Bài tập Hoá vô cơ

Trước hết, trong bài này ko viết ptpu mà có viết đi nữa thì hệ số vẫn là 1 mol (MO+M) đều pu với 2 mol HCl. Đề ra ko liên quan gì đến H2 hay H2O nên ko ảnh hưởng bạn ạ! À, bạn có cách nào khác giải bài này ko?

</x>

Có chắc phương trình này không: MOx –> MCl2x. Vấn đề nằm ở chỗ này, đặt số mol và biến đổi toán học cho từng chú sẽ nhận ra cái công thức của muối Clorua không phải là MCl2x (khi mà MOx là công thức trung bình của hỗn hợp đầu)

Bạn không thể đặt công thức trung bình chung cho kim loại và oxit được. chỉ có thể đặt chung cho các oxit thì được. bạn chỉ sai tại điểm này thôi. Cách Giải tham khảo: M + HCl -----> MCl2 a a (mol) MO + HCl ----> MCl2 b b ( mol) ta có hệ: M.a+( M+ 16)b = 0.88 (1) (M + 71)a + (M +71)b = 2.22 ( 2)

từ (2) –> ( a+ b) = 2.22/M+71 thay vào (1) ta có :)16M + 1136)b = 62.48 - 1.34M để thỏa mãn b > 0 ---->62.48 -1.34 M > 0 => M < 46.6 mặt khác tổng số hạt cơ bản >40 và kim loại hóa trị II ==>M là Ca (40) thỏa mãn.

Em có bai nay chưa hiểu lắm>> mọi người giải giup em nhé:

  1. Tyrosin phản ứng với chất nào sau đây theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 A. NaOH B. H2SO4 C. CH3OH/HCl (hơi bão hoà) D. HNO2

  2. Từ 100 lít dung dịch rượu etylic 400 (d = 0,8 g/ml) có thể điều chế được bao nhiêu kg cao su buna (hiệu suất cả quá trình là 75%)? A. 25,215 kg. B. 28,174 kg. C. 14,087 kg. D. 18,783 kg.

  3. Thuỷ phân a (g) một este X thu được 0,92g glixerol, 3,02g natri linoleat và m (g) natri oleat. Giá trị của a và m là A. 10,02; 6,08 B. 8,82; 6,08 C. 5,78; 3,04 D. 9,98; 3,04

  4. Nung m (g) hỗn hợp C, CuO trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn A. Hoà tan A bằng 0,5 lít dung dịch HCl 0,2M (vừa đủ), phần không tan tác dụng đủ với 0,8 lít dung dịch HNO3 0,2M thu được khí NO duy nhất. Giá trị của m là A. 14 B. 13,52 C. 13,4 D. 13,16

  5. Ở điều kiện thường Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm 68% thể tích tinh thể. Khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu coi nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là A. 0,125nm B. 0,134 nm C. 0,165nm D. 0,155nm

Cảm ơn [b]dung_tren_mat_bien[/b] nhé! Nhờ bạn tôi đã tìm được chỗ sai rồi!

ok! không có gì đâu bạn ạ. nếu bất kỳ ai có bài tập hóa nào thi chyển mình giải hộ. Minh chuyên giải bài tập từ những bài đơn giản tới các bài phức tạp. Rất vui được giúp đỡ mọi người. Nhưng đừng đánh đố nhau là không được đâu đấy…

Bài này bạn có thể làm như thế này nhé Giả sử hỗn hợp chỉ gồm có M ta có M + 2HCl -> MCl2 + H2 0,88 2,22 => (M+71).0,88 = M.2,22 => M = 46,62 Giả sử hh chỉ gồm MO ta có MO + 2HCl -> MCl2 + H2O 0,88 2,22 => (M+71).0,88 = (M+16)2,22 => M = 20,11 => vì hh nên: 20,11 < M < 40. Kết hợp với điều kiện tổng số hạt > 40 tức số p > 13 và N > 14 tức M > p + n = 27 => Chỉ có đáp án Ca là thỏa mãn:ot (

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN HÓA HỌC

I>Phương pháp sơ đồ đường chéo Nguyên tắc:Trộn lẫn 2 dung dịch Dung dịch 1: Klượng m1 , thể tích V1,nồng độ C1(C% hoặc CM), klriêng d1 Dung dịch 2: Klượng m2 , thể tích V2,nồng độ C2(C% hoặc CM), klriêng d2 Dung dịch thu được có m= m1 + m2 , V= V1 + V2, nồng độ C( C1<c><c2), klriêng=“” d=“”> Sơ đồ đường chéo và công thức ứng với mỗi trường hợp là a) Đối với nồng độ % về khối lượng : m1 C1 [C2 - C ] m1 [C2 - C ]
C   =  (1) m2 C2 [C1 - C ] m2 [C1 - C ]

b)Đối với nồng độ mol/lit : V1 C1 [C2 - C ] V1 [C2 - C ]
C   =  (2) V2 C2 [C1 - C ] V2 [C1 - C ]
c) Đối với khối lượng riêng : V1 d1 [d2 - d ] V1 [d2 - d ]
d   =  (3) V2 d2 [d1 - d ] V2 [d1 - d ]
Lưu ý: Khi sử dụng sơ đồ đường chéo ta cần biết: *) chất rắn coi như ddịch có C=100% *) dung môi xem như có C%=0% *) khối lượng riêng của H2O là d=1g/ml

Bài tập : 1)Để thu được dd HCl 25% cần lấy m1 gam dd HCl 45% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%.tỉ lệ m1/ m2 là :
a) 1:2 b) 1:3 c) 2:1 d) 3:1 2)Để pha được 500 ml dung dịch nước muối sinh lí C= 0,9% cần lấy V ml dd NaCl 3% .Giá trị của V là : a) 150 b) 214,3 c) 285,7 d)350 3)Hòa tan 200gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%.Giá trị của m là : a) 133,3 b) 145,9 c)272,2 d) 300 4) Nguyên tử lượng trung bình của Brom là 79,319. Brom có hai đồng vị bền : 3579Br và 81Br thành phần số nguyên tử của 81Br là a) 84,05 b)81,02 c)18,98 d)15,95 5)Một hỗn hợp gồm O2 và O3 ở điều kiện chuẩn có tỉ khối đối với hidro là 18.Thành phần vè thể tích của O3 trong hỗn hợp là : a) 15% b) 25% c) 35% d) 45% 6)cần trộn 2 thể tích mêtan với một thể tích đồng đẳng X của mêtan để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với hidro bằng 15. X là: a) C3H8 b) C4H10 c) C5H12 d) C6H14

7)Bài toán tính phần trăm hỗn hợp muối trong phản ứng giữa đơn bazơ và đa axít Thêm 250ml dd NaOH 2M vào 200ml dd H3PO41,5M.muối tạo thành và khối lượng tương ứng là : a) 14,2gamNa2HPO4 và 32,8gam Na3PO4 b)28,4gamNa2HPO4 và 16,4gam Na3PO4 c) 12 gamNaH2PO4 và 28,4gam Na3HPO4 d)24gamNaH2PO4 và 14,2gam Na2HPO4

8)Bài toán hỗn hợp 2 chất vô cơ của hai kim loại có cùng tính chất hóa học Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp hai muối CaCO3 và BaCO3 bằng ddHCl dư thu được 448 ml khí CO2(đkc)thành phần số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là : a) 50 b) 55% c) 60% d) 65%

  1. Bài toán trộn hai quặng của cùng một kim loại A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3 , B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4.trộn m1 tấn quặng A với m2 tấn quặng B thu được quặng C , mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon,tỉ lệ m1/m2 là: a) 5/2 b) 4/3 c)3/4 d)2/5

II> PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm

  1. hộn hợp A gồm 0,1 mol etylenglycol và 0,2 mol chất X.Đề đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A cần 21,28 lít oxi (đkc) và thu được 35,2 gam CO2 và 19,8 gam H2O.Tính khối lượng phân tử X( biết X chỉ chưa C,H,O) 11)Hòa tan hoàn toàn 3,34 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hóa trị II và hóa trị II bằng dd HCl dư ta thu được dd A và 0,896 lít khí bay ra (dkc).tính khối lượng muối có trong dd A 12)khử m gam hỗn hợp A gồm các oxít : CuO,FeO,Fe3O4,Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2.tính giá trị của m a) 44 gam b) 44,8gam c) 22,4gam d) 53,2 gam 13)Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp gồm 2 este đơn chức là đồng phân của nhau thấy cần dùng vừa đủ 200ml ddNaOH 1M, thu được m gam hỗn hợp hai muối và 7,8 gam hỗn hợp 2 rượu .tìm m a) 10gam b) 15gam c)20gam d) 25gam

III> PHƯƠNG PHAP` BÀO TOÀN NGUYÊN TỐ: Tổng số mol nguyên tử của một nguyên tố X bất kì trước và sau phản ứng luôn bằng nhau

Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm FeO a mol và Fe2O3 b mol bị khử bởi CO cho hỗn hợp rắn B gồm Fe2O3 x mol(dư) Fe3O4 y mol, FeO z mol(dư) và Fe t mol, khi đó ta có:  n Fe(trong A) =  nFe (trong B) nghĩa là : a + 2b = 2x+3y+z+t 14) hỗ hợp chất rắn A gồm 0.1 mo, Fe2O3 và 0.1 mol Fe3O4.Hòa tan A bằng dd HCl dư thu được dd B,cho NaOH dư vào dd B thu được kết tủa C.Lọc lấy kết tủa rửa sạch sấy khô rồi đem nung trong khong khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn D.giá trị m là a) 20 gam b) 40 gam c) 25 gam d) 30 gam Giải: Viết tất cả 7 pt xảy ra và thấy D gồm Fe2O3 nên nFe trong D = 0.1x2+0.1x3=0.5 mol do đó nD =  nFe /2 = 0.25 nên mD= 0.25x160=40 gam 15) tiến hành cracking ở nhiệt độ cao 5.8 gam butan sau một thời gain thu được hỗn hợp khí X gồm CH4 , C2H6 , C2H4 , C3H6, C4H10. Đốt cháy hoàn toàn X trong khhí oxi dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng H2SO4 đặc.tính độ tăng khối lượng của bình đựng H2SO4 đặc a) 18 gam b) 9 gam c) 27 gam d) 36 gam Giải: n butan =0.1 mol Ban đầu 10 H nên sau có 5H2O  nH= nH trong H2O= 10x0.1= 1 mol do đó nH2O = 0.5 mol vậy mH2O = 0.5x18=9 gam 16)hỗp hợp khí A gồm một akan, anken, ankin và hidro.chia A làm 2 phần bằng nhau về thể tích rồi : Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng nước vôi trong dư sau phản ứng cân bình 1 tăng 9.9 gam, bình 2 tăng 13.2 gam Phần 2: dẫn từ từ qua ống đựng niken nung nóng thu được hỗn hợp khí B , sục khí B qua bình đựng nước vôi dư thấy bình đựng vôi trong tăng m gam.tính giá trị của m

IV PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON: Khi có nhiều chất oxihóa hoặc chất khử trong hỗn hợp phản ứng, nhiều phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn thì: tổng số mol electron cho=tổng số mol electron nhận

  1. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dd HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí đkc gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích 3:1,xác định tên kim loại M Giải: nkhí= 0.4 mol vì V NO2: V NO = 3:1 nên n NO2: n NO = 3:1 suy ra nNO2 = 3/4x0.4=0.3 mol, nNO=0.1 mol quá trình oxihóa : M – ne =Mn+ quá trình khử: 4NO3- + 6e = 3 N+4 + N+2 do đó 19.2/M = 6x0.1 suy ra M=32n từ đó tìm M

  2. Hòa tan 11.2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dd A và 6.72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và một khí X với tỉ lệ thể tích là 1:1.Xác định khí X 19)để m gam phoi bào sắt ngoài khong kkhí sau một thời gian biến thành hỗn hợp B có khối lượng 12 gam , cho B tác dụng hoàn toàn với HNO3 dư thấy giải phóng 2.24 lít khí duy nhất NO, tính m

V PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH Tổng số điện tích dương = tổng số điện tích âm

Ví dụ: kết quả xác định nồng độ mol/lit của các ion trong dd như sau: Ion Na+ Ca2+ NO3- Cl- HCO3- Số mol: 0.05 0.01 0.01 0.04 0.025 Hỏi kết quả này đúng hay sai? 20)Lập biểu thức liên hệ giữa a,b,c,d trong dd chứa a mol Na+, b mol Ca2+ , c mol HCO3- và d mol Cl-

BÀI TẬP TỔNG QUÁT VẬN DỤNG 
  1. Để thu được dd CuSO4 16% cần lấy m1 gam tinh thể CuSO4.5H2O cho vào m2 gam dd CuSO4 8%. Tỉ lệ m1/m2 là: a) 1/3 b) ¼ c) 1/5 d) 1/6
  2. Hòa tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 40 gam dd NaOH 12% thu được dd NaOH 51%.Giá trị của m là a) 11.3 b) 20 c) 31.8 d) 40 23)số lít nước nguyên chất cần thêm vào 1 lít dd H2SO4 98%(d=1.84)để được dd mới có nồng độ 10% là a) 14.192 b) 15.192 c) 16.192 d) 17.192 24)Cần lấy V1 lít CO2 và V2 lít CO để điều chế 24 lít hỗn hợp CO2 và CO có tỉ khối hơi với metan là 2.Giá trị V1 lít là: a) 2 b) 4 c) 6 d) 8
  3. thêm 150 ml dd KOH 2M vào 120 ml dd H3PO4 0.1M.Khối lượng các muối thu được trong dung dịch là a) 10.44 gam KH2PO4 ; 8,5 gam K3PO4 b) 10.44 gam K2HPO4 ; 12,72 gam K3PO4 c) 10.24 gam K2HPO4 ;13,5 gam KH2PO4 d) 13,5 gam KH2PO4 ; 14,2 gam gam K3PO4 26)Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp hai muối CaCO3 và MgCO3 bằng dd HCl dư, thu được 0.672 lit khí ở đkc.thành phần số mol của MgCO3 trong hỗn hợp là : a) 33,33 b) 45,55% c) 54,45% d) 66,67% 27)A là khoáng vật cuprit chứa 45% Cu2O, B là khoáng vật tenorit chứa 70% CuO.Cần trộn A và B theo tỉ lệ khối lượng T= mA/mB như thế nào để được quặng C mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được tối đa 0,5 tấn đồng nguyên chất .T bằng: A) 5/3 B) 5/4 c) 4/5 d) 3/5 28)Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp gồm C2H4, C3H6, C4H8, thu được 4,4 gam CO2 và 2,52 gam H2O.Giá trị của m là : a) 1,34 gam b) 1,48 gam c) 2,08 gam d) 2,16 gam

29)Dung dịch Xg có chứa a mol Na +, b mol Mg2+,c mol Cl-, d mol SO42-,biểu thức nào dưới đây đúng a) a+2b= c+2d b) a+2b =c+d c) a+b =c+d d) 2a+b = 2c + d 30)Cracking 5,8 g C4H10 thu được hỗn hợp khí X.Khối lượng H2O thu được khi đốt cháy hoàn toàn X là : a) 4,5 gam b) 9 gam c) 18 gam d) 36 gam 31) Cho 11,2 lít (đkc) axetilen hợp H2O (xt, to),khối lượng CH3CHO tạo thành là a) 4,4 gam b) 12 gam c) 22 gam d) 44 gam 32)oxi hóa 12 gam rượu đơn chứa X thu được 11,6 gam andehit Y.Vậy X là: a) CH3CH2CH2OH b) CH3CH2OH c) CH3CHOHCH3 d) kết quả khác 33)Lấy 2,98 gam hỗn hợp X gồm Zn và fe cho vào dd HCl 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn ta cô cạn ( trong điều kiện không có oxi) thì được 6,53 gam chất rắn.thể tích khí H2 bay ra đkc là: a) 0,56 lít b) 1,12 lít c) 2,24 lít d) 4,48 lít 34) cho 29 gam rượu đơn chức Y tác dụng hết với Natri tạo ra 5,6 lít H2 đkc vậy X là a) C2H5OH b) C3H7OH c) C3H5OH d) CH3OH 35) Đốt cháy một este no đơn chức mạch hở thu được H2O.thể tích khí CO2 thu được là a) 2,24 lít b) 3,36 lít c) 4,48 lít d) 6,72 lít

sưu tầm thoy nha:24h_027:</c2),></c>

Bạn nào giải giúp mình bài này bằng phương pháp bảo toàn electron có được không ?? Cho 18.5g hh X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dd HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 2.24lit khí NO(dktc), dung dịch Y và còn lại 1.46g kim loại.Khối lượng muối trong Y và nồng độ mol của dd HNO3 là ??? Thank nhiều !!!:24h_088:

Fe3O4 + HNO3 -> Fe(NO3)3 + NO + H2O + KL Fe 18,5g a mol (a-0,1)/3 mol (0,1.30)g 0,5 mol 1,46g Đặt số mol HNO3 là a (mol), ta dễ dàng suy ra số mol của H2O và Fe(NO3)3 (áp dụng định luật bt ngtố) áp dụng dl BT Khối lượng, ta có: 17.04 + 63a = 242(a-0,1)/3 + 0,1.30 + 18.0,5a + 1,46 giải pt trên => a = 0.829 m muối= 58,806g ; nồng độ mol = 4,145 M Nếu có j sai sót xin các bạn bỏ qua hen ^.^

Mình cảm ơn bạn nhìu nhưng mà đáp án sai mất rùi !!! Thank bạn nhen !!!:24h_088: Bài này bạn đừng nghĩ rằng kim loại sau pư là Fe trong hỗn hợp ban đầu mà là klg Fe sau pư với HNO3 và với Pư Fe + 2Fe3+ => 3Fe2+ Cảm ơn bạn nhiều !!!:24h_088:

Gọi số mol Fe phản ứng là a, Fe3O4 là b mhh= 56a+232b = 18,5 - 1,46 gam Bảo toan e: 2a(của Fe pu—>Fe+2) = 0,1.3(của N+5 —> N+2) + b.3.2/3(Của Fe3O4 —>Fe+2) (Vì Fe dư nên muối tạo thành là muối Fe2+) Giải hai phương trình này có thể tính đước số mol các chất ::24h_109: số mol muối Fe(NO3)2 = a +3b số mol HNO3 = 2.số molFe(NO3)2 + số mol NO

tui gải vậy có được ko vậy?

mình đóng góp xíu hen, có ji sai sót mong các bác thông cảm, em gà lắm :d số mol Fe2+ =0.27 => m muối Fe(NO3)2 = 48.6 n HNO3 = 0.27*2 + 2.24/22.4 = 0.64 => nồng độ axit : 3.2 M (kim loại dư nên chỉ còn Fe2+, coi như quá trình chỉ tạo Fe2+ sẽ dễ tính hơn), em giải thế hok bik đúng hay sai, mong các bác bỏ quá nếu có vấn đề ji :smiley:

bài nì có 2 cạc lèm gần gióng nhau! C1 khối lượng hh tham gia pứ là 18,5-1,46=17,04 ta quy đổi hh tham gia pứ về hh gồm 2 ngtố Fe và O với số mol lần lượt là a và b theo bảo toàn klg ta có 56a+16b=17,04 pt thứ 2 theo bảo toàn e do có kl dư(Fe)nên trong dung dịch thu đc chỉ chứa ion Fe2+ ta có 2a-2b=0,3 ta đc a=0,27 b=0,12 dó đó muối = 48,6 và Cm=3,2 cách 2 bạn qui hh pú zề hỗn hợp dạng (a mole; b mol Fe2+ ;c mol O2-) sau pứ ta có hh (NO3-;Fe2+) do đó ta nhận thấy ngay nNO3- tạo muối = a +2c=2b ta có a =0,3 và 56b+16c= 17,04 b=0,27 c= 0,12

Cho em hỏi : Cho hỗn hợp A chứa khí oxi và ozon vào hỗn hợp B chứa nước và hidro peoxit thì sẽ xảy ra những phản ứng gì? Thứ tự các phản ứng ? Biết rằng A khử hết B.

Hix không biết có sai không mà nhìn qua nhìn lại thấy có phản ứng này: O3 + H2O2 = H2O + O2

Nhưng mà khi cho O2 Và O3 vào hh nước và H2O2 thì O3 pư với H2O và H2O2 trước rồi nếu còn dư H2O và H2O2 thì mới đến O2 pư ,hay là các Pư xảy ra đồng thời ?

Hix đại ca nói gì chả hiểu. O3 tan trong nước. O3 phản ứng với H2O2 … .còn O2 thì phản ứng được với nước và H2O2 sao :-/ ?? … Lạ gúm :))

Xin lỗi nhớ lộn hh B gồm H2 và CO chứ không phải H2O và H2O2

O3+co=co2+o2 o3+h2=h2o+o2 o2+h2=h2o o2+co=co2 sorry nhầm