Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Bổ dung mục bạn Tieulytamhoan đã trả lời. Em xem owr đây có tiếng Việt:

Các bạn ạ!Phức chất là một nghành vô cơ rất hay ho và bổ ích!Ứng dụng của nó sử dụng trong việc dùng làm xúc tác cho các pứ tưởng chừng như không thể nhưng lại có thể khi sử dụng nó, đấy là riêng về vấn đề nghiên cứu không thôi nhé, còn ứng dụng trong sinh học thì không thể kể hết đâu.Dù vấn đề này có vẻ như khó nhằn với bậc trung học phổ thông nhưng các bạn hãy cùng mình học hỏi và nghiên cứu nhé!Vốn kiến thức của mình còn hạn hẹp, xin các bạn chỉ giáo nhiều!Vấn đề đầu tiên nhé!Có bạn nào biết cách phân biệt Phức chất và Muối kép không?

Bạn sai ròi!Mấy trường hợp lai hoá của phức chất ấy thì phải giải thích tuỳ theo phối tử liên kết với nó mà!Xem lại thuyết trường tinh thể của phức chất ấy thì rõ ngay thôi!

Theo moi nghĩ thì muối kép khi hòa tan sẽ phân ly ra tất các ion dương và ion âm của muối (VD như muối Morh khi hòa tan sẽ fân ly ra Fe2+, NH4+ & (SO4)2-); còn fức (fức ở đây đương nhiên là fức bền đúng không toi?) thì khi tan trong dd sẽ phân ly ra ion dương và ion âm ít hơn muối kép; tất nhiên sẽ có trường hợp nhìu hơn vì cấu tạo fức rất fức tạp, nhìu loại fức là dd điện ly khác 1:1.VD như [Pt(en)2Cl2]5[Pt(SO4)2X4]2 là chất điện ly 5:2 —> moi ko thể trả lời 1 cách tổng quát được. Túm lại ý của moi là tùy thuộc vào từng cặp muối kép & fức ta muốn xét mà đưa ra cách tiến hành cụ thể; nếu tổng quát thì moi đề nghị phương pháp đo độ dẫn. Mong toi, các a chị & các bạn cho ý kiến.

Em cũng đồng ý với ý đó, nghĩa là muối kép khi tan trong nước sẽ phân li ra tất tần tật các ion trong phân tử muối, nhưng phức chất khi tan trong nước thì nó sẽ không phân li ra các ion đơn giản nhất. VD: Ag(NH3)2Cl <–> Ag(NH3)2+ + Cl-

Thì thực tế là dùng thuyết trường tinh thể nên mình mới nói đến hiệu ứng Jan-telơ, nhưng cái mình muốn nói là muốn “gò” cái phức này theo thuyết VB thì chỉ có cách trên thui!

Muốn xem là phức hay kép thì ta cứ xét cái ion phức có thể tồn tại ko thui, mà muốn biết thì cứ…handbook ! Thêm 1 câu nha: ion NO3- có thể tạo phức ko?

Bạn nói buồn cười thế, theo thuyết hoá trị thì phải có cặp e trống thì có thể tạo phức mà!từ đó mà suy ra thôi

Mà từ từ đã, Câu hỏi đầu bài của mình các bạn trả lời không hiểu ý hết rồi! ý của mình là nếu chẳng hạn cho ct bất kì thì có thể đoán đâu là muối kép, đâu là phức được không cơ Cho mình xin ý kiến chút được không: Các bạn nghĩ sao về axit, bazo cứng, mềm?

Mình thấy câu hỏi về phân biệt muối kép với phức đã được mấy cu trên kia trả lời hoàn hảo rồi mà. Do câu hỏi này ko cụ thể nên trả lời bằng cách dựa vào dung dịch điện ly là ổn.

Còn câu hỏi về acid base cứng mềm (HSAB theory) thì bạn muốn cho ý kiến gì !? Các câu hỏi này quá chung chung, đến nổi nếu hứng lên thảo luận thì vài trang word là chuyện nhỏ ! hix :bidanh(

Cũng đã có một vài topic nâng cao liên quan đến HSAB theory trong mục Kiến thức hữu cơ của đại học, bạn tham khảo thêm để có câu hỏi chi tiết hơn nhé ! Thân chào !

:nghimat (

Nếu xét về lý thuyết thì chắc ăn nhất là tra handbook hoặc dựa vào các thuyết như thuyết trường phối tử, để xét khả năng tạo liên kết được không, hình dạng gì…

Còn nếu làm thực nghiệm thì dựa vào yếu tố trong phức chất là liên kết cộng hoá trị, trong muối kép là liên kết ion, và liên kết ion thì bền hơn liên kết cộng hoá trị nhưng trong dung dịch thì liên kết ion dễ phản ứng hơn, dựa vào điều này ta có thể đo độ điện ly hoặc thực hiện phản ứng trao đổi, chẳng hạn nếu muốn biết F là ligand hay ion thì cho phản ứng với AgNO3, nếu có tủa ngay lập tức thì đó là ion. Trong vô cơ người ta có rất nhiều muối dùng để test những phản ứng loại này.

Các bro vô cơ cho ý kiến thêm!

Thân

Như moi đã nói, trong trường hợp tổng quát thì đo độ dẫn là OK nhất. Các trắc nghiệm như tigerchem nói ko fải là ko OK nhưng chỉ xài được trong những trường hợp cụ thể nên mình ko nói trong fần trả lời ở trên.

Còn cách nói greendaw91 dựa vào các cặp e hóa trị mà suy ra đó có fải là fức hay ko thì moi ko tán đồng lắm vì hóa học như mọi người bít là 1 môn khoa học thực nghiệm. Nếu toi fát hiện được 1 chất và muốn bít đó có fải là fức hay ko thì chẳng nhẽ toi fải xác định cặp e ấy?! —> hoặc cách nghĩ của toi thuần lý thuyết quá hoặc toi hỏi chưa rõ ràng greendaw91 ạ!

Tớ thấy câu hỏi đó là rõ ràng rồi còn gì!Có nghĩa là khi người ta cho một công thức chung chung thì cách tốt nhất để biết đâu là phức, đâu là muối kép là gì!Còn câu trả lời của tớ về vấn đề NO3 cũng rõ ràng là giải thích theo thực nghiệm mà bạn, theo thực nghiệm thì hình như N trong NO3 không tạo phức bởi lẽ nó không còn cặp e nào để cho cả, còn O trong NO3 thì có thể tạo phức trong một số trường hợp đó chứ!!!

haha, bạn nên suy nghĩ kĩ đi, vì một khi toàn thể anh em đều cho rằng câu hỏi của bạn vô lý, ko rõ ràng (mình đã đọc thấy câu hỏi này ở cả bên olympiavn.org ; hix) thì lẽ dĩ nhiên bạn cũng phải có chút suy nghĩ gì lại về câu hỏi mình đặt ra chứ ! Mình thấy CV của bạn ghi rõ là 16 tuổi, nếu đúng thực, đây ko phải là tuổi … mà chỉ đơn thuần là tuổi tiếp thu chủ yếu !

Bạn đã bao giờ biết qua hữu cơ chưa, đã biết qua đồng phân và đồng đẳng chưa ! Nếu biết, bạn có chắc là tôi cho một công thức tổng quát chung chung nào đó CxHyOzNk, rồi tôi hỏi bạn đây là rượu, hay là amide, hay là ester, hay chỉ đơn thuần là hydrocarbon, hix ! Bạn trả lời được tôi tôn bạn làm thiên tài !

Đừng bao giờ ngộ nhận theo kiểu “nhìn vô là biết nó là gì”, hix !

Topic này dần trôi về sau càng … nhảm nhí ! Hi vọng moderator của box sẽ làm việc với topic sao cho hợp lí nhất !

Còn câu trả lời của tớ về vấn đề NO3 cũng rõ ràng là giải thích theo thực nghiệm mà bạn, theo thực nghiệm thì hình như N trong NO3 không tạo phức bởi lẽ nó không còn cặp e nào để cho cả, còn O trong NO3 thì có thể tạo phức trong một số trường hợp đó chứ!!!

Lại lập luận suông và gán vào một câu “theo thực nghiệm” ! Bạn đã học một tiết chính khóa nào về phức chất chưa, và bạn đã biết có những phối tử tạo phức bằng electron liên kết hoặc orbital phản liên kết chưa ! Nếu nói như bạn chắc ethylene hay dẫn xuất của nó vô phương tạo phức nhỉ , dẫn tới tổng hợp polymer bằng con đường phức chất Zigler - Natta cũng ko tồn tại nhỉ ! hix !

Tóm lại một lời khuyên chân thành cho chủ topic: Nên học hỏi tiếp thu nhiều hơn trong lứa tuổi phổ thông !

Thân chào !

Anh mới buồn cười ý :sangkhoai . NO3- hoàn toàn có thể tạo phức :art ( . Phải xem lại khái niệm phức chất là gì thì sẽ rõ 1 chất có thể tạo phức hay ko :treoco ( . VD như PbNO3+ là phức đó thôi :die (

Giải quyết cái câu NO3- nhá, nó tạo phức đấy chứ không phải là không đâu, và tất nhiên nếu theo VB thì nó có cặp e tự do rồi!Còn nếu không thì mình đưa hẳn cái phức của nó ra cho khỏi bảo là…điêu:H[Au(NO3)4]

Cái axit bazo cứng hay mềm này ấy, thực tế hình như trong chem đã nói rồi, nhưng mình ko nhớ nó nằm ở chỗ nào, anh BM có thể cung cấp giúp em cái link đc ko anh?Những phần này thuộc ĐH chính thống,mình nghĩ ko cần phải nghiên cứu làm gì cho mệt óc! :liemkem ( Tiếp tục về phức nào: theo thuyết Trường tinh thể thì cách phân loại phối tử theo trường mạnh và theo trường yếu như thế nào? Phối tử có trường mạnh liên kết với ion trung tâm có mạnh hơn phối tử trường yếu ko?

số lượng spin ở cấp ba cứ tạm chấp nhận là sự tự quay quanh trục của e( giống như trái đất chúng ta vậy) nhưng ko có sự tự quay nào ở e hết –> mà đó là một nghiệm thu được từ việc đi giải phương trình hàm sóng–>muốn bít rõ hơn thì tìm sách hóa họ lượng tử mà đọc

hơ sao cái nguyên lí pauli phát biểu có đoạn : " hai e chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh truc riêng của mỗi e" ~~

1)giải thích tại sấocc trạng thái tập hợp ,màu sắc, nhiệt độ nóng chảy ,nhiệt độ sôi,…của các nhóm halogen biến đổi có quy luật? 2) tại sao phản ứng h2o+F2+Br2–>HF+HBrO3 mà không tạo ra HBro, HBro2,HBrO4