Vướng mắc trong sắc kí lỏng

các bạn hãy cho mình biết đặc tính của cột C18 (dùng trong sắc kí lỏng). có thể thay đổi độ phân cực của cột bằng dung môi được không? làm như thế nào? khi phân tích hợp chất có độ phân cực mạnh thì điều chỉnh dung môi như thế nào?

Đặc tính của cột C18 dùng để lọc các chất bẩn mà bạn không muốn có nó trong quá trình phân tich.VD phân tích diazinon trong nước thì bạn cho qua cột C18,nước và các chất khác sẽ chảy qua còn diazinon bị giữ lại,sau đó bạn dùng 1 dung môi khác để hòa tan diazinon, như vậy cột C18 có công dụng như là làm giàu mẫu,tăng nồng độ diazinon khi đem đi phân tích.Bạn không thể thay đổi độ phân cực của cột C18,mỗi cột có độ phân cực riêng, VD C18, C14…Đối với mỗi sự phân tích khác nhau thì sẽ dùng các cột khác nhau tùy theo độ phân cực của dung môi có chứa chât cần phân tích.

hsnguyen có thể cho mình biết tạo sao cột c18 lại giữ diazinon?, diazinon có tính chất gì và vì sao dung môi lại kéo nó ra khỏi côt. những chất như thế nào sẽ bị giữ lại trong cột c18. cám ơn các bạn đã tham gia thảo luận!

mình đang thắc mắc sự khác nhau giữa cột pha đảo và pha thường trong sắc kí lỏng , hãy giúp mình với

-sắc kí cột pha thường thì pha tĩnh là chất phân cực ,nên khi đó chất ít phân cực hơn sẽ được rửa giải ra trước. -sắc kí cột pha đảo : thì pha tĩnh là chất ít phân cực, nên khi đó chất phân cực sẽ được rửa giải ra trước ( vì thế pp này thuận lợi hơn vì ta có thể thay đổi độ phân cực của dung môi rủa giải 1 cách dễ dàng hơn (pha động) so với sk pha thường thì khó hơn do pha tĩnh ta khó có thể thay đổi độ phân cực của nó.)


Cột C18 có cấu tạo là một mạch carbon 18C được gắn trực tiếp lên sườn silica. Cấu tạo của nó như hình vẽ dưới đây. C18 là một cột không phân cực điển hình (còn gọi là cột pha đảo-reverse phase column). Theo nguyên tắc nó được dùng để phân tích những hợp chất từ ít phân cực đến phân cực trung bình và không thể dùng để phân tích các hợp chất có độ phân cực mạnh. Không thể thay đổi độ phân cực của cột được (chắc là bạn viết nhầm), mà ta chỉ có thể thay đổi độ phân cực của dung môi bằng cách trộn hỗn hợp các dung môi phân cực mạnh (H2O) với các dung môi phân cực yếu hơn (Metanol, acetonitril, tetrahydrofuran) ta sẽ có được các hệ dung môi với mức độ phân cực khác nhau. Người ta gọi là dung môi mạnh khi độ phân cực của nó gần giống với độ phân cực của cột. Ví dụ nếu ta sử dụng cột C18 thì hỗn hợp H2O:MeOH 30:70 (v/v) có độ mạnh hơn hỗn hợp dung môi H2O:MeOH 70:30 (v/v). Dung môi càng mạnh thì khả năng lôi các chất ra khỏi cột càng mạnh, các chất ra càng nhanh, khi các chất ra càng nhanh sẽ bị chập lên nhau.

Bạn thắc mắc là vì muốn tìm hiểu về mặt lý thuyết sự khác biệt của cột thường và cột C18? Hay bạn đang dùng cột C18 để tách mẫu bằng HPLC mà không biết điều kiện chạy mẫu? Nếu bạn cần điều kiện chạy mẫu thì post loại mẫu mà bạn sẽ chạy lên để mọi người có thể thông tin cho bạn nếu biết về loại mẫu đó.

cảm ơn các bạn đã tham gia thảo thuận Mình muốn tìm hiểu về đặc tính của cột c18 và dung môi để khi phân tích thì có thể điều chỉnh chất phân tích ra nhanh hay chậm theo mong muốn của mình. Ngoài ra mình còn muốn biết sự khác nhau giữa cột pha thường và pha đảo, cách sử dụng dung môi. khi trong pha động có axit thì cột c18 sẽ thay đổi như thế nào? mức độ phân cực của 1 chất nào đó (mạnh hay trung bình) có cách tính không? mong các bạn giúp đỡ

và link sau http://www.sigmaaldrich.com/supelco/general_information/t405089_1.pdf Có loại cột C18 chịu được pH từ 2- 8.

mong các bạn giúp mình nhé trong cột c18 thì cacbon mgoài cùng chứa nhóm chức gì vậy? khi dung môi chứa axit thì tương tác giữa chất phân tích và cột như thế nào? (chất phân tích sẽ ra nhanh hay chậm hơn, vì sao?)

tùy theo từng loại cột C18 ma mức độ phân cực nó sẽ khác nhau theo nhà sản xuất, khi đó người ta sẽ thay đổi các nhóm chức gắn trên cột C18 thì nó sẽ làm thay đổi sự phân cực của cột mà người ta yêu cầu. bởi vì thế không thể nói được tác dụng của acid đối cột C18 vì tùy theo nhóm chức đính trên C18 mà nó sẽ có những thay đổi khac nhau. thân

Câu hỏi rất hay: Cột C18, carbon ngoài cùng không chứa nhóm chức nào mà là nhóm (-CH3). Nếu nhìn chi tiết hơn, một hạt pha tĩnh vừa có chứa nhóm alkyl và vừa có chứa nhóm chức -SiOH, do sự alkyl hóa hạt silicagen không thể thực hiện hoàn toàn. Những chỗ còn chứa nhóm -SiOH gọi là vị trí ưa nước, những chỗ chứa nhóm alkyl gọi là vị trưa dầu (như hình sau đây):
Cả hai vị trí này đều có tác dụng tương tác với các chất phân tích: vị trí ưa nước tương tác mạnh với các chất phân cực, nhất là các hợp chất có chứa các nhóm chức có thể tạo liên kết hydrogen, pic thu được sẽ bị bành rộng làm giảm độ nhạy và độ phân giải. Do vậy, một số chất phân tích trong phân tử có chứa các nhóm -OH người ta phải thêm vào một acid(thường là acid formic) để khóa các vị trí ưa nước bằng cách tạo liên kết hydrogen với các vị trí này. Pic thu được vì thế sẽ thon, đối xưng và nhọn hơn, tăng hiệu năng của HPLC

cám ơn Minh Truc nhiều, mình đã hiểu được nhiều vấn đề hơn. nếu bạn có tài liệu hay sách nói về sắc kí thì giới thiệu cho mình với , nếu là sách thì nhờ cho biết tên sách và tác giả. bạn có thể cho địa chỉ email của bạn được không? mình có điều muốn hỏi là : mình đọc tài liệu thì nói rằng 1 số cột c18 khi chạy pha động nhiều nước thì sẽ bị sụp cấu trúc của c18, tại sao vậy? Cột phenyl có phân cực không? khi phân tích 1 chất nào đó , mình muốn xác định độ phân cực của nó ra sao thì làm như thế nào? chất phân cực mạnh hay yếu có thang nào để so sánh không?

Cho hỏi tí nhẹ khi phân tích vitamin A (retinol) bằng đầu dò UV Ta lấy retinol làm chuẩn. sau khi xử lý mẫu và đo thì các loại khác như vitamin A acetat, palmetat có được định lượng chung với retinol hay khong? Nếu lấy vitamin A acetat làm chuẩn thì có được không? có cần xử lý gì không?

đây là mình tóm lại khái quát về sắc ký và phổ nguyên tử để cho anh em có cái nhìn tổng quát.

mình đang kẹt khi định lượng clophe bằng HPLC,có lúc chạy ra có lúc không, mình đã theo dõi điều kiện chạy của 2 lần đều giống nhau,các bạn có pp phân tích nào mới không giúp mình với

Bạn phải nói rõ là chất gì và mẫu của bạn ở dạng gì, với Chloramphenicol thì quy trình xử lý mẫu rất quan trọng, rất dễ dẫn đến tình trạng lúc chạy ra lúc không ra peak.

với Chloramphenicol Mobile phase— Prepare a suitable filtered mixture of water, methanol, and glacial acetic acid (55:45:0.1). Make adjustments if necessary Standard preparation— Dissolve an accurately weighed quantity of Chloramphenicol RS in Mobile phase, and dilute quantitatively, and stepwise if necessary, with Mobile phase to obtain a solution having a known concentration of about 80 µg per mL. Filter a portion of this solution through a 0.5-µm or finer porosity filter, and use the clear filtrate as the Standard preparation. Assay preparation— Transfer about 200 mg of Chloramphenicol, accurately weighed, to a 100-mL volumetric flask, add Mobile phase to volume, and mix. Transfer 4.0 mL of the resulting solution to a 100-mL volumetric flask, dilute with Mobile phase to volume, and mix. Filter a portion of this solution through a 0.5-µm or finer porosity filter, and use the clear filtrate as the Assay preparation. Chromatographic system —The liquid chromatograph is equipped with a 280-nm detector and a 4.6-mm × 10-cm column that contains 5-µm packing C18. The flow rate is about 1 mL per minute. Chromatograph the Standard preparation, and record the peak responses as directed under Procedure : the column efficiency determined from the analyte peak is not less than 1800 theoretical plates, the tailing factor is not more than 2.0, and the relative standard deviation for replicate injections is not more than 1.0%. Procedure—Separately inject equal volumes (about 10 µL) of the Standard preparation and the Assay preparation into the chromatograph, record the chromatograms, and measure the responses for the major peaks. Calculate the quantity, in mg, of C11H12Cl2N2O5 in the portion of Chloramphenicol

Giúp mình với, hôm nay minh định lượng B1 = CDDT nhưng lấn 1 thì đạt nhưng càng chuẩn hàm lượng càng hạ, gần điểm tương đương có tủa trắng, không biết có ảnh hưởng gì không?

CDDT = Chuẩn độ điện thế??? Bạn nói rõ điện cực sử dụng là gì không? Mẫu của bạn là mẫu gì. Theo như bạn kể có thể điện cực bị nhiễm bẩn đó:hutthuoc(

bạn cần nói rõ vitamin B1 ở dạng gì (thiamin hydrochloride, thiamin nitrate) theo mình thấy ở lab của mình vẫn chuẩn độ định lượng cho kết quả tốt. khi thực hiện chuẩn độ bằng máy chuẩn độ điện thế bạn cần chú tốc độ cho thuốc thử vào (DV), độ nhiễu đường nền … đặc biệt đây là phản ứng có tạo kết tủa nên nếu bạn để tốc độ khuấy của máy khuấy từ quá cao sẽ làm giảm độ nhạy của đầu dò, do vậy bạn cần phải tính trước điểm tương đương sẽ tương ứng ở thể tích nào để thiết lập cho máy khảo sát kỹ hơn ở xung quanh điểm tương đương (DV nhỏ), và tốc độ máy khuấy từ cũng nhỏ.

ở lab mình dùng máy Schott, mettler vẫn làm bình thường theo phương pháp sau:

Hòa tan 0,140 g chế phẩm trong 5 ml acid formic khan (TT), thêm 70 ml acid acetic khan (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,1 N. Xác định điểm kết thúc bằng phương pháp chuẩn độ điện thế. Làm mẫu trắng song song trong cùng điều kiện. 1 ml dung dịch acid percloric 0,1 N tương đương với 16,37 mg C12H17N5O4S.

bạn cho biết hiện đang sử dụng máy CDDT hiệu gì ?. và đưa các thông số method bạn cài đặt cho mình, mình sẽ tìm hiểu nguyên nhân chính xác hơn.