M2Ox+2xNO2+x/2O2+2yH2O @vuthanh: Lâu rồi không thấy online? Sao bạn không góp ý cho darks về số 2y luôn?

bai 1 trong PTN, chỉ có đ Br2 và các phương tiện cần thiết khác ,làm thế nào để phân biệt đc các khí đựng trong các bình sau :H2, N2, CH4, C2H4, C2H2, CO2, C3H8 em mới nhận ra đc C2H4 voi C2H2 thoy còn mấy cái còn lại khó wa bày em với mấy anh pro oi bai 2 có 4 chất rắn : NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4 đựng trong 4 bình không co nhãn. nếu chỉ dùng dd HCl thì nhận biết đc chất nào Vì sao em muốn hỏi la trong bài này có đc dùng H20 k.Nếu k đc dùng thì lam sao mấy anh:017:

Bài này chỉ mang tính chất tham khảo, không có ý nghĩa mấy (vì sẽ không có trong để thi), và bạn nói chỉ nhận biết được C2H2 và C2H4 thì chứng tỏ bạn chưa hiểu ý của đề bài. Hihi. Vì có các phương tiện cần thiết thì bạn hãy làm đơn giản như sau:

  • Lấy mỗi khí V lít, đem cân. Dựa vào khối lượng ta sẽ nhận biết được: H2, CH4, C2H2. Còn (C2H4 + N2) và (CO2 + C3H8) được chia thành 2 cặp, vì chúng có khối luọng bằng nhau.
  • Nhận biết C2H4 dễ dàng bằng Br2. Còn N2 không pứ.
  • Có thể nhận biết (C2H4 + N2) và (CO2 + C3H8) bằng cách đốt cháy, khi đó C2H4 và C3H8 cháy, còn N2 và CO2 không cháy. Vậy có thể không cần Br2, đề cho Br2 vào chủ yếu là để ĐÁNH LỪA thôi.

Thân!

Bài này dùng HCl thì nhận biết được:

  • NaCl: hoà tan, không có khí.
  • BaSO4: không tan, không có pứ.
  • Na2CO3, BaCO3 đều hoà tan và có khí thoát ra. Cho mỗi chất tác dụng với dung dịch HCl đến dư (không tan thêm nữa), thu lấy CO2 và sau đó cho sục vào dung dịch (chứa phần chất rắn k tan trên), nếu lọ nào hoà tan được chất rắn -> đó là BaCO3, vì tạo muối Ba(HCO3)2 tan tốt hơn BaCO3. Với Na2CO3 thì không tan khi sục CO2 (có thể tạo thêm lượng chất rắn), vì độ tan của Na2CO3 >> NaHCO3. Nếu thêm H2O thì như darks đã mô tả! Đó là cách làm của tôi, nếu ai có ý kiến khác hay cách làm hay hơn thì vui lòng đóng góp!:24h_103:

Thân!

Theo tớ thỳ thế này : Nếu chỉ dùng dung dịch HCl thỳ có thể nhận ra được cả 4 chất :NaCl ,Na2CO3,BaCO3 BaSO4 NaCl : tan trong dung dịch . BaSO4 : không tan . Na2CO3 và BaCO3 đều tan đồng thời tạo ra khí như nhau : Na2CO3+2HCl–>2NaCl+CO2+H2O BaCO3+2HCl–>BaCl2+CO2+H2O Nhúng 1 dây Pt vào 2 dung dịch thu được và hơ trên ngọn lửa . Quan sát màu của ngọn lửa sẽ thấy : Na+ : nhuộm màu ngọn lửa thành màu vàng . Ba2+:nhuộm màu ngọn lửa thành xanh lá cây .

  Nếu dùng thêm H2O thỳ có thể nhận ra được cả 4 chất :

Nhóm I :không tan trong nước :BaCO3,BaSO4. Nhóm II: tan trong nước :NaCl,Na2CO3. Phân biệt BaSO4,BaCO3 dùng HCl: Tan trong HCl đồng thời tạo khí bay ra là :BaCO3 Không tan trong HCl là BaSO4. Phân biệt Na2CO3,NaCl dùng HCl : Có khí bay ra : Na2CO3 Không có hiện tượng gì :NaCl . :24h_039:

Anh em lam giup bai nay nhe! cho A(g) hon hop gom Fe & Zn(goi la hon hopY) de ngoai ko khi,sau 1thoi gian thu dc hon hop X nang 18,75(g).hoa tan hon hop X tren =axit H2SO4 dac nong thi thu dc 0,135mol khi SO2.neu hoa tan A(g) hon hop Y tren thi can toi thieu 520ml dug dich HNO3 2M va dug dich thu dc goi la Z.cho tu tu Ba(OH)2 vao dug dich Z.tinh khoi luog ket tua lon nhat thu dc.

anh oi dd ở đây anh nói la dd gì vậy anh,vì sau PU của BaCO3 voi HCl chỉ có dd BaCl2 mà thoy với lại em muốn hỏi là có đc dùng nước k vi nước cũng la 1 chất hóa học mà

A là một oxit kim loại. Cho 21,6 gam tác dụng với dd HNO3 dư thu được 2,24 lit NO. Công thức của oxit là: A. FeO B. Fe3O4 C. Cu2O D. FeO và Cu2O

Bài này có trong 121 bài tập của thầy Đào Hữu Vinh, quyển đó cách đây 10 năm thì rất được ưa chuộng đó, nhưng giờ thì cũng thường thôi, đúng là chúng ta ngày càng giỏi! Hihi Do A + HNO3 -> NO nên kim loại phải có nhiều số oxi hoá. Gọi m,n là số oxi hoá của kim loại M trong A -> A là M2Om. Muối thu được là M(NO3)n. Từ đó áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích ta dễ dàng có đáp án D. Chú ý: Cách dễ nhất là các bạn thay các đáp án vào và xem lại các số liệu (thường thì thấy số mol đẹp là ok rùi-> Cả A, C đều đúng -> Đáp án D (bao gồm cả A và C). Nhưng cách này hơi mất thời gian! @ hung94a1: Lần sau bạn không giải thì đừng viết như thế, vì đó là spam đó! hihi:liemkem ( Thân!

Bài này tếu lắm mình làm mà thấy nó kì kì, các bạn giúp mình với

Cho 200ml dd H2SO4 2M tác dụng với 200ml hh dd NaOH 1,25M và Ba(OH)2 1M. Tính khối lượng muối thu đc? A: 71,7g B: 72,6g C: 70,6g D: 64,35g

mình thấy nó bt mà, axit dư thì tính dễ thôi, đáp án 64.35g.

H+ + OH- ->H2O nOH-=0.2(1.25+2)=0.65 mol nH+=0.8 mol =>axit dư =>n H2SO4 pư=0.325 mol=nSO4(2-) =>khối lượng muối là=230.25+0.2137+0.325*96=64.35g =>đáp án D Mình làm vậy có đúng ko ?

sao bạn lại khẳng định A là M2Om trong khi đáp án lại có CT Fe3O4

Theo em thỳ anh Phúc làm thế để đơn giản thôi .:24h_049: M2Om trong đó M có số oxi hóa +m .Trong Fe3O4 số oxi hóa của Fe là +8/3 . Fe2O(8/3) được coi là Fe3O4 mà !