Không phải đánh đố đâu, đừng nghĩ vậy nhe :24h_006:
ko cho denta S sao?
hjx hjx chị có cùng câu hỏi vs em !!.. phần này em mới học nên ko dám hỏi lại đề của bạn đó… có phải trường hợp này thì entapy tính bằng deltaG= deltaH - TdeltaS … mà ko cho deltaS thì sao hả chị ???
denta G có rất nhiều ct nhưng theo những ct chị biết thì ko có cái nào áp dụng cho bài này đc chỉ có ct như em vừa nêu thôi nhưng bài lại ko cho denta S. mà ở mỗi nhiệt độ khác nhau thi denta S nhau nên cũng ko thể rút gọn đc! Nếu ko phải đề thiếu thì chắc phải có ct khác rồi!
Không biết công thức của Van-Hoff à. :2:
ax!H2So4 ma so sanh voi HClo4 ha ban hclo4 la ãit manh nhat’ do’ con h2so4 thuong thoi^
bài 3 này không phải của cấp 3 đâu em. Mình dùng công thức Gibb là ra ngay mà. Công thức đó như sau : d(delta G/T)/dt=(-delta H)/T^2 từ đó tính tích phân ta có được delta G2/T2 - delta G1/t1 = -tích phân từ T1 đến T2 của (deltaH.dT/T^2). Rõ ràng là chỉ có biến T thôi, thay vào là sẽ có kết quả cho deltaH.
Có gì đâu, cấp 3 chuyên học hết ấy mà. Cái này là nó tạm coi delta S và delta H không đổi theo 1 khoảng nhiệt độ nhỏ. Từ đó biến đổi là ra thôi.
Còn cái công thức trông có vẻ “khủng hoảng” ở trên, nói cho cùng cũng chỉ từ cái gốc kia mà ra.
DeltaG = DeltaH - T DeltaS. coi Delta H và Delta S không đổi theo 1 khoảng nhiệt độ nhỏ, chia 2 vế cho T, rồi ta lấy vi phân 2 vế theo T được: d(deltaG/T) = d(delta H/T) - d(delta S). Do đã coi “Delta H và Delta S không đổi theo 1 khoảng nhiệt độ nhỏ” nên: d(delta S) = 0 và d(delta H/T) = -deltaH.dT/T^2 lắp vào là ra công thức như trên.
Nhưng với phổ thông, làm đơn giản như sau:
delta G1 = deltaH + T1deltaS. delta G2 = deltaH + T2deltaS. (vì H1 và H2 là như nhau và S cũng thế) - nhìn sơ qua thấy 2 phương trình 2 ẩn, xong rồi chứ gì :ngungay (
“DeltaG = DeltaH - T DeltaS. coi Delta H và Delta S không đổi theo 1 khoảng nhiệt độ nhỏ, chia 2 vế cho T, rồi ta lấy vi phân 2 vế theo T được: d(deltaG/T) = d(delta H/T) - d(delta S). Do đã coi “Delta H và Delta S không đổi theo 1 khoảng nhiệt độ nhỏ” nên: d(delta S) = 0 và d(delta H/T) = -deltaH.dT/T^2 lắp vào là ra công thức như trên.” bấy giờ tính tích phân ngược lại xem ra không nhé. :)) thừa nhận là cấp 3 không nên đưa mấy cái toán cao cấp này vào.
chênh lệch 100k vẫn đc coi là nhỏ hả anh, vậy chênh lệch thế nào đc coi là lớn ạ? mà tích phân vs vi phân em vẫn chưa học đến nên cũng hơi khó, liệu còn cách nào khac ko?
Dĩ nhiên tích phân ngược lại sẽ không ra được công thức gốc, bởi ở công thức gốc đã được bỏ qua 2 số liệu là H và S không đổi. Tức là công thức bạn đưa ra chỉ là công thức gần đúng thôi bạn ạ. Lớp 12 đã học vi phân + tích phân thì hiểu được ngay thôi. Đây cũng chỉ là mấy phép vi phân chưa phức tạp.
chênh lệch 100k vẫn đc coi là nhỏ hả anh, vậy chênh lệch thế nào đc coi là lớn ạ? mà tích phân vs vi phân em vẫn chưa học đến nên cũng hơi khó, liệu còn cách nào khac ko?
Cách khác anh vừa mới nêu trong cùng bài rồi còn gì, 2 phương trình 2 ẩn, chưa đọc hết đã hỏi. Còn 100 độ là nhỏ hay to còn tùy thuộc vào thang đo của nó. Bài này không làm gần đúng như thế thì hết cách đấy.
em là thành viên mới. cho em hỏi chút là tại sao thuyết VB trong liên kết hóa học ko giải thích được từ tính của chất đó mà trong phức chất lại giải thích được nhỉ
Em có chút thắc mắc về bài toán như sau: Tính số mol NaOH cần cho vào 500 ml dd H3PO4 0,1M để thu được dung dịch có pH=4,66 ? Biết pKa1= 2,12; pKa2=7,2; pKa3=12,3 1> Làm sao để biết được ở khoảng pH này thì NaOH đã trung hòa đến nấc thứ mấy của axit được ạ? 2> Giả sử như NaOH trung hòa vừa hết nấc 1, dung dịch chỉ có H2PO4-. Khi đó để tính pH ta có được dùng công thức gần đúng: pH=1/2( pKa1+ pKa2) được không
1/ pH nằm trong khoảng pKa nào thì trong dung dịch sẽ tồn tại chủ yếu 2 muối ứng với 2 nấc pK đấy. 2/ Chính khi trung hòa vừa hết 1 nấc mới dùng được công thức kia. Còn không là không dùng được.
pH=4,66 thì nằm trong khoảng pKa1 và pKa2: Dùng công thức hệ đệm: pH = pKa1 + lg([H2PO4-]/[H3PO4]) —> 4.66 = 2.12 + lg([H2PO4-]/[H3PO4]) => [H2PO4-]/[H3PO4] = 10^2,54
pH = pKa2 + lg([HPO42-]/[H2PO4-]) => [HPO42-]/[H2PO4-] = 10^-2.54
Từ tỉ lệ thì dd chỉ có H2PO4-: pH=1/2 ( 2,12+ 7,2)= 4,66 => 0,05=0,1V –>V=0,5 (l) Làm như vậy đúng chưa ạ??
Sử dụng phân số nồng độ tính nồng độ các ion [PO43-]; [HPO42-]; [H2PO4-].
và lượng NaOH ban đầu = 3[PO43-] + 2[HPO42-] + [H2PO4-] - [H+] (bảo toàn nồng độ - bỏ qua phân ly H2O vì pH = 4.66 nhỏ hơn 7 gần 3 đơn vị rồi)
Đáp số anh tính được số mol NaOH cần thêm vào là 0.049989061 mol _, làm tròn 0.05 mol.
Dùng công thức hệ đệm: pH = pKa1 + lg([H2PO4-]/[H3PO4]) —> 4.66 = 2.12 + lg([H2PO4-]/[H3PO4]) => [H2PO4-]/[H3PO4] = 10^2,54
pH = pKa2 + lg([HPO42-]/[H2PO4-]) => [HPO42-]/[H2PO4-] = 10^-2.54
Từ 2 con số này làm sao suy ra câu này:
Từ tỉ lệ thì dd chỉ có H2PO4-
Anh sorry vì đã viết nhầm chỗ này
pH nằm trong khoảng pKa nào thì trong dung dịch sẽ tồn tại chủ yếu 2 muối ứng với 2 nấc pK đấy. , tính lại mới ngộ ra: [H3PO4] và [H2PO4-] pH < (pKa1+pKa2)/2. [H2PO4-] pH = (pKa1+pKa2)/2. [H2PO4-] và [HPO42-] (pKa2+ pKa3)/2 > pH > (pKa1+pKa2)/2. [HPO42-] pH = (pKa2+ pKa3)/2. [HPO42-] và [PO43-] pH> (pKa2+ pKa3)/2.
Nghĩa là cái mốc so sánh là các giá trị trung bình của 2 pK chứ không hẳn là các giá trị pK123 =.=
Cation Fe3+ là axit , phản ứng với H2O theo phương trình: Fe3+ + H2O <-----> Fe(OH)2+ +H2O Ka=10^-2.2 Hỏi ở nồng độ nào của FeCl3 thì bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3 . Tính pH của dung dịch khi đó biết rằng Tt(Fe(OH)3)=10^-38
Ka >> Kw –> bỏ qua cân bằng phân ly nước khi tính pH. Fe3+ + 2H2O –> FeOH2+ + H3O+; K1 = 10^-2.2 (cân bằng chính quyết định pH cho dd) [OH-] = Kw/h Để có tủa Fe(OH)3 –> [Fe3+][OH-]^3 = Ks = [Fe3+]*Kw^3/h^3 Trong khi đó h^2/[Fe3+] = K1 chia 2 phương trình cho nhau để triệt tiêu [Fe3+] đi là rút ra h. Có h rồi quay ra tính lại [Fe3+].
pH=4,66=1/2 (pK1+ pK2) –> tồn tại H2PO4-; vậy có cần phải đánh giá tỉ lệ theo công thức hệ đệm không ạ?
Ngày xưa anh học thì thầy bảo phần đánh giá ngược lại để chứng minh giả thuyết của mình đúng là không được tính điểm, nghĩa là có cũng được mà không có cũng được. Nhưng ở bài này thì nên có, không thì ngắn quá Nên đánh giá ngược lại để chứng minh mình nói đúng: chỉ có ion H2PO4- tồn tại chủ yếu.
Còn làm như cách anh post ở trên thì khỏi phải chứng minh ngược lại. Tùy chọn!